Địa long, vị thuốc trấn kinh, thông mạch được biết đến từ 2000 năm trước

Địa long hay thổ long, khau dẫn là tên thuốc trong y học cổ truyền của giun đất, tên khác là giun khoang, trùn hổ. Là một dược liệu được dùng làm thuốc chữa bệnh từ lâu đời.

Địa long, vị thuốc trấn kinh, thông mạch được biết đến từ 2000 năm trước
Địa long còn có tên giun đất, khưu dẫn. Vị thuốc địa long từ rất sớm đã được ứng dụng trong y học cổ truyền.

Đặc điểm của giun đất

Giun đất trong nông nghiệp là một sản phẩm được chế biến làm thức ăn cho chăn nuôi. Đặc biệt, chúng thường sinh sống nhiều ở vùng đất xốp, ẩm ướt, mát mẻ.

Giun đất sống hoang, ở mọi nơi. Thân hình trụ tròn và dài khoảng 10-30cm, đường kính 5-10mm, có khoang cổ và nhiều vòng đốt rất sít nhau. Da trơn bóng, có 4 đôi lông cứng giúp giun di chuyển. Phần đầu to hơn phần đuôi. Toàn thân màu nâu vàng hay nâu đỏ, hoặc đen sẫm ở phía lưng.

Theo Đông y, địa long vị mặn, tính hàn; vào can tỳ phế vị thận. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh giật, thông mạch khu phong, trừ thấp lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp, viêm đường tiết niệu, sốt rét cơn. Liều dùng: 5 – 10g, nấu hầm, sao rang, sắc pha hãm.

Những loài giun có đường kính nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 10mm ít được dùng làm thuốc.
Những loài giun có đường kính nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 10mm ít được dùng làm thuốc.

Địa long là toàn thân khô của con giun bỏ ruột, còn có tên khác: Giun đất, khâu dẫn, giun khoang, thổ long, trùn hổ.

  • Bắt giun cho vào tro bếp, dùng rơm xát nhẹ hoặc rửa bằng nước bồ kết/ nước phèn chua cho sạch lớp bên ngoài.
  • Cắt bỏ đầu, tuốt hết lớp đất cát trong bụng rồi lộn lớp da phía trong ra ngoài bằng một que nhỏ.
  • Rửa nhiều lần bằng nước ấm cho sạch, lần cuối rửa với nước nóng pha ít muối.
  • Đem phơi hoặc sấy khô
Một số nơi, người ta không rửa giun bằng nước mà rửa toàn bằng rượu (cách 1). Một cách khác là sau khi xát hết nhớt, cắt bỏ đầu và đuôi sẽ luồn một dao nhỏ hay que nứa vào rạch bụng, banh ra, rửa sạch đất cát, tẩm rượu cho giun săn lại rồi sấy khô (cách 2).

Với cách 1, dược liệu địa long thu được sẽ có hình trụ tròn, cong queo, đường kính khoảng 0,2-,0,5cm. Mặt ngoài nhăn nheo, màu nâu xám nhạt, có đốt vòng, đỉnh đầu bằng có lỗ nhỏ.

Theo cách 2, dược liệu thu được có hình bản dài và mỏng, mặt ngoài màu nâu bóng, mặt trong nâu xỉn, mép uốn lượn, hơi cuộn lại, chất nhẹ, hơi dai.

Loại màu nâu, thịt dày là tốt. Khi dùng sẽ thái nhỏ, tẩm rượu gừng, sao qua rồi tán thành bột mịn.

Thành phần hóa học trong địa long

Trong địa long có chứa các chất với tên gọi sau: lembrifebrin, lumbritin và terrastro lumbrolysia (một chất độc được chiết tách nằm 1915). Ngoài ra, một số thành phần khác có trong chúng là chất béo, hypoxanthin, nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như alanin, adenin, tyrosin, cholin, lysin, methionin, valin… và vitamin A, D, E.

Tác dụng, công dụng

Tác dụng, công dụng của địa long (giun đất) là gì?

Tóm tắt từ một số nghiên cứu cho thấy giun đất (địa long) có những tác dụng dược lý sau đây:

  • Giảm sốt
  • Giãn khí quản
  • Kháng histamin
  • Hạ huyết áp và ức chế sự co bóp ruột non
  • Tác dụng phá huyết.

Theo các sách cổ ghi nhận thì dược liệu này có vị mặn, hơi tanh, tính lạnh, không độc, quy vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Nó có tác dụng thanh nhiệt, bình can, chỉ suyễn, thông kinh lạc, lợi tiểu, giải độc, hạ huyết áp.

