5 tác dụng cực quý của Hoàng Kỳ mà bạn chưa biết, trong đó có ngừa ung thư

Hoàng kỳ là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời. Theo Đông y, hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh Phế, Tỳ, có tác dụng bổ khí, lợi tiểu, ngừa ung thư.

5 tác dụng cực quý của Hoàng Kỳ, trong đó có ngừa ung thư
Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ, có tác dụng bổ nguyên khí, tăng cường chức năng của các tạng phủ, trị suy nhược cơ thể.

Hoàng kỳ là vị thuốc được nghiên cứu và nhắc tới trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” do Giáo sư Đỗ Tất Lợi viết. Trong đây, hoàng kỳ có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu.

Tên khoa học của loại cây này là Astragalus membranaceus Bge thuộc họ đậu, được trồng ở nhiều vùng của nước ta để sử dụng cho các bài thuốc trị bệnh. Cách sử dụng phổ biến thường là phơi khô, dùng để sắc thuốc cùng các vị thuốc khác hoặc làm nguyên liệu nấu súp, ngâm trà.

5 tác dụng cực quý của Hoàng Kỳ, trong đó có ngừa ung thư
Hoa Hoàng Kỳ

Trên thực tế, rễ hoàng kỳ được ví như “anh em sinh đôi” của nhân sâm bởi về bề ngoài có nhiều điểm tương đồng và những lợi ích cho sức khỏe. Rễ loại cây này được sấy khô, thái lát hoặc nghiền thành bột, dùng để ngâm như trà hoặc cho vào nước dùng các món hầm. Giá hoàng kỳ chỉ từ 180.000 – 300.000 đồng/kg, rẻ bằng 1/10 nhân sâm nên được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y.

Công dụng của cây Hoàng Kỳ đối với sức khỏe

Ổn định đường huyết

‏Các bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc cũng thường kê rễ hoàng kỳ như một loại thảo mộc kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã phân tích 13 nghiên cứu về tác dụng của hoàng kỳ đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kết quả cho thấy hoàng kỳ giúp làm giảm lượng đường cao trong máu nếu dùng hàng ngày. ‏

Quả Hoàng Kỳ
Quả Hoàng Kỳ

‏Một số hợp chất thực vật như flavonoid và polysaccharides được chứng minh có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí y tế Ethnopharmacology năm 2016.

‏Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong hoàng kỳ có khả năng đẩy lùi chứng xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là tình trạng xơ cứng động mạch và tích tụ mảng bám gây nguy cơ đau tim. Các thử nghiệm cho thấy lợi ích bảo vệ tim, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch của loại rễ cây này.

‏Ngừa ung thư

‏‏Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy tác dụng chống ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết của rễ cây hoàng kỳ. Loại rễ này được phát hiện có tác dụng làm thu nhỏ khối u ung thư và ngăn ngừa tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

‏Hoàng kỳ cũng giàu chất oxy hoá, ức chế các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Bên cạnh đó, rễ hoàng kỳ còn có tác dụng tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của hệ thống miễn dịch, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.

Bổ thận

‏Hoàng kỳ được sử dụng như bài thuốc Đông y để hỗ trợ sức khỏe thận. Rễ hoàng kỳ được chứng minh có tác dụng cải thiện tình trạng protein niệu – tình trạng có quá nhiều protein trong nước tiểu. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Pharmacology cho thấy bổ sung rễ cây hoàng kỳ vào chế độ ăn uống có thể cải thiện chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính.‏

Tăng cường hệ miễn dịch

‏Trong rễ cây hoàng kỳ chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút, chữa cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên.‏

Công dụng của hoàng kỳ theo Tây y:

  • Kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Giảm viêm, chống oxy hóa.
  • Tăng cường chức năng gan, thận.
  • Hỗ trợ điều trị huyết áp cao, bệnh tim mạch.

