Inamori Kazuo và 12 Triết lý kinh doanh mà các CEO không nên bỏ qua

Nhắc đến Inamori Kazuo, người ta vẫn nhắc cha đẻ của hãng công nghệ đình đám Kyocera, đồng thời là một nhà văn hóa kiệt xuất của xứ sở hoa Anh Đào. Trở thành biểu tượng trong kinh doanh bởi triết lý “ngược đời” và tư tưởng làm người mẫu mực, Inamori Kazuo chính là biểu tượng cho giới kinh doanh khu vực Á Đông, khi một mình một tay vực lại Japan Airlines sống dậy bên bờ vực của phá sản.

Ông có 12 triết lý kinh doanh rất sâu sắc giúp ông gặt hái được nhiều thành công. Những triết lý này ngay cả tỷ phú Trung Quốc Jack Ma cũng phải ngưỡng mộ.

1. Làm rõ mục đích, và nhiệm vụ/sứ mệnh của đơn vị/tổ chức

Clearly State the Purpose and Mission of Your Business.

Doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục đích, sứ mệnh của việc kinh doanh. Điểm cần chú ý là mục đích này cần vượt qua lợi ích cá nhân, không vụ lợi nhỏ nhen ích kỷ, nó phải chính đáng, đúng đắn, cao cả.

2. Đặt mục tiêu cụ thể

Set Specific Goals
Mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng cả về số lượng và thời gian, có thể hình dung mục tiêu với một con số chính xác.

Không chỉ dừng lại ở mục tiêu chung của công ty, các bộ phận, tổ chức nhỏ, thậm chí ngay trong từng nhân viên cũng cần có mục tiêu cụ thể riêng. Xét về việc xây dựng plan kinh doanh, doanh nghiệp cần vạch ra mục tiêu năm, quý, tháng,… rõ ràng.

3. Nuôi dưỡng khát vọng mãnh liệt

Keep a Passionate Desire in Your Heart 

Khát vọng phải mạnh mẽ để thấm vào tiềm thức. Sức mạnh của tiềm thức là vô cùng lớn. Nếu tận dụng sức mạnh này thì có thể phát triển hơn nữa.

4. Phấn đấu nỗ lực hơn người

Strive Harder than Anyone Else

Luôn làm việc và nỗ lực hết sức mình hơn bất kỳ ai khác, luôn siêng năng, chăm chỉ hàng ngày, không nề hà những công việc tẻ nhạt.

5. Tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí

Maximize Revenues and Minimize Expenses

Mỗi ngày cần có những thay đổi, sáng kiến, không ngừng kiên cường nỗ lực  để tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Đừng theo đuổi lợi nhuận mà hãy để nó đi theo nỗ lực của bạn.

VD: Khi đơn đặt hàng tăng gấp 2 lần so với kỳ trước, nhiều doanh nghiệp sẽ tăng *2 lần chi phí đầu vào (nhân công, máy móc, nguyên liệu,…) là lẽ dĩ nhiên. Nhưng khoan, hãy nên hạn chế mức tăng đến khoảng nào đó (~ dưới 25%) và tìm cách làm việc hiệu quả hơn.

 

6. Quyết định giá cả là công việc của người quản lý

Giá cả là trách nhiệm của BOD (ban quản lý cấp cao) – để tìm ra một điểm mà khách hàng hài lòng và công ty thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Giá cả là trách nhiệm của BOD (ban quản lý cấp cao) – để tìm ra một điểm mà khách hàng hài lòng và công ty thu được nhiều lợi nhuận nhất.

Có vô số cách để đặt giá: bán số lượng lớn với giá thấp với tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn hoặc đặt giá cao hơn với số lượng bán ít hơn để đạt được tỷ suất lợi nhuận lớn hơn và bất kỳ cách nào ở giữa. Do đó, bạn có thể nói rằng việc định giá phản ánh tư duy quản lý.

Giá phải được định sau khi xác định chính xác giá trị thị trường của sản phẩm, sau đó tìm ra một điểm mà tại đó “đơn vị bán” * “tỷ suất lợi nhuận” => tổng lợi nhuận cao nhất. Điểm này là mức giá tối đa mà tại đó khách hàng vẫn sẽ hài lòng khi mua sản phẩm.

Không phải người quản lý bán hàng — chứ chưa nói đến nhân viên bán hàng — là người nên tìm ra điểm này. Thay vào đó, nó nên là công việc của quản lý cấp cao. Đây phải là nguyên tắc chung cho việc định giá.

7. Kinh doanh thành bại là quyết định bằng sức mạnh ý chí

Success Is Determined by Willpower
Business management requires a persistent, “rock-piercing” will (Công việc quản lý doanh nghiệp đòi hỏi một ý chí kiên trì, “xuyên đá”)

Trong điều hành doanh nghiệp, một khi đã đặt ra mục tiêu thì nhà quản lý phải có ý chí và quyết tâm cao độ để đạt được mục tiêu đó đến cùng.