Về công dụng, địa long (giun đất) chuyên trị sốt rét, sốt cao phát cuồng, co giật, hen suyễn, tăng huyết áp, chân tay tê bại. Trước đây, những người làm ăn xa hoặc đi rừng săn trầm, tìm vàng thường mang theo mình lọ thuốc bột địa long để phòng thân, chống sốt rét, ngã nước, sơn lam chướng khí, vàng da, sốt phát ban…

Trong bài thuốc “Thần dược cứu mệnh”, lương y Nguyễn An Đinh đã phối hợp giun đất với đậu đen, đậu xanh và rau ngót giúp chữa khỏi bệnh nhân liệt nửa người. Năm 1959, nhiều gia đình còn nấu cháo giun cho trẻ em ăn đẩy lùi dịch sốt bại liệt, tránh biến chứng.

Dược liệu này cũng có thể dùng ngoài. Đốt tồn tính giun đất rồi tán nhỏ, trộn với mỡ lợn dùng bôi chữa lở vành tai. Ngoài ra, phân giun hòa với nước uống cũng có tác dụng chữa sốt nóng phát cuồng hay giã nhỏ trộn mỡ lợn bôi chữa chốc lở ở trẻ em.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của dược liệu địa long (giun đất) là bao nhiêu?

Thường dùng khoảng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, với 200ml nước sắc còn 50ml uống trong ngày. Hoặc dùng 2-4g dưới dạng thuốc bột.

Vị thuốc địa long được chế biến từ giun đất

Về thành phần hóa học, địa long có nhiều chất lumbrifebrin, lumbritin, chất béo, muối vô cơ, hypoxanthin, các acid amin cần thiết cho cơ thể và vitamin A, D, E.

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, theo Đông y, địa long vị mặn, tính hàn; vào các kinh: Vị, can, tỳ, thận. Tác dụng thanh nhiệt bình can trấn kinh, thông mạch khu phong, trừ thấp, lợi thủy. Dùng tốt cho người bị sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp, viêm đường tiết niệu và sốt rét cơn.

Liều dùng và cách dùng: 6-12g; bằng cách nấu hầm, sao rang, sắc, pha hãm.

Tác dụng chính của địa long là phòng chống co giật, hạ sốt, điều trị khó thở trong các trường hợp hen phế quản, trị co giật trong bệnh động kinh, giúp huyết lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức…

Các thầy thuốc Đông y sử dụng địa long trong điều trị, nhưng không dùng đơn thuần một vị thuốc địa long mà tùy theo thể bệnh, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, giai đoạn bệnh kết hợp vị thuốc địa long với các vị thuốc khác để điều trị.

Công dụng trong chữa bệnh của Địa long suốt chiều dài lịch sử

Cuốn sách y học đầu tiên vào thời kỳ Tần “Thần Nông Bản Thảo Kinh” ra đời từ 2.000 năm trước có ghi: “Địa long là nguyên liệu sản xuất 40 bài thuốc, chữa được rất nhiều loại bệnh”.

Địa long, vị thuốc trấn kinh, thông mạch được biết đến từ 2000 năm trước

Địa long giúp hạ nhiệt, an thần, giảm sốt, tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương, từ đó hỗ trợ hạ huyết áp chậm mà lâu dài, có thể làm giãn mạch nội tạng (Trung Dược Học). Việc hạ huyết áp và làm giãn mạch nội tạng đã ngăn ngừa được 95% nguyên nhân gây ra đột quỵ.

Hơn thế nữa, hoạt tính dung giải của Fibrin có trong Địa long hỗ trợ ngăn ngừa hình thành huyết khối; tác dụng phá huyết do chất Lumbritin không chỉ giúp hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ mà còn mang lại hiệu quả phục hồi cho cả những người bệnh đã bị đột quỵ và tránh nguy cơ tái phát lần sau. Bên cạnh đó còn hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, tăng cường miễn dịch và chống lại bệnh tật hiệu quả nhờ lượng protein hàm lượng cao.

Y học hiện đại chứng minh công dụng dược liệu “cổ”

Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc kết luận enzym fibrinolytic trong Địa Long có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết fibrin – tác nhân chính hình thành nên mảng xơ vữa và cục máu đông. Nhờ thế, các cục máu đông được thuỷ phân, biến mất, lòng mạch thông thoáng, dòng máu lưu thông ổn định, tránh nguy cơ tắc mạch máu não.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, loài giun nào có hàm lượng enzym fibrinolytic càng cao thì tác dụng càng tốt. Địa long tác dụng phá huyết (làm giảm độ dính của máu và độ ngưng tập của hồng cầu); kháng histamin (giải độc), làm giãn khí quản, hạ huyết áp, hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.

