Mất ngủ kinh niên là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải thiện giấc ngủ

Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mãn tính) là tình trạng phổ biến hiện nay với các triệu chứng cơ bản như trằn trọc, khó vào giấc, dễ tỉnh giấc giữa đêm,… Việc mất ngủ trong thời gian dài và không có biện pháp can thiệp có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe như huyết áp, tim mạch, thậm chí là dẫn tới đột quỵ.

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì?

Mất ngủ kinh niên là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ sâu trong thời gian trên 1 tháng. Do vậy, chứng mất ngủ này còn được gọi là mất ngủ mãn tính, trong khi đó những người bị mất ngủ trong thời gian dưới 1 tháng được gọi là mãn ngủ cấp.

mất ngủ kinh niên
Mất ngủ trong thời gian dài khiến người bệnh mệt mỏi, lo âu

Theo các báo cáo y tế gần nhất, có khoảng 23% người Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, trong đó có hơn 50% bị bệnh mất ngủ kinh niên. Trong khi đó, tại Việt Nam, tỷ lệ người đang bị chứng bệnh này làm phiền chiếm khoảng 10-20%.

Cũng theo nhiều chuyên gia thần kinh, tình trạng mất ngủ này có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố về giới tính, độ tuổi, tâm lý, tính chất công việc. Cụ thể như sau:

  • Nữ giới: Có thể do chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố ở thời kỳ mãn kinh. Nhiều chị em đang trong thời kỳ mang thai cũng phải đối mặt với chứng mất ngủ suốt một thời gian dài.
  • Người già: Theo tuổi tác, cơ thể dần lão hóa, sức khỏe cũng suy giảm. Chính sự thay đổi này khiến người lớn tuổi (sau 60 tuổi) thường xuyên mất ngủ, tình trạng này kéo dài gây nên mất ngủ kinh niên.
  • Người có thể chất, tinh thần rối loạn: Sự không ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn, nếu không được can thiệp sẽ dẫn đến mất ngủ mãn tính và gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
  • Người căng thẳng kéo dài: Khi đầu óc thường xuyên căng thẳng sẽ gây ra tình trạng mất ngủ tạm thời. Nếu những giấc ngủ bị gián đoạn nhiều ngày và liên tục lặp lại thì nguy cơ mất ngủ trở thành kinh niên là rất lớn.
  • Người có công việc lệch múi giờ: Những người thường xuyên phải làm việc ca đêm cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ rối loạn giấc ngủ, thậm chí dẫn tới mất ngủ kinh niên.
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị mất ngủ mãn tính
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị mất ngủ mãn tính

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên. Trong đó, các yếu tố liên quan đến bệnh lý, chất lượng cuộc sống, lối sống sinh hoạt là tác nhân chủ yếu.

Yếu tố bệnh lý

Mất ngủ kéo dài, giấc ngủ không sâu thường xuyên phải trằn trọc, khó ngủ lại,… có thể do những bệnh lý sau:

  • Bệnh lý về xương khớp: Thông thường những bệnh lý xương khớp sẽ gây đau nhức vào ban đêm, khiến người bệnh ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc giữa đêm… Các bệnh lý phổ biến nhất là thoái hóa cột sống, loãng xương, thoái hóa khớp,…
  • Bệnh tim mạch: Các vấn đề về tim mạch có thể gây tức ngực, khó thở, khi chúng kéo dài thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên. Bệnh liên quan đến tim mạch thường gây ra tình trạng này là: Huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim…
  • Bệnh về hô hấp: Những vấn đề như hen phế quản, ho kéo dài, khó thở do bệnh lý hô hấp cũng có thể khiến người bệnh tỉnh giấc giữa đêm gây mất ngủ. Khi các bệnh lý kể trên kéo dài sẽ khiến người bệnh quen giấc, rất khó ngủ tiếp khi bị thức nửa đêm, dẫn tới tình trạng mất ngủ mãn tính.
  • Bệnh về tiêu hóa: Các bệnh lý như đau dạ dày, trào ngược, rối loạn tiêu hóa,… cũng khiến giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, ảnh hưởng lớn tới tinh thần và sức khỏe.
  • Bệnh về tiết niệu: Sỏi bàng quang, bàng quang tăng hoạt, phì đại tuyến tiền liệt,… khiến người bệnh thường xuyên phải đi tiểu vào ban đêm, khiến giấc ngủ khó liền mạch dẫn đến tình trạng bệnh lý này.
  • Bệnh tâm thần: Đối tượng bị mắc bệnh tâm thần, tinh thần rối loạn cũng có xu hướng bị mất ngủ, khó ngủ nhiều hơn những người bình thường.
Các bệnh lý về xương khớp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ kéo dài
Các bệnh lý về xương khớp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ kéo dài