Một điểm thiết yếu ở đây là cần phải đạt được sự đồng cảm từ nhân viên của mình. Các mục tiêu quản lý ban đầu được tạo và thiết lập bởi người quản lý cao nhất. Đồng thời, điều rất quan trọng là các mục tiêu phải truyền cảm hứng cho tất cả nhân viên nghĩ rằng “Hãy làm đi!” Nói cách khác, mấu chốt là chuyển đổi ý chí của người quản lý thành ý chí tập thể của tất cả nhân viên.

Tự mình, nhân viên không có khả năng đề xuất các mục tiêu số học cực kỳ thách thức mà chắc chắn sẽ gây khó khăn cho chính họ. Đây là lý do tại sao các mục tiêu phải được ban lãnh đạo cao nhất xác định và phổ biến cho toàn bộ lực lượng lao động.

8. Có tinh thần chiến binh rực lửa

Possess a Fighting Spirit
Quản lý đòi hỏi một tinh thần chiến đấu hơn bất kỳ môn võ thuật nào.

Sự cạnh tranh gay gắt là điều chắc chắn trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, “tinh thần chiến đấu” này không ngu xuẩn, vũ phu. Nó giống như tinh thần chiến đấu mà các bà mẹ có để bảo vệ con của họ.

9. Đối diện mọi thách thức với lòng dũng cảm

Face Every Challenge with Courage
Đừng cư xử như một kẻ hèn nhát (Do not behave like a coward)

Lòng can đảm là cần thiết để đưa ra quyết định. Mọi quyết định đều là đúng đắn nếu quyết định dựa trên nguyên tắc “the right thing to do as a human being”. Thay vì đưa ra quyết định dựa trên các nguyên tắc và điều gì phù hợp với doanh nghiệp, một số nhà quản lý đưa ra quyết định dựa trên việc giải quyết vấn đề một cách thân thiện nhất có thể mà không gây bất hòa. Đó là những thời điểm đặt ra câu hỏi liệu một người quản lý có sở hữu lòng dũng cảm thực sự hay không.

Nếu bạn đưa ra quyết định dựa trên các nguyên tắc, thì ngay cả khi những người khác đe dọa bạn, vu khống bạn trước công chúng hoặc bạn phải đối mặt với những khó khăn khác, bạn sẽ có thể chịu đựng tất cả khi biết rằng bạn đã đưa ra quyết định đúng đắn nhất vì lợi ích của công ty. Điều này là có thể bởi vì bạn sở hữu lòng can đảm thực sự.

10. Luôn làm việc sáng tạo

Always Be Creative in Your Work
Đổi mới và cải tiến liên tục. Hôm nay phải tốt hơn hôm qua; ngày mai phải tốt hơn hôm nay.

Những gì bạn có thể hoàn thành trong một ngày có thể bị hạn chế, nhưng cam kết cải thiện hàng ngày có thể dẫn đến thay đổi đáng kể.

Không lặp lại cùng một hành động theo cùng một cách mỗi ngày. Hãy luôn sáng tạo trong công việc, và các nhà quản lý làm gương, thì trong vòng ba đến bốn năm, công ty chắc chắn sẽ chuyển đổi thành một công ty sáng tạo đang phát triển những sản phẩm mới đáng gờm.

11. Hãy tử tế và chân thành – vị tha

Be Kind and Sincere
Kinh doanh dựa trên quan hệ đối tác và phải mang lại hạnh phúc cho đôi bên.

Không vụ lợi mà hãy giúp đỡ người khác, ngay cả khi phải hy sinh. Hãy nghĩ đến đối phương thay vì chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân. Có câu “Pride brings loss, and humility receives increase” (Khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại). Mặc dù có vẻ như không được hưởng lợi gì từ hành vi quan tâm vị tha của mình đối với đối phương, nhưng sau cùng sẽ đạt được những kết quả tuyệt vời về lâu dài.

12. Luôn tươi sáng và tích cực. Hãy giữ ước mơ và khát vọng trong trái tim trong sáng

Always Be Cheerful and Positive. Hold Great Dreams and Hopes in the Pureness of Your Heart

Dù phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn hay bất lợi như thế nào đi chăng nữa thì điều quan trọng là luôn vui vẻ, hy vọng và tích cực. Một mặt, cần phải có lòng quyết tâm kiên cường làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu của mình; mặt khác, cũng phải tin rằng dù có chuyện gì xảy ra thì vẫn có một tương lai tươi sáng đang chờ đợi.

Nguồn tham khảo: https://www.kyocera.co.jp/inamori/