Cây bồ công anh và 7 bài thuốc chữa bệnh mà bạn nhất định phải biết

Bồ công anh là một vị thuốc đầu bảng trong lĩnh vực thanh nhiệt giải độc của Đông y có tác dụng tiêu độc, kháng viêm…

Cây bồ công anh (hay còn gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác, rau lưỡi cày) có tên khoa học là Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae.
Cây bồ công anh (hay còn gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác, rau lưỡi cày) có tên khoa học là Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae.

Đặc điểm sinh học của cây bồ công anh

Bồ công anh thuộc loài cây họ cúc. Thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá có nhiều hình dạng: Lá ở phía dưới to và dài hơn, dài khoảng 30cm, rộng 5-6cm, gần như không cuống, có răng cưa lớn xen lẫn răng cưa nhỏ, sâu, thưa, không đều – tựa như xẻ thùy, đầu chót nhọn;

Lá ở phía giữa và phía trên ngắn và hẹp hơn; lá ở ngọn giống như mũi mác, mép nguyên, không chia thùy. Bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. Hoa màu vàng rực rỡ.

Loại cây này có thể nhận biết thông qua những đặc điểm sau:

  • Thân cây nhỏ mọc thẳng, cao từ 1 – 3m, lớp vỏ nhẵn. Phần thân không có cành hoặc rất ít cành.
  • Lá cây có nhiều hình dạng. Bên trong thân và lá cây có nhựa màu trắng sữa, vị đắng.
  • Hoa có màu tím hoặc vàng. Hoa màu tím được gọi là “tử hoa địa đinh”, còn hoa màu vàng là “hoàng hoa địa đinh”. Cả 2 loại đều được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền.
  • Đây là loài cây dại khá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên có thể tự trồng tại nhà bằng hạt để lấy hoa và lá làm thuốc chữa bệnh. Thời điểm thích hợp để trồng cây là vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10.

Phân bố : Thường mọc hoang ở những vùng núi cao như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt và mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.

Thu hái – sơ chế : Thông thường cây được thu hoạch vào khoảng từ tháng 4 đến tháng năm là thời kỳ cây có vị đắng mạnh. Người thu hoạch sẽ chọn cây nhỏ có lá dài, thân và cành có màu tím. Sau đó đem cây phơi vào bóng râm cho khô.

Để làm thuốc, lá bồ công anh hái về dùng tươi hoặc dùng khô. Có thể dùng cả cây, cả rễ, cắt nhỏ phơi khô, bảo quản dùng dần.
Để làm thuốc, lá bồ công anh hái về dùng tươi hoặc dùng khô. Có thể dùng cả cây, cả rễ, cắt nhỏ phơi khô, bảo quản dùng dần.

Bào chế thuốc : Thông thường cây sau khi thu hoạch sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó được bảo quản để dùng dần.

Bảo quản : Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng khí, tránh mối mọt

Thành phần hóa học : Bồ công anh gồm rất nhiều thành phần như: Taraxasrerol, Inulin, Pectin, Choline, Fructose, Glucose, Sucrose

Vị thuốc bồ công anh

Tính vị : Cây thuốc có vị ngọt, tính bình, không độc

Quy kinh : Kinh can, kinh vị

Tác dụng dược lý và chủ trị của bồ công anh : Có tác dụng tán sưng tiêu ung, thanh nhiệt, giải độc, điều trị trong trường hợp viêm nhiễm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiểu, u nhọt sưng tấy, viêm amidan cấp tính.

Cách dùng và liều lượng : Mỗi ngày dùng từ 12 đến 40g. Bên ngoài thường hay giã và đắp lên vùng sưng đau. Dùng bên trong thì còn tùy vào yêu cầu của bài thuốc.

Trà bồ công anh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Trà bồ công anh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Độc tính : Bệnh nhân bị chứng thấp nhiệt ung độc thì không nên dùng. Không dùng cho người bị ung thư thuộc hư hàn âm.

Cây bồ công anh trị bệnh gì?

Đây là loại dược liệu chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe con người như vitamin E, vitamin A, vitamin C, vitamin B9, B2, B6,… Ngoài ra, thành phần của cây còn có các loại kháng chất và hợp chất hữu cơ mang lại tác dụng chữa bệnh vượt trội. Dưới đây là một số bệnh thường được hỗ trợ điều trị bằng loại dược liệu quý này.

Bồ công anh giúp điều trị các bệnh về da

Cây thuốc này có thể hỗ trợ chữa các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn như ghẻ, eczema,… Bởi vì nhựa từ thân và lá của loài cây này có tính kiềm cao nên sử dụng để sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm rất hiệu quả.

