Cây ngải dại và những lợi ích đối với sức khỏe

Cây ngải dại (hay còn gọi là ngải hôi) là dược liệu nổi bật với các bài thuốc điều trị bệnh ngoài da. Mời các bạn cùng dominoshop.vip tìm hiểu về loại dược liệu này về lợi ích và những lưu ý khi sử dụng nhé!

Cây ngải dại và những lợi ích đối với sức khỏe

Cây ngải dại là loại cây mọc hoang được nhiều người biết đến khi góp mặt trong các bài thuốc điều trị bệnh về da liễu, nổi bật nhất với tác dụng điều trị viêm da cơ địa. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại thảo dược này trong bài viết dưới đây.

1 Giới thiệu về cây ngải dại

Cây ngải dại là loại cây ưa khí hậu lạnh nên thường được nhìn thấy mọc hoang ven đường, ven rừng,… tại các tỉnh miền núi như Yên Bái, Lạng Sơn, Lai Châu,…

Loại cây này có lá màu xanh nhạt, dưới lá có một lớp lông mỏng, màu xám nhẹ, hình dáng giống cây ngải cứu. Để phân biệt thì bạn hãy dùng tay vò nát lá, ngải dại sẽ có mùi hơi khó ngửi, có chút hắc hơn so với ngải cứu.

Bài thuốc này thích hợp dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, đến quá sớm hoặc quá trễ.

Trong Đông y, cây ngải dại có tính mát nên thường được sử dụng trong các bài thuốc giải nhiệt, tiêu viêm,… Thường được sử dụng nhất là phần cây nằm trên mặt đất ở dạng tươi hoặc được sấy, phơi khô.

Theo nghiên cứu của Showkat Rashid cùng các cộng sự cho thấy rằng tinh dầu chiếm phần lớn hoạt chất trong cây ngải dại. Trong Tây y, tinh dầu cây ngải dại kháng viêm, chữa nấm, khử trùng tốt nên được kết hợp sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu, hạ sốt,… Qua một số nghiên cứu cho thấy, ngải dại còn có tác dụng trong điều trị ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư máu.

2 Lợi ích của cây ngải dại

Điều hòa kinh nguyệt

Bạn có thể dùng 10g lá ngải dại đã được rửa sạch và phơi khô sắc chung với 200ml. Đến khi còn 50ml nước thì dừng lại. Uống trong 1 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt đến, mỗi ngày uống một lần.

Bài thuốc này thích hợp dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, đến quá sớm hoặc quá trễ.

Giảm nhức đầu, cảm cúm

Khi dùng 20g lá ngải dại sắc cùng 10g gừng tươi và 20g lá cúc tần để uống khi còn nóng và đắp chăn cho mồ hôi toát ra, sẽ rất hữu hiệu trong việc giúp giảm nhức đầu, cảm cúm rất hiệu quả.

Chữa thoái hóa đốt sống bằng cây ngải dại

Hái lá ngải xao với dấm ăn hoặc muối, gói vào khăn bông rồi chườm dọc xương sống hoặc chỗ đau cho đến lúc nguội. Kiên trì làm liên tục trong vòng 1 đến 3 tháng sẽ có hiệu quả.

Cách chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại

Vì ngải dại có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình lành của các vết thương. Nên ngải dại thường hay góp mặt trong những bài thuốc trị bệnh da liễu, đặc biệt là viêm da cơ địa. Chính nhờ những tác dụng nổi bật nêu trên mà cây ngải dại thường được bệnh nhân lựa chọn làm thuốc chữa viêm da cơ địa.

Để thực hiện cần hoà muối hạt vào nước, cho lá ngải dại vào ngâm trong 20 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn còn bám trên lá. Vớt lá ra, rửa lại với nước sạch và đun cùng với muối, rau thơm và 3 – 4 lít nước. Dùng nước này để tắm hằng ngày có thể cải thiện tình trạng viêm da.

Bài thuốc dùng ngải dại chữa viêm da cơ địa đơn giản như sau:

  • Bệnh nhân chuẩn bị 50 gram lá ngải dại, rửa sạch và để ráo nước
  • Sau đó, vò nát lá và cho vào nồi cùng với 1 ít muối hạt to, đổ ngập nước
  • Đun sôi lá ngải dại trong vòng 15 phút rồi tắt bếp để nguội
  • Dùng nước này ngâm mình hoặc vùng da bị bệnh khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch

Để bài thuốc phát huy tác dụng điều trị cao, bệnh nhân nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày và áp dụng liên tục trong khoảng 10 – 15 ngày.

Ngâm nước cây cải dại giúp chữa viêm da cơ địa ở bàn chân.
Ngâm nước cây cải dại giúp chữa viêm da cơ địa ở bàn chân.

Một số điều cần chú ý khi chữa viêm da bằng cây ngải dại

Bài thuốc dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa nếu được áp dụng thường xuyên sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ các tế bào tổn thương và cải thiện triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không gãi ngứa ở vùng da bị bệnh. Bởi gãi giúp giảm ngứa tức thời nhưng sẽ khiến da bị tổn thương và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Không nên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc các tác nhân gây kích ứng, tổn thương da như khói bụi, môi trường ô nhiễm hoặc các chất tẩy rửa có tính acid, kiềm mạnh.
  • Giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày.
  • Sử dụng các chất dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để cân bằng độ ẩm, làm mềm da và hạn chế mất nước. 
  • Luôn giữ thân nhiệt ổn định, đặc biệt trong thời điểm chuyển mùa.
  • Nên lựa chọn các loại quần áo rộng, có chất liệu vải dễ thấm hút nhằm tránh cọ xát khiến da bị tổn thương.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng và stress.

3 Những lưu ý khi sử dụng cây ngải dại

Những lưu ý khi sử dụng cây ngải dại

  • Ngải dại chỉ mang tính chất hỗ trợ quá trình điều trị nên không thể thay thế thuốc, dược phẩm mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Cần kiên trì sử dụng để nhận thấy sự thay đổi rõ rệt, tác dụng của ngải dại.
  • Vì là loài cây mọc hoang, nên khi thu hái cần chọn những cây mọc ở các khu vực sạch sẽ, không hoá chất để hạn chế tình trạng cây bị nhiễm khuẩn, bụi bẩn hoặc các chất độc hại.
  • Nếu phát hiện cơ thể xảy ra bất thường trong quá trình sử dụng ngải dại thì lập tức ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Trên đây là bài viết về cây ngải dại và những lợi ích đối với sức khỏe. Mong rằng qua bài viết trên bạn có thể tìm hiểu thêm về cây ngải dại, lợi ích cũng như những lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này. Để đảm bảo cho sức khoẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!