TS Trần Thị Hồng Thúy và nhóm nghiên cứu thuộc Viện y học cổ truyền (YHCT) quân đội, Bệnh viện 108, Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của Địa long trên 97 bệnh nhân tăng huyết áp. Người bệnh được uống thuốc bào chế từ Địa long với liều 2,5 g/ngày. Sau 30 ngày điều trị, kết quả cho thấy Địa long làm giảm huyết áp hiệu quả trên 89% bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Từ đó đưa ra kết luận, Địa long và các bài thuốc chứa Địa long không chỉ có tác dụng phục hồi các di chứng sau đột quỵ hiệu quả mà còn giúp hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Một số bài thuốc trị bệnh từ địa long

– Hoạt lạc, giảm đau: Giun đất khô 8g, xuyên ô đầu 8g, thảo ô đầu 8g, thiên nam tinh 8g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Tất cả nghiền thành bột, phun rượu sau đó làm hồ hoàn. Mỗi lần uống 4g, uống với nước sắc kinh giới hay nước sắc thang Tứ vật (gồm: Thục địa 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 12g). Bài này dùng tốt cho người bị chứng thấp nhiệt trở lạc, đau khớp, sưng nóng đỏ đau, đi tiểu vàng đỏ mà ít.

– Thanh nhiệt, cắt cơn kinh giật: Giun đất 12g, liên kiều 12g, câu đằng 16g, kim ngân hoa 16g, bọ cạp (toàn yết) 4g. Sắc uống. Hoặc lấy địa long 12g, chu sa 4g, làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 4g. Trị sốt cao co giật.

Dùng ngoài: Giun đất 250g, đường đỏ 63g. Cả hai giã nát, bọc vào vải thưa, đắp lên rốn. Trị các chứng bệnh như trên.

– Lợi niệu, thông lâm: Giun đất đỏ, củ tỏi, lá khoai lang, liều lượng bằng nhau. Tất cả giã nát, đắp lên rốn. Có thể uống kèm với các thuốc lợi niệu. Dùng khi thấp nhiệt làm cho tiểu tiện bất lợi, hoặc bí tiểu do kết sỏi.

– Thanh phế, cắt cơn suyễn:

Bài 1: Giun đất 12g sắc uống. Có thể lấy giun đất nghiền thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. Trị các chứng: Ho, hen suyễn hơi đưa ngược lên, suyễn cuống phổi, trẻ em ho gà… do hỏa nhiệt.

Bài 2: Giun đất, cam thảo sống, liều lượng bằng nhau. Hai thứ nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g. Trị hen phế quản thể huyết ứ trệ.

– Chữa sốt rét: Địa long 12g, hậu phác nam 12g, gừng 8g, trần bì 8g, dây kí ninh 8g. Tất cả phơi khô tán bột làm hoàn, hoặc sắc uống trong ngày.

– Chữa sốt cao: Địa long 30g, quả trám trắng 100g. Hai thứ phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ hoặc mật làm viên chừng 5g. Mỗi ngày uống 6 viên, chia làm 2 lần trước bữa ăn.

Địa long, vị thuốc trấn kinh, thông mạch được biết đến từ 2000 năm trước
Địa long có chứa Allolobophor, các axit amin có tác dụng hạ huyết áp, chống co giật, hạ sốt, trấn tĩnh…

Một số thực đơn chữa bệnh có địa long

– Rượu địa long: Địa long khô 40g, cho vào 100ml rượu 45 độ ngâm trong 3 ngày, dùng vải xô lọc bã thuốc… Mỗi lần uống 10ml, hòa thêm chút nước ấm để làm giảm độ cồn. Ngày 3 lần, dùng cho người bị kinh giật, sốt rét cơn, phong thấp.

– Địa long đào hoa: Địa long khô 30g, hồng hoa 20g, đào nhân 20g, xích thược 20g, đương quy 50g, hoàng kỳ 100g, xuyên khung 10g, sắc uống trong ngày chia 2 lần. Điều trị di chứng trúng phong (bại liệt, nói ngọng, chảy nước dãi…

– Địa long ẩm: Địa long tươi (rạch dọc rửa sạch) nghiền nát thêm đường trắng và nước sôi hãm, rót lấy nước uống. Ngày làm 1 lần, chia 3 lần uống. Bài này thích hợp cho người sốt rét cơn, đậu sởi.

