Cây xương sông và 10 bài thuốc chữa các bệnh thông thường

Cây xương sông là một loại gia vị phổ biến trong bếp người Việt. Không chỉ vậy, xương sông còn được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tác dụng của xương sông hiệu quả trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như trị liệu cảm ứng, sổ mũi, ho hen, đau nhức, viêm xoang, tê thấp…

Cây xương sông là cây thân thảo sống dai, thường cao khoảng 1m hoặc hơn. Lá xương sông hình ngọn giáo, phần gốc thuôn dài, phần chẻ, hách lá có răng ngược; đảo lá có khi có tài khoản ngắn. Cụm hoa xương sông có màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở các lá. Rau khung xương bé hình trụ, có 5 cạnh. Cây xương sông thường ra hoa vào tháng 1-2, có kết quả vào tháng 4-5.

Cây xương sông và 10 bài thuốc chữa các bệnh thông thường
Trong lá xương sông có chứa 0,24% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%), ngoài ra còn có p-cymene (3,28%), limonen (0,12%).

1. Tổng quan về cây xương sông

Cây xương sông còn được gọi là rau húng ăn gỏi, hoạt lộc thảo,… thuộc họ Cúc (Asteraceae)

  • Tên gọi khác: Rau húng ăn gỏi, hoạt lộc thảo, xang sông,…
  • Tên khoa học: Blumea lanceolaria
  • Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Cây xương sông là thực vật thân thảo, sống khoảng 2 năm, chiều cao từ 0.6 – 2m. Thân cây mọc thẳng, có rãnh chạy dọc thân. Lá có hình trứng thuôn dài, hai đầu nhọn, mép có răng cưa, gân nổi rõ trên phiến, lá trên có kích thước nhỏ hơn lá dưới gốc.

Hoa mọc thành cụm, ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Cây ra hoa vào tháng 1 – 2 và sai quả vào tháng 4 – 5 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Bộ phận dùng làm thuốc của cây xương sông là lá, toàn cây trên mặt đất. Có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô trong bóng mát hoặc phơi nhẹ cho đến khô. Có một số nơi dùng cả thân cây.

3. Phân bố

Cây mọc hoang ở ven rừng hoặc ven vệ đường, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Ở nước ta, xương sông được trồng nhiều để làm rau gia vị và làm thuốc.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái lá quanh năm. Khi hái về, có thể dùng sống hoặc phơi khô trong bóng râm để dùng dần.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng gió.

6. Thành phần hóa học

Lá xương sống chứa các 0.24% tinh dầu trong đó chứa methylthymol 94.96%, limonene 0.12% và p-cymene 3.28%.

2. Vị thuốc xương sông

1. Tính vị

Vị cay, tính bình.

2. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý và chủ trị

Theo y học hiện đại:

  • Điều trị ho hen, đau họng, cảm cúm, sổ mũi và viêm họng.

Theo y học cổ truyền:

  • Theo Y học cổ truyền, xương sông vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa. Thường được dùng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mề đay… Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là lá bánh tẻ dùng tươi hay phơi khô trong bóng mát.
  • Tác dụng trừ tanh hôi, tiêu thũng chỉ thống, tiêu đàm thấp, khu phong trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc, kích thích tiêu hóa.
  • Chủ trị trúng phong hàn, ho suyễn, nôn mửa, mẩn ngứa, cấm khẩu,…
Cây xương sông và 10 bài thuốc chữa các bệnh thông thường
Lá xương sông được dùng để chữa ho, sốt, viêm họng, trúng phong cấm khẩu,…

3. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng lá xương sống trực tiếp hoặc dùng ngoài, ngâm, cách thủy,… Chưa có đủ tài liệu để khuyến cáo liều dùng mỗi ngày. Nếu có ý định dùng lá xương sống trong điều trị dài hạn, bạn nên tham vấn y khoa.

4. Xương sông trong các nghiên cứu gần đây

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó giúp loại bỏ nhiều gốc oxy hóa khác nhau. Hứa hẹn khả năng bảo vệ tế bào trước những tác động có hại của các gốc oxy hóa tự do.