Diếp hoang hỗ trợ điều trị bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng dược phẩm hoặc các vị thuốc làm từ cây diếp hoang để hỗ trợ điều trị. Thành phần của loài cây này có công dụng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, loại bỏ lượng đường dư thừa hay bị tích tụ trong thận.

Phòng ngừa bệnh ung thư

Theo Y Học Cổ Truyền, loại cây này có khả năng phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển tế bào ung thư trong các hệ thống cơ quan như vú, gan, ruột kết, dạ dày,… Phần gốc và rễ cây đồng thời có tác dụng kháng hóa trị liệu, giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.

Cải thiện chức năng gan

Cây thuốc này giúp kích thích gan một cách tự nhiên, cải thiện chức năng, đồng thời làm giảm mức độ chất béo dư thừa lưu trữ trong gan và chống stress oxy hóa. Các hoạt chất trong cây cũng hỗ trợ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái lập hydrat và cân bằng điện giải.

Kích thích thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa tốt

Diếp hoang là dược liệu hữu hiệu để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, kích thích thèm ăn. Phần rễ cây giàu chất xơ prebiotic inulin giúp giảm táo bón, tăng cường chuyển động của ruột. Trong khi thành phần gồm nhiều chất xơ, chất nhầy và chất oxy hóa có công dụng rất tốt trong việc điều trị táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ và viêm ruột thừa.

Tác dụng lợi tiểu hiệu quả

Rễ của loại cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc làm tăng tần suất và tỷ lệ bài tiết nước tiểu. Đặc tính của các hoạt chất trong phần rễ cây giúp kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi cho hệ tiết niệu, đồng thời ức chế sự hình thành của vi khuẩn có hại.

Tùy thuộc vào sức khỏe, tuổi tác mà bạn nên uống loại trà này với liều lượng phù hợp. Một người tốt nhất nên sử dụng từ 9 – 12g/ngày.
Tùy thuộc vào sức khỏe, tuổi tác mà bạn nên uống loại trà này với liều lượng phù hợp. Một người tốt nhất nên sử dụng từ 9 – 12g/ngày.

7 Bài thuốc chữa bệnh từ bồ công anh

Chữa hói đầu

Bồ công anh 150g, đậu đen 500g. Sắc kỹ lấy nước, lọc bỏ bã, cho đường phèn vừa đủ vào, cô lại cho khô. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 50g.

Thuốc uống thông sữa

Bồ công anh 60g tươi, rửa sạch, thêm ít muối xay, lọc lấy nước uống, bã thuốc bọc trong vải sạch đắp lên vú. Thường chỉ dùng 2 thang là hiệu nghiệm.

Chữa mụn trứng cá

Bồ công anh 15g, sơn tra 12g, kim ngân hoa 15g, chỉ xác sao 10g, hổ trượng 12g, đại hoàng tẩm rượu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng 1 lần tối 1 lần.

Chữa viêm dạ dày

Bồ công anh 30g, nhục quế 5g, cam thảo 6g, hoàng bá 10g, chung nhũ thạch 30g. Nghiền chung thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.

Chữa đau mắt đỏ

Bồ công anh 40g, dành dành 12g. Sắc uống trong ngày.

Thuốc chữa quai bị

Bồ công anh tươi 30g, giã đắp lên chỗ đau.

Hỗ trợ chữa viêm gan cấp tính

Bồ công anh 20g, xa tiền tử 10g, nhân trần 30g, bản lam căn 15g, tử thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang , chia 2 lần sáng 1 lần tối 1 lần.

Một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc bồ công anh

Việc sử dụng cây thuốc nếu không cẩn trọng có thể gây ra một vài tác dụng phụ nư nôn mửa, viêm túi mật, viêm da… Chính vì vậy cần hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng. Không sử dụng bồ công anh cho một số đối tượng như:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ
  • Người có dấu hiệu mẫn cảm khi tiếp xúc với bồ công anh.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, suy tim….
  • Người bị hội chứng ruột kích thích, tắc nghẽn ống mật, tắc ruột, dị ứng nhựa cao su
Tùy thuộc vào sức khỏe, tuổi tác mà bạn nên uống loại trà này với liều lượng phù hợp
Tùy thuộc vào sức khỏe, tuổi tác mà bạn nên uống loại trà này với liều lượng phù hợp

Bồ công anh có tác dụng điều trị nhiều bệnh và có thể dùng để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên việc sử dụng cũng có khả năng xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, người dùng cần hết sức cẩn trọng và nghiên cứu thật kĩ để tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

Cao dược liệu dominoshop.vip tổng hợp