Thất phu vô tội, hoài bích kỳ tội

Thành ngữ tiếng Trung có câu: Thất Phu Vô Tội, Hoài Bích Kỳ Tội (匹夫无罪,怀璧其罪)

Lão thất phu vốn không có tội, nhưng vì lão sở hữu thứ ngọc quý mà thân phận của lão không xứng đề có được, khiến người ta thèm thuồng để ý, ấy chính là cái tội.

Thất phu vô tội, hoài bích kỳ tội - (匹夫无罪,怀璧其罪 )

Table of Contents

Điển cố

Ngu Thúc có viên ngọc. Ngu Công nghe tiếng muốn lấy, sai người đến cầu.

Ngu Thúc trước không chịu cho. Sau hối lại, nói rằng:

– Tục ngữ có câu: “Kẻ thường dân vốn không có tội, chỉ vì có ngọc bích mà thành có tội”. Ta giữ làm gì hòn ngọc này? Thật là mua tai vạ vào mình.

Rồi liền đem ngọc dâng cho Ngu Công.

Ngu Công đã lấy được ngọc, nghe Ngu Thúc còn thanh gươm báu, muốn lấy nốt, lại cho người đến cầu thanh gươm ấy.

Ngu Thúc giận quá, nói:

– Ngu Công trưng cầu hết cái này, lại đến cái khác. Thật là người vô yêm! Đã là vô yêm, thì tất có ngày hại cả đến thân ta nữa.

Nói rồi, đem quân đi đánh Ngu Công.

Ngu Công thua, chạy ra đất Cung Trì.

Lời bàn:

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: “Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu”, nghĩa là: biết đủ thì không bị nhục nhã, biết dừng thì không gặp nguy hiểm, có thể được lâu bền. Biết đủ và biết dừng là một loại trí tuệ trong nhân sinh quan của mà Vạn Thế Sư Biểu Khổng Tử đã răn dạy nhưng Ngu Công lại không dừng được lòng tham của mình, được voi đòi tiên nên mới dẫn đến họa diệt quốc.

Ngu Thúc có ngọc quý trong tay nhưng biết được lòng tham của quân vương nên dù có rất tiếc nuối vẫn bấm bụng đem dâng cho Ngu Công, ấy là người biết lo xa. Ngu Công có bầy tôi biết điều nhưng tiếc rằng bản thân lại không đủ sáng suốt, vượt lên lòng tham của kẻ phàm phu nên mất cả cơ đồ.