Dịch chiết rễ Xương sông cũng cho thấy tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn. Nó ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus aureus, là một loại vi khuẩn thường gây bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy dịch chiết lá Xương sông có tác động kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Mặc khác chiết xuất từ lá cũng tác động độc tế bào, gợi ý khả năng chống ung thư của nó.

Hoa của cây xương sông có màu vàng nhạt
Hoa của cây xương sông có màu vàng nhạt

5. Các bài thuốc có sử dụng lá xương sông

1. Bài thuốc chữa thấp khớp

  • Chuẩn bị: Dùng 1 nắm lá xương sông vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem lá rửa sạch, giã nát và xào nóng. Sau đó đắp trực tiếp lên vùng khớp bị viêm và đau nhức. Có thể dùng vải quấn qua đêm để tăng khả năng giảm đau.

2. Bài thuốc chữa bệnh viêm họng

  • Chuẩn bị: Giấm 20 – 30ml và khoảng 10 lá xương sống.
  • Thực hiện: Đem lá xương sông rửa sạch, ráo nước và đập nhẹ cho lá giải phóng tinh dầu. Sau đó đem lá nhúng qua giấm và ngậm. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.

3. Bài thuốc chữa nôn trớ và ho có đờm ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 5 thìa cà phê mật ong và 2 – 3 lá xương sông.
  • Thực hiện: Đem lá xương sông rửa sạch, để ráo, thái nhỏ và cho vào chén. Thêm mật ong vào chén và đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Dùng nước uống nhiều lần trong ngày, người lớn bị ho có thể nhai có lá để nhanh giảm bệnh.

4. Bài thuốc chữa ho

  • Chuẩn bị: Lá hẹ, xương sông và húng chanh mỗi thứ 10g, 1 ít mật ong.
  • Thực hiện: Đem các thảo dược rửa sạch, để ráo, thái nhỏ và hấp cách thủy với 1 ít mật ong.

5. Bài thuốc chữa khó tiêu, đầy bụng

  • Chuẩn bị: Tía tô 30g, hậu phác 10g, chỉ xác 10g, lá xương sông 30g, sinh khương 10g, trần bì 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 3 chén nước, đun sôi trong 10 phút và lấy nước uống.

6. Bài thuốc chữa đau nhức răng

  • Chuẩn bị: Hoàng liên 10g với rễ xương sông phơi khô 20g và rượu.
  • Thực hiện: Đem các vị ngâm với rượu trong 10 ngày. Dùng bông gòn thấm rượu và xát vào vùng răng đau.

7. Bài thuốc chữa trúng phong cấm khẩu

  • Chuẩn bị: Dùng lá xương bố và lá xương sông.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch và giã nát, hòa với nước nóng lấy nước cốt uống.

8. Bài thuốc tăng khả năng tình dục và chống dị ứng

  • Chuẩn bị: Thịt heo, chem chép và lá xương sông.
  • Thực hiện: Bằm thịt heo và chem chép, sau đó dùng lá xương sống gói và nước lại.

9. Bài thuốc chữa ho cho trẻ em

  • Chuẩn bị: Hoa đu đủ đực, lá hẹ và lá xương sông.
  • Thực hiện: Đem sắc uống cho đến khi hết ho.

10. Bài thuốc trị trẻ sốt cao, thở gấp và co giật

  • Chuẩn bị: Me chua đất và xương sông.
  • Thực hiện: Giã nát xương sống và me chua, hòa vào nước nóng và vắt lấy nước uống.
Lá xương sông được dùng làm da vị trong các món ăn
Lá xương sông được dùng làm da vị trong các món ăn

6. Những điều cần lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh từ lá xương sông

Lá xương sông có khả năng làm giảm các triệu chứng ở đường hô hấp như ho, nhiều đàm, viêm họng,… Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài, bạn cần đến bệnh viện để xác định căn nguyên bệnh và tiến hành các phương pháp phù hợp.

Thông tin về dược liệu xương sông trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi thực hiện những cách chữa từ dược liệu này, bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tránh tình trạng áp dụng sai cách khiến bệnh tình chuyển biến theo chiều hướng xấu.