5 bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm cau

Trong Đông y sâm cau được coi là một vị thuốc bổ thận, tráng dương, thường dùng chữa liệt dương, ho, đi ngoài lỏng, đau bụng…

Ngải cau, địa tông căn, độc cước tiên mao, hải nam sâm là những tên gọi khác nhau của sâm cau rừng. Vị thuốc có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn thuộc họ Thủy tiên.
Sâm cau là một loại dược liệu quý và khá phổ biến ở nước ta

1. Đặc điểm của sâm cau

Sâm cau còn có tên gọi khác là ngải cau, tiên mao. Tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn. Thuộc họ Tỏi Hypoxidaceae. Sâm cau là một loại cỏ cao 40cm hay hơn, thân ngầm hình trụ dài. Lá hình mác hẹp hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau.

Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Ngoài ra, còn thấy mọc cả ở Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines…

Bộ phận dùng rễ rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc.

2. Công dụng và liều dùng của sâm cau

Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh, một số vùng dân tộc ít người ở nước ta dùng rễ cây này làm thuốc bổ cho nên mới gọi là sâm, vì lá giống lá cau cho nên có tên sâm cau. Tại Ấn Độ, rễ cây này cũng được coi là một vị thuốc bổ.

Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa…

Ngoài ra, người ta còn dùng sâm cau chữa ho, trĩ, vàng da, đi ngoài lỏng, đau bụng… Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét.

Uống trong: Mỗi ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

3. Sâm cau có mấy loại?

Có rất nhiều loại sâm cau được lưu hành trên thị trường. tuy có cùng tên gọi nhưng dược tính và công dụng của chúng có rất nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, người dùng phải biết phân biệt và thận trọng trong quá trình sử dụng.

Cây sâm cau đen

Cây sâm cau đen hay còn được gọi là sâm cau tiên mao – là loại thảo dược được sử dụng phổ biến nhất. Nhìn từ bên ngoài, sâm cau đen có phần vỏ màu nâu đen, thân có phân đốt rõ ràng.  Phần củ sần sùi bao gồm nhiều rễ phụ nhỏ mọc ra từ phân chính. Càng về cuối thì rễ phụ càng nhiều.

Cây sâm cau đen hay còn được gọi là sâm cau tiên mao
Cây sâm cau đen hay còn được gọi là sâm cau tiên mao

Thông thường, củ rễ sâm cau đen thường được thu hoạch khi đủ 4 năm tuổi trở lên. Lúc này, cây cho dược tính và công dụng ở mức tốt nhất.

Vì bị khai thác tràn lan, hiện sâm cau đen đã được đưa vào danh mục những loại thảo dược cần được bảo tồn và khai thác hợp lý.

Cây sâm cau đỏ

Rễ cây sâm cau đỏ thực chất là rễ cây bồng bồng. Loại cây này có đặc điểm khác hoàn toàn với cây sâm cau thật. Rễ cây bồng bồng có phần củ nhẵn bóng, vỏ và phần thịt bên trong màu đỏ. Loại cây này có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc.

Rễ cây sâm cau đỏ thực chất là rễ cây bồng bồng
Rễ cây sâm cau đỏ thực chất là rễ cây bồng bồng, hoàn toàn không có tác dụng đối với sinh lý nam
Phân biệt sâm cau thật và rễ cây bồng bồng
Phân biệt sâm cau thật và rễ cây bồng bồng

Đặc biệt, chúng hoàn toàn không có tác dụng đối với sinh lý nam. Thậm chí, phần vỏ củ sâm cau đỏ còn có độc. Nếu không sơ chế cẩn thận sẽ mang đến nhiều nguy hiểm cho người dùng.

Vì vậy, người trong giới thường ngầm định với nhau sâm cau đỏ là sâm cau giả.

Cây sâm cau trắng

Theo quan niệm dân gian, phàm là những vật có màu sắc đặc biệt thường rất quý hiếm và có công dụng siêu việt. Lợi dụng điểm này, những thương lái mang vào thị trường sản phẩm sâm cau trắng quý hiếm. Từ đó đẩy giá loại thuốc này lên mức không tưởng.

Cây sâm cau trắng có thực sự tồn tại
Cây sâm cau trắng có thực sự tồn tại

Theo các dược sĩ chuyên khoa, sâm cau trắng thực chất là phần thịt của cây bồng bồng đã được gọt vỏ và sơ chế để chúng có mang màu trắng bắt mắt nhằm đánh lừa người dùng.

Sự thật về cây sâm cau trắng và sâm cau đỏ: Không hề có 2 loại thần dược này như nhiều người vẫn tưởng, chỉ có sâm cau đen mới là thuốc thật.

4. Cách sử dụng sâm cau

Sâm cau có thể được sử dụng tươi hoặc phơi khô.
Sâm cau tươi: Rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô hoặc sấy nhẹ.
Sâm cau khô: Ngâm nước ấm cho mềm, thái lát mỏng, dùng nấu cao, sắc thuốc,…
Liều dùng sâm cau thường dùng là 6 – 12g/ngày.

5. Bài thuốc có sâm cau

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc có sâm cau như sau:

Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau thái mỏng, sao vàng 100g, thiên niên kiện 10g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong vòng 7 ngày hay hơn. Mỗi ngày uống hai lần, vào trước bữa ăn chính, mỗi lần một chén nhỏ chừng 25-30ml.

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sâm cau 20g, sâm bố chính, trâu cổ, câu kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, ba kích, phá cố chỉ mỗi thứ đều 12g; nữ trinh tử, ngũ gia bì mỗi thứ 8g. Tất cả làm 1 thang cho 1 lít nước vào sắc còn 300ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Chữa hen, tiêu chảy: Rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng. Dùng 20g, nấu với 250ml nước, sắc còn 50ml, uống một lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc 20g sâm cau hãm nước uống trong ngày.

Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân: Rễ sâm cau, hà thủ ô, hy thiêm thảo, mỗi thứ 20g, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 7 – 10 ngày (hoặc càng lâu càng tốt).

Trĩ nội chảy máu: Sâm cau 20g, đẳng sâm 8g, huyền sâm 20g, trắc bách thán sao 15g, cỏ nhọ nồi 20g, cát căn 15g, thăng ma 8g. Sắc uống chia 2 lần sáng chiều, sau ăn.

6. Lưu ý khi sử dụng sâm cau

  • Sâm cau có tính ấm, nên những người có cơ địa nóng, sốt, táo bón không nên dùng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng sâm cau.
  • Sâm cau có thể tương tác với một số loại thuốc, nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Sâm cau là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

7. Giá bán rễ sâm cau trên thị trường

Sâm cau tươi: 70.000-120.000 VNĐ/ 1 kg
Sâm cau khô: 250.000-400.000 VNĐ/ 1 kg
Trên đây là những thông tin hữu ích về cây sâm cau cho người dùng. Mong rằng với những chia sẻ trên của dominoshop.vip, người tiêu dùng đã có thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm để tránh mua phải hàng giả. Chúc bạn đọc thành công!

Nguồn: cao dược liệu