Kiêng kỵ: Không dùng địa long cho trường hợp có hư hàn (sắc mặt thường trắng bệch, tay chân lạnh, sức yếu hay mệt mỏi, tự ra mồ hôi…) mà không có thực nhiệt (nóng sốt, tiểu tiện đỏ gắt, rêu lưỡi vàng, họng khô, khát nước…). Phụ nữ có thai không dùng.

Bổ dương hoàn ngũ thang: Dùng trong các trường hợp bán thân bất toại, mồm miệng và mắt méo xệch, không nói được, miệng sùi bọt mép, bí đại tiện, đi tiểu nhiều lần: hoàng kỳ 15g, đương quy (Quy Vĩ) 8g, Xích thược 6g, địa long, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa mỗi vi 4g. thêm 600ml nước, sắc còn 200ml chia 3 lần ương trong ngày. 

Thường uống thang này khi đã thành di chưng bán thân bất toại. còn giai đoạn đầu có thể dùng bài thuốc gia thêm phòng phong 4g. uống trong vòng 4-5ngày thì bỏ vị phòng phong đi.

Điều trị bệnh lý liên quan đến sốt:

Theo kinh nghiệm dân gian đơn thuốc này dùng trong bệnh lý sốt có xuất huyết như cửu khiếu xuất huyết, ngũ tạng lục phủ xuất huyết, não bộ xuất huyết, hôn mê bất tỉnh kéo dài nhiều ngày, phù thận, phù toàn thân, phù tim, đột ngột phát điên không rõ nguyên nhân ( có hoặc không có sốt), bí đai, trung, tiểu tiện, bụng báng trướng nước, khí hư bạch đới…. đơn thuốc gồm: địa long 20-50g khô (20-50 con tươi) tùy tuổi + đậu xanh, đậu đen mỗi thứ 100g + bồ ngót 200g, giun đất nếu còn tươi rọc ra, rửa sạch, sao thơm dòn, giã nhỏ. Đậu và rau sao thơm.

Tất cả cho vào nồi hay siêu đất, cho vào 4 chén nước (khoảng 1,2 lít nước) sắc còn 1/3 hay 1/2 chén. Uống, dùng 1-3 thang.

Hoạt lạc, giảm đau: giun đất khô 8g, xuyên ô đầu 8g, thảo ô đầu 8g, thiên nam tinh 8g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Tất cả nghiền thành bột, phun rượu sau đó làm hồ hoàn. Mỗi lần uống 4g, uống với nước sắc kinh giới hay nước sắc thang Tứ vật (gồm: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g). Bài này dùng tốt cho người bị chứng thấp nhiệt trở lạc, đau khớp, sưng nóng đỏ đau, đi tiểu vàng đỏ mà ít.

Thanh nhiệt, cắt cơn kinh giật:

Bài 1: giun đất 12g, liên kiều 12g, câu đằng 16g, kim ngân hoa 16g, bọ cạp 4g. Sắc uống. Hoặc lấy giun đất 12g, chu sa 4g, làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 4g. Trị sốt cao co giật.

Bài 2: địa long chế 50g, lòng trắng trứng gà 2 cái. Địa long tán bột, trộn trứng, khuấy đều, chiên trên chảo, ngày làm một lần, ăn. Công dụng: ngừa trước cơn động kinh co giật.

Dùng ngoài: giun đất 250g, đường đỏ 63g. Cả hai giã nát, bọc vào vải thưa, đắp lên rốn. Trị các chứng bệnh như trên.

Lợi niệu, thông lâm: Giun đất đỏ, củ tỏi, lá khoai lang, liều lượng bằng nhau. Tất cả giã nát, đắp lên rốn. Có thể uống kèm với các thuốc lợi niệu. Dùng khi thấp nhiệt làm cho tiểu tiện bất lợi, hoặc bí tiểu do kết sỏi.

Thanh phế, cắt cơn suyễn:

Bài 1: giun đất 12g sắc uống. Có thể lấy giun đất nghiền thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. Trị các chứng: ho, hen suyễn hơi đưa ngược lên, suyễn cuống phổi, trẻ em ho gà… do hỏa nhiệt.

Bài 3: giun đất, cam thảo sống, liều lượng bằng nhau. 2 thứ nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g. Trị hen phế quản.