Cách sử dụng hoàng kỳ:

  • Dưới dạng thuốc sắc: Hoàng kỳ 3 – 9g, sắc với nước, uống trong ngày.
  • Dưới dạng thuốc cao: Hoàng kỳ 60g, sắc với nước, cô thành cao, ngày uống 3 – 6g.
  • Dưới dạng viên nang, viên hoàn: Theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng hoàng kỳ:

  • Không sử dụng hoàng kỳ cho người âm hư, hỏa vượng, người có biểu hiện nóng trong, táo bón.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Trong quá trình sử dụng thảo dược không nên sử dụng thâm các loại thuốc như cyclosporine, cortisone, tránh gây kích ứng cũng như giảm thiểu công dụng thuốc.
  • Với trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng hoặc sốt rét người bệnh cũng không nên sử dụng hoàng kỳ.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoàng kỳ:

  • Bài thuốc bổ khí: Hoàng kỳ 30g, đảng sâm 20g, bạch truật 15g, cam thảo 10g. Sắc với nước, uống trong ngày.
  • Bài thuốc điều trị suy nhược cơ thể: Hoàng kỳ 30g, nhân sâm 10g, đương quy 15g, bạch truật 15g, cam thảo 10g. Sắc với nước, uống trong ngày.
  • Bài thuốc điều trị mồ hôi trộm: Hoàng kỳ 30g, bạch truật 15g, đảng sâm 20g, cam thảo 10g. Sắc với nước, uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng và phòng ngừa chứng cảm: Astragalus membranaceus có công dụng tuyệt vời trong điều trị cách bệnh lý liên quan đến hô hấp điển hình là viêm mũi dị ứng. Cách thực hiện đơn giản như sau: Chuẩn bị 15g hoàng kỳ, đại táo 10g, rửa sạch sau đó đam sắc với khoảng 350 – 400ml nước sạch. Để thuốc sôi trong khoảng 15 – 20 phút sau đó đem ra sử dụng. Áp dụng thường xuyên mỗi ngày sẽ cho kết quả cao. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng rễ hoàng kỳ xay nhuyễn và chế thành viên nhỏ khoảng 1- 2g và uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản và ho kéo dài: Với những trường hợp ho nhẹ, viêm phế quản ở giai đoạn đầu sử dụng vị thuốc hoàng kỳ cũng sẽ mang lại kết quả khá khả quan. Cách thực hiện: Chuẩn bị các nguyên liệu như hoàng kỳ, bách bộ, địa long, phơi khô sau đó nghiền nát thành bột và chế biến thành viên nhỏ. Ngày dùng khoảng 4 – 6 viên sẽ cho kết quả tốt. Duy trì trong khoảng 3 – 5 ngày giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
  • Chữa trị viêm da, ung nhọt, nhọt lở loét: Trong trường hợp này người bệnh có thể áp dụng một trong hai bài thuốc sau:

    • Bài thuốc 1: Dùng các dược liệu như hoàng kỳ, kim ngân, cam thảo, đương quy trộn đều và đem sắc thuốc uống mỗi ngày.
    • Bài thuốc 2: Chuẩn bị  nguyên liệu như đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, xuyên khung sắc uống 2 lần/ngày sẽ cho kết quả cao.
  • Bài thuốc trị chứng suy nhược, dễ bị cảm, đầu óc hay quên, tức ngực, hồi hộp. Dùng vị thuốc Astragalus membranaceus điều trị các bệnh lý liên quan đến cảm cúm, tức ngực, cơ thể suy nhược,… vô cùng đơn giản, được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Cách thực hiện đơn giản như sau: Chuẩn bị một số nguyên liệu như, nấm hương, hoàng kỳ, gừng tươi, hành lá, thịt gà. Sơ chế các nguyên liệu chuẩn bị sau đó cho vào nồi xào chín. Trong quá trình nấu bạn nên cho thêm rượu và một chút nước để đảm bảo thực phẩm chín. Đem dùng thực phẩm ăn với cơm mỗi ngày sẽ cho kết quả cao.

Ngoài ra, bạn có thể dùng hoàng kỳ khô để nấu thịt, nấu cháo hoặc chế biến các món ăn bổ dưỡng, hầm cùng thuốc bắc. Liều dùng hoàng kỳ với mỗi bệnh nhân là khác nhau, tuy nhiên không nên dùng lượng quá nhiều mỗi ngày (tối đa 40g hoàng kỳ khô).

Dù khá an toàn với sức khỏe nhưng sử dụng hoàng kỳ trong thời gian dài vẫn có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho người bệnh. Vì thường sử dụng chung với các loại thuốc, thảo dược khác nên tác dụng phụ của hoàng kỳ khó được xác định. Để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo.

Tác dụng của hoàng kỳ là tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, do vậy nó có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc như cyclosporine hay cortisone. Nên tránh sử dụng kết hợp các loại thuốc này, nếu cần uống thuốc hãy ngưng sử dụng hoàng kỳ.

Cao dược liệu (tổng hợp)