Cây Bạch Quả – Thần Dược Diệu Kỳ Cho Sức Khỏe Của Bạn

Cây bạch quả được biết đến như một loại thần dược chữa tiêu đờm, cải thiện trí nhớ, cải thiện lưu thông máu,.. Loại cây này được trồng phổ biến ở Trung Quốc, vì vậy nó còn khá xa lạ đối với người dân Việt. Tuy nhiên khi biết được những công dụng của nó, người dân nước ta đã bắt đầu tìm hiểu và nuôi trồng loại cây này. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về loại cây này.

Cây bạch quả là gì?

Bạch quả có tên khoa học là Ginkgo biloba. Nó còn có một số tên gọi khác như áp cước tử, công tôn thụ, ngân hạnh,… Đây là loài cây sống sót duy nhất trong các chi Ginkgo – một loại hóa thạch sống.

Cây Bạch Quả – Thần Dược Diệu Kỳ Cho Sức Khỏe Của Bạn

Loài cây này có tuổi thọ lên đến hơn 200 triệu năm và được coi là cây sống lâu đời nhất. Cây bạch quả được các nhà khảo cổ cho rằng xuất phát từ Trung Quốc.

Hiện nay đã mở rộng ra nhiều vùng đất khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,…

Những đặc điểm sinh thái nổi bật

Đặc điểm bên ngoài của cây bạch quả

Bạch quả được coi là một cây thuốc quý hiếm với quả to, thân gỗ và chiều cao từ 20m đến 35m. Có nhiều cây có chiều cao lên tới 50m. Trên thân cây phân thành nhiều cành, chia thành nhiều nhánh ngắn.

Cây Bạch Quả – Thần Dược Diệu Kỳ Cho Sức Khỏe Của Bạn

Cành cây dài gồ ghề với nhiều lá có cuống. Phiến lá hình dạng quạt, trên mép lá lại có hình tròn, nhẵn. Ở phần giữa mép lá hơi lõm và phiến lá được chia thành hai thùy. Lá của cây bạch quả có rất nhiều gân với nhiều phân nhánh rẽ đôi.

Rễ cây dài, ăn sâu vào lòng đất giúp nó có thể chống chịu được những cơn bão to gió lớn. Quả hạch là một loại dược liệu thần kỳ. Quả của nó kích thước nhỏ hình tròn gần như quả mận.

cây bạch quả

Trái cây bạch quả khi chín

Thịt bên trong quả màu vàng nhưng mùi hương lại rất khó chịu. Cây bạch quả có tuổi thọ lâu đời, có cây lên đến 2.500 năm. Cây lớn tuổi nhất là 3000 tuổi hiện đang ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Phân bố rộng rãi trên toàn thế giới

Các nhà khảo cổ học cho rằng cây bạch quả có bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc. Dược liệu này chỉ trồng ở tại Trung Quốc và một ít tại Nhật Bản.

Tại Việt Nam đã có người thấy được dược liệu Bạch quả được mọc rải quanh ngôi chùa và ở một số vườn hoa cảnh tại phía Bắc.

Tuy nhiên trong mấy chục năm nay các nhà nghiên cứu của Việt Nam hiện tại vẫn chưa thể tìm thấy loại dược liệu quý hiếm này.

Vì mức độ quý hiếm, loại dược liệu này không được sử dụng rộng rãi giống như những vị thuốc khác.

Những bộ phận của cây được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh

Bộ phận của cây bạch quả được sử dụng làm thuốc có quả bạch quả và lá bạch quả hay còn gọi là ngân hạnh diệp.

Những dược liệu này xuất hiện quanh năm để bạn thu hoạch. Sau khi thu hái, dược liệu cần được rửa sạch, để phơi khô tán thành bột mịn