Các yếu tố về môi trường sống, tâm lý, chất lượng cuộc sống

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến bệnh lý, mất ngủ kinh niên cũng có thể do những tác nhân từ môi trường sống, tâm lý gây nên:

  • Chất lượng cuộc sống thấp: Khi chất lượng cuộc sống suy giảm, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, tâm lý không thoải mái dễ dẫn đến mất ngủ kéo dài.
  • Môi trường sống không đảm bảo: Không gian sống, sinh hoạt chật chội, thường xuyên có tiếng ồn, kém thông thoáng,… cũng có thể gây ra chứng mất ngủ kinh niên.
  • Ăn uống không điều độ: Nếu một người thường xuyên ăn no vào buổi tối, uống nước sau 9h tối, uống rượu bia, chất kích thích,… cũng sẽ khiến cho giấc ngủ bị rối loạn, thậm chí người bệnh bị mất ngủ sụt cân.
  • Tâm lý rối loạn: Khi duy trì trạng thái tức giận, lo lắng, buồn rầu, căng thẳng… trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó ngủ.
  • Thói quen ngủ muộn: Liên tục ngủ sau 11h trong suốt một thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn tới thay đổi hormone, đồng hồ sinh học đảo lộn… từ đó dẫn đến mất ngủ kinh niên.
Lối sống sinh hoạt không khoa học cũng có thể gây nên bệnh lý này
Lối sống sinh hoạt không khoa học cũng có thể gây nên bệnh lý này

Triệu chứng mất ngủ kinh niên thường gặp

Là dấu hiệu rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và đời sống, việc nhận biết các triệu chứng mất ngủ kinh niên là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các biểu hiện của bệnh lại bị nhầm lẫn với mất ngủ thông thường hoặc một số vấn đề tâm lý khác.

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng mất ngủ mãn tính thường gây ra những triệu chứng sau:

  • Trằn trọc, cố gắng ngủ nhưng rất khó để đi vào giấc ngủ.
  • Thường xuyên bị tỉnh giấc nửa đêm và rất khó để ngủ trở lại.
  • Tỉnh giấc từ sớm (4-5h sáng).
  • Khi tỉnh dậy cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, không sảng khoái. Đồng thời, luôn uể oải, lờ đờ, buồn ngủ ngay cả vào ban ngày.
  • Buồn bực, cáu gắt, lo âu, rơi vào trạng thái trầm cảm.
  • Khó tập trung vào công việc, hay quên, khả năng chú ý giảm dần.

Chứng mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Mất ngủ là tình trạng không ai mong muốn bởi nó khiến cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và chất lượng công việc. Không chỉ vậy, mất ngủ kinh niên còn có thể gây ra nhiều hệ lụy như:

  • Ngộ độc, thoái hóa tế bào

Tình trạng này khiến cho tế bào bị thay đổi cả về cấu trúc và chức năng, từ đó khiến cơ thể phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe.

  • Đe dọa đột quỵ

Mất ngủ mãn tính là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cao huyết áp, tim mạch từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là vào mùa đông. Mặt khác, những người có cơ thể suy yếu, thể trạng gầy bị mất ngủ kinh niên cũng làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ đột quỵ.

  • Suy giảm trí nhớ, giảm tập trung

Khi tình trạng mất ngủ kéo dài, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi sẽ không đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Từ đó khiến bệnh nhân suy giảm khả năng tiếp nhận thông tin, khó tập trung…

  • Chất lượng công việc giảm sút

Nếu ngủ không ngon, thường xuyên bị gián đoạn sẽ dẫn đến sức khỏe suy giảm, điều này sẽ khiến hiệu suất công việc bị ảnh hưởng.

  • Nguy cơ thừa cân, béo phì

Mất ngủ kinh niên khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, lo âu kéo dài. Từ đó toàn bộ cơ thể trì trệ, vận động kéo, ít tiêu thụ calo và gây ra béo phì, thừa cân.

  • Tăng nguy cơ trầm cảm

Khi chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ làm tâm trạng xấu đi, dẫn tới mệt mỏi, cáu gắt, lo âu trầm trọng. Đây đều là những dấu hiệu ban đầu của chứng trầm cảm.

  • Đe dọa nguy cơ bị ung thư vú

Ở nữ giới bị mất ngủ mãn tính, một lượng lớn hormone Melatonin liên tục được sản sinh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các khối u sinh trưởng, phát triển thành ung thư vú.

Mất ngủ mãn tính khiến người bệnh đối diện hàng loạt vấn đề sức khỏe
Mất ngủ mãn tính khiến người bệnh đối diện hàng loạt vấn đề sức khỏe

Biện pháp chẩn đoán hiệu quả

Khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu mất ngủ, mỗi người nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn. Thông qua các biểu hiện mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định phù hợp.

Thông thường, để đánh giá mức độ mất ngủ ở người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi, đặt ra các câu hỏi để khai thác bệnh sử cùng một số vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Trong một số trường hợp, bác sĩ thăm khám sẽ yêu cầu ghi chép nhật ký giấc ngủ, các trạng thái cơ thể sau khi tỉnh giấc,… Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá chính xác để có kết luận và phương án kiểm tra trong những lần tái khám.

Trong một vài trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm trí nhớ bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm điện não (EEG) để xác định xem mất ngủ kinh niên có liên quan tới suy nhược thần kinh hay không.

Cách chữa mất ngủ kinh niên khỏi hẳn

Bệnh mất ngủ kinh niên gây ra không ít vấn đề sức khỏe, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng hoạt động của cơ thể. Nếu không may gặp phải tình trạng này, mỗi người nên chủ động thăm khám tại cơ sở chuyên khoa, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Thực tế hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị chứng mất ngủ mãn tính, từ dân gian đến Tây y, Đông y. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, những chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị mà người bệnh sẽ có những lựa chọn phù hợp.

Điều trị mất ngủ kinh niên với thảo dược dân gian

Mất ngủ kinh niên và cách điều trị bằng dân gian luôn là lựa chọn của nhiều người bởi độ lành tính cao, ít gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, chi phí cho các bài thuốc này cũng vô cùng rẻ, bệnh nhân nào cũng có thể tự áp dụng tại nhà.

1. Sử dụng lá dâu tằm

Dâu tằm là loại cây được trồng nhiều ở khắp các vùng nông thôn của Việt Nam. Bên cạnh tác dụng làm thuốc, làm nguồn thức ăn cho tằm thì lá của cây trồng này còn có tác dụng đặc biệt hiệu quả đối với những người bị mất ngủ kinh niên.

Lá dâu tằm đem lại hiệu quả điều trị mất ngủ cao
Lá dâu tằm đem lại hiệu quả điều trị mất ngủ cao

Theo dân gian, lá dâu tằm có tính hàn, tác dụng chính là thanh lọc cơ thể, giúp hệ thần kinh được thư giãn. Để cải thiện giấc ngủ, người bệnh có thể sử dụng lá dâu tằm theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị: 300g lá dâu tằm tươi.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá dâu tằm rồi phơi khô, sau đó đem sao nóng. Đổ dâu tằm ra mẹt chờ nguội, tiếp đến cho vào lọ thủy tinh đậy kín và chôn dưới đất trong 15 ngày.
  • Mỗi ngày dùng 1 nắm nhỏ lá dâu tằm hạ thổ sắc cùng 100ml nước đến khi còn 50ml thì dừng lại.
  • Lượng nước đun từ lá dâu tằm thu được chia thành 2 phần và uống hết trong ngày để cải thiện chứng mất ngủ, tăng cường sức khỏe.

2. Sử dụng tim sen (tâm sen)

Bài thuốc từ tâm sen là một trong những kinh nghiệm chữa mất ngủ kinh niên được dân gian đánh giá cao và áp dụng rộng rãi. Đặc biệt, tâm sen còn có tác dụng dưỡng tâm, an thần, mang đến những tác động tích cực cho sức khỏe.

Chuẩn bị: 5-10g tim sen.

Thực hiện:

  • Đem tim sen đi rửa sạch rồi cho vào hãm với nước sôi trong vòng 15 phút.
  • Sử dụng hỗn hợp nước thu được uống thay trà, thời điểm tốt nhất là buổi trưa và chiều tối. Nên áp dụng thường xuyên để chữa mất ngủ kinh niên dứt điểm.

3. Mẹo chữa mất ngủ kinh niên từ củ gừng tươi

Gừng được biết đến là loại gia vị, vị thuốc quen thuộc từ dân gian. Nhưng ít ai biết rằng, đây cũng là loại thuốc quý có tác dụng giảm stress, đả thông kinh mạch, hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả.

Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, đường, nước lọc.

Thực hiện:

  • Người bệnh đem gừng đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ, loại bỏ hết đất cát bên ngoài.
  • Đập dập gừng rồi cho vào nồi nấu cùng 500ml nước, đun sôi trong vòng 5 phút sau đó thêm vào vài thìa đường.
  • Tiếp tục đun thêm 10 phút cho đường tan hết và gừng tiết ra các dược chất thì tắt bếp.
  • Lọc bỏ hết bã gừng, chắt lấy nước uống 1 lần vào buổi trưa, 1 lần vào buổi chiều.

Trị mất ngủ kinh niên bằng liệu pháp Tây y

Các bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên rất ít khi được chỉ định sử dụng thuốc Tây để điều trị. Bởi mặc dù thuốc Tây y mặc dù đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ ban đêm, gây ra những suy giảm về trí nhớ.

Thuốc Tây không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ
Thuốc Tây không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ

Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ trầm trọng, các triệu chứng đe dọa nhiều vấn đề sức khỏe sẽ được kê một số loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ. Song chúng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn nhằm đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh, cải thiện chất lượng giấc ngủ để không gây suy nhược.

Các loại thuốc thường được dùng trong trường hợp này gồm:

  • Thuốc an thần liều nhẹ: Diphenhydramine, Melatonin hoặc Doxylamine succinate.
  • Thuốc trị mất ngủ có kê đơn: Zaleplon, Suvorexant, Temazepam, Zolpidem…

Lưu ý: Các loại thuốc trị mất ngủ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia, đồng thời kết hợp sử dụng các thực phẩm có lợi để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu phát hiện bất cứ bất thường nào cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

tham khảo

Top 15 thuốc trị mất ngủ tác dụng mạnh và an toàn

Thuốc Đông y trị mất ngủ kinh niên

Bên cạnh các bài thuốc dân gian, thuốc trị mất ngủ kinh niên từ Đông y cũng được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, đem lại hiệu quả tích cực.

Theo Đông y, mất ngủ thuộc chứng thất miên hay bất mị. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là thận âm hư, tạng phủ như tâm tỳ hư yếu, thần trí nhiễu loạn do tà khí xâm nhập.

Trong điều trị chứng mất ngủ kinh niên, các bài thuốc Đông y giúp nâng cao thể trạng, bồi bổ cơ thể, qua đó loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Cũng chính vì vậy mà thuốc Đông y giúp trị bệnh toàn diện, phù hợp với những bệnh nhân thể trạng yếu và muốn kết hợp trị bệnh với tăng cường sức khỏe.

Các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả tích cực
Các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả tích cực

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên khỏi hẳn bằng thuốc Đông y mà người bệnh có thể tham khảo:

1. Bài thuốc trị chứng thận âm hư gây mất ngủ

Cơ chế tác động của bài thuốc này là đi sâu vào tạng phủ, loại bỏ tà khí, từ đó giúp tinh thần người bệnh được cải thiện, củng cố đáng kể chất lượng giấc ngủ.

Thành phần dược liệu: 16g lạc tiên; 12g mỗi loại thăng ma, đẳng sâm, táo nhân, phục thần; 6g mỗi loại liên nhục, viễn trí; 2g chu sa.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả dược liệu đi rửa sạch rồi sắc cùng nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang như vậy sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
  • Trường hợp người bệnh không uống được thuốc sắc có thể nghiền tất cả nguyên liệu thành bột rồi viên lại và dùng chu sa làm vỏ, mỗi lần dùng 1 viên trọng lượng 12g.

2. Bài thuốc trị mất ngủ do chứng tâm thần bất giao

Nếu chứng mất ngủ kinh niên xuất phát từ những bất ổn, rối loạn tinh thần thì thầy thuốc có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng bài thuốc này.

  • Thành phần dược liệu: 32g thục địa; 16g mỗi loại sơn thù, hoài sơn; 12g mỗi loại trạch tả, hoàng liên, đan bì, phục linh; 4g nhục quế.
  • Cách thực hiện: Đem các dược liệu đi sắc với nước và uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang như trên để cải thiện sức khỏe, chứng rối loạn giấc ngủ.

Trên đây là một số phương pháp chữa bệnh mất ngủ dân gian mà dominoshop.vip sưu tầm, khi nếu muốn sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Chúc bạn có giấc ngủ ngon tự nhiên, sâu giấc.