Chữa di chứng trúng phong (bại liệt, nói ngọng, chảy nước bọt, rãi…): địa long khô 30g, hồng hoa 20g, đào nhân 20g, xích thược 20g, đương quy 50g, hoàng kỳ 50g, xuyên khung 10g, bột ngô 400g, bột mì 100g, đường trắng vừa đủ. Dùng rượu trắng ngâm địa long để khử mùi tanh, phơi sấy khô tán mịn. Đào nhân ngâm mềm bóc vỏ sao qua. Xích thược, đương qui, hồng hoa, hoàng kỳ, xuyên khung đem sắc lấy nước. Đem bột địa long, bột ngô, bột mì, đường trắng hoà với nước sắc thuốc, nhào nặn thành bánh tròn khoảng 20 cái bánh, đặt đào nhân trên mặt bánh, hấp chín. Ăn hằng ngày các bữa sáng, tối.

Chữa sốt rét: địa long 12g, vỏ rễ xoan 12g, hậu phác nam 12g, gừng 8g, trần bì 8g, dây thần thông 8g. Tất cả phơi khô tán bột làm hoàn, hoặc sắc uống trong ngày.

Hoặc địa long 8g; quả na điếc 40g, tẩm rượu sao vàng, phèn phi 20g. Tán thành bột mịn, luyện với nước tỏi làm viên bằng hạt đỗ xanh. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên. Dùng 4-5 ngày.

Trị ung độc: địa long khô, rết, tổ ong vàng, bồ công anh rễ cây chàm mèo, bọ cạp, xác rắn lột mỗi vị 63g, bạch hoa xà thiệt thảo (cây lưỡi rắn) 250g. Tất cả nghiền chung thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn 8g. Ngày uống 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 1 viên, uống với nước ấm.

Trị viêm mũi mạn tính gây tắc ngạt mũi, đờm ít quánh dính, giảm khứu giác kèm theo đau đầu ù tai, quên lẫn. Dùng bài Cháo sài hồ địa long: sài hồ 15g, địa long chế 10g, đào nhân 10g, xích thược 10g. Các vị sắc hoặc hãm lấy nước bỏ bã, cho 60g gạo tẻ vo sạch vào nước sắc nấu cháo, khi chín cho thêm đường hoa mai vừa đủ khuấy đều. Mỗi ngày 1 lần, ăn nóng. Liên tục trong 7 – 20 ngày.

Chữa sốt cao, co giật: Địa long 30g, quả trám trắng 100g. Hai thứ phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ hoặc mật làm viên chừng 5g. Mỗi ngày uống 6 viên, chia làm 2 lần trước bữa ăn.

Chữa sốt phát ban, sốt xuất huyết: Địa long 5-6 con, cỏ nhọ nồi 10g, bạc hà 8g, trắc bá 8g, lá dâu 8g, kinh giới 8g, củ sả 5g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa liệt nửa người, mồm méo, sùi bọt: Địa long 8g, đương quy 8g, hoàng kỳ 8g, xích thược 6g, xuyên khung 4g, đào nhân 4g, hồng hoa 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa cấm khẩu, tê bại: Địa long, lông nhím, quả bồ kết mỗi thứ 12g đốt thành than, tán bột. Mỗi lần uống 4-8g với nước ấm. Ngày 2 lần.

Chữa tăng huyết áp: Địa long 12g, cao ngựa 10g, thịt gà 50g, cần tây 50g, nấm hương 10g, hành, gừng, muối (mỗi thứ 5g). Tất cả nấu với 100ml nước cho thật nhừ. Ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày (Theo tài liệu nước ngoài).

Dùng ngoài địa long đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn, bôi chữa lở vành tai. Hoặc bột địa long trộn với lòng trắng trứng gà, đánh nhuyễn, phết vào chỗ đau, chữa sưng bìu ở trẻ em.

Những lưu ý khi sử dụng địa long (giun đất)

Lưu ý, không phải thực nhiệt không dùng được vị thuốc này.

Người có tỳ vị hư nhược không có thực nhiệt không dùng.

Để sử dụng dược liệu một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng cũng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu.

Tùy từng trường hợp, các vị thuốc trong bài thuốc có thể cần gia giảm cho phù hợp. Do đó, tốt nhất bạn không nên tự ý phối hợp các loại dược liệu. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của địa long (giun đất)

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng giun đất trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với địa long (giun đất)

Giun đất (địa long) có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể không phù hợp khi sử dụng dược liệu này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.