Cây cau và những lợi ích chữa bệnh ít người biết tới

Đa số chúng ta chỉ biết đến cau như một sản phẩm của đời sống tín ngưỡng và văn hóa, tuy nhiên cau còn là một vị thuốc Đông y với khả năng chữa bệnh hiệu quả không ngờ.

Cây cau được trồng nhiều ở các làng quê Việt Nam
Cây cau được trồng nhiều ở các làng quê Việt Nam

Cây cau được trồng rất nhiều tại khu vực Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng nông thôn. Ở nước ta việc thu mua cau cực kì dễ dàng do số lượng trồng nhiều, dễ dàng trong chăm bón và đặc biệt là được sử dụng nhiều trong các ngày lễ tết, giỗ, rằm, ngày Tư, ngày Tết để thắp hương. Cây cau đặc biệt có nhiều tác dụng trong việc dùng làm thuốc điều trị, từ vỏ cây, rễ cho tới quả cau.

Trong Đông Y, hoa cau có vị ngọt, tính mát, bổ tim, gan, dạ dày , trị ho, thanh nhiệt , thông khí.

1. Hoa cau

Trong Đông Y, hoa cau có vị ngọt, tính mát, bổ tim, gan, dạ dày , trị ho, thanh nhiệt , thông khí.

Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, hoa cau có chứa vitamin A, C và chất xơ, do đó, cơ sở về việc hoa cau trị bệnh càng được chắc chắn.

· Công dụng của hoa cau

– Bổ tì, trị đầy bụng , khó tiêu: 4 lạng hoa cau cắt thành đoạn nhỏ, nỏ cuống, ngâm với nước muối, vớt ra để ráo. Lấy 2.5 lạng sườn chặt miếng, trần nước sôi, để ráo. Cho sườn và hoa cau vào nồi cùng 4 bát nước, đun to lửa cho đến khi sôi, vặn lửa nhỏ để chừng 30 phút, nêm muối cho vừa ăn.

– Trị hoa, đau tức ngực, tê đau khớp : 1 lạng hoa cau, hầm cùng thịt lợn, ăn như thức ăn bình thường.

2. Hạt cau

Hạt cau trong Đông y được đánh giá là có khả năng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tiêu chảy , sốt rét, tê phù.

Y học hiện đại chỉ ra rằng trong hạt cau có chứa tanin, alkaloid, giúp diệt giun rất hiệu quả.

· Công dụng của hạt cau

– Chữa sốt rét : Lấy 2g hạt cau, 1g thảo quả, 4g cát căn, 6g thường sơn. Sắc nước từ 600ml xuống còn 200ml, uống ba lần/ngày.

– Chữa đầy bụng, khó tiêu: 10g hạt cau sắc cùng 10g sơn tra, lấy nước uống.

– Chữa tê phù, kết đờm: 10g hạt cau, tán thành bột, pha với nước sôi hoặc hãm như hãm chè, uống nhiều lần trong ngày.

– Chữa táo bón, tiểu dắt, đai dạ dày: 10g hạt cau, 10 g mạch tiền đông, sắc cùng nhau uống khi còn nóng.

– Chữa đau bụng, giun sán, ứa nước miếng trong: 80g hạt cau sắc với nước. Ăn một nắm hạt bí ngô rang chín trước bữa sáng, để 2 tiếng sau, uống nước sắc hạt cau.

– Chữa chứng tiểu tiện không thông của phụ nữ sau sinh: hạt cau già, hạt vông vang, hoạt thạch, hoa đào, lấy mỗi loại một lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần uống 8g hỗn hợp trên, pha với rượu.

3. Rễ cau

Sử dụng rễ trắng của cau, loại rễ non sẽ có tác dụng cường dương sinh tinh. Vị thuốc này tuy quen thuộc nhưng không phổ biến bởi rất ít người biết đến. Lấy 40 đến 60g rễ trắng của cau, sao vàng rồi sắc lấy nước uống.

4. Rượu cau

Lại bàn về rượu cau, quả cau có vị chát, cay, tính ẩm, được nghiên cứu là có chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn, thanh trùng, chính vì thế quả cau cũng được sử dụng trong việc trị giun sán, làm cho giun sán không bám được vào thành ruột. Còn rượu có nồng độ cồn cao, có tính sát khuẩn. Khi kết hợp rượu với quả cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khỏe.

Cách làm rượu cau tại nhà cực kì đơn giản, chỉ cần bỏ chút thời gian, bạn sẽ có được một bình rượu cau tích trữ trong nhà, giúp cả gia đình trị sâu răng, viêm răng, viêm lợi, giúp răng săn chắc.

Rượu cau là một loại thuốc dân gian hiệu quả trong việc chữa các bệnh về răng và lợi
Rượu cau là một loại thuốc dân gian hiệu quả trong việc chữa các bệnh về răng và lợi

Chuẩn bị:

–       Chọn 20-25 quả cau tươi

–       1 lít rượu trắng ( nên chọn loại rượu lúa mới của nhà máy, vì loại rượu này đã được khử chất độc andehit)

Cách làm: Dùng dao tước hết vỏ xanh của quả cau bỏ đi. Tiếp tục tước cùi trắng cho tới hạt, hạt mang thái đôi hoặc thái bốn. Đổ cùi trắng và hạt cau vào rượu cho vào một cái chai, đậy nút thật chặt, để khoảng 1 tháng, nước cau chuyển màu vàng cánh gián, là đem ra dùng được, càng ngâm lâu thì chất lượng càng tốt. Có thể ngâm làm nhiều chai, sử dụng dần từng chai một.

Một chút lưu ý, rượu cau rất cay nên nếu chưa quen những lần ngậm đầu tiên nên ngậm chút một, ngậm sau khi đánh răng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy khoảng 15 phút thì nhổ đi. Tốt nhất là không nên súc miệng lại hoặc ăn uống ngay mà để cho tinh chất rượu cau ngấm vào các nướu răng. Nếu là trẻ em nên pha loãng rượu cau và dặn các em không được nuốt. Chăm chỉ sử dụng hằng ngày để phòng ngừa sâu răng thâm nhập và ngăn các bệnh về răng lợi.

Lưu ý khi dùng rượu cau chữa đau răng

Công dụng rượu cau là diệt khuẩn giúp chắc răng, khỏe nướu chữa sâu răng và bệnh viêm nướu răng. Tuy vậy, rượu cau chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn chứ không diệt được triệt để vi khuẩn gây bệnh, ngay sau khi bạn ngưng sử dụng rượu cau thì bệnh lý có thể quay lại bất cứ khi nào và có thể còn biến chứng nặng hơn thì nguy cơ mất răng là rất cao.

Đồng thời, có những nguyên nhân đau răng khác như răng bị sứt mẻ, mòn men răng, viêm tủy răng, răng khôn mọc lệch – mọc ngầm thì chữa đau răng bằng rượu cau không hiệu quả.

Hãy tính đến các biện pháp nha khoa để điều trị an toàn – nhanh chóng và hiệu quả. Chỉ khi bác sĩ can thiệp thì nguyên nhân gây đau răng mới được trừ bỏ triệt để, tránh cơn đau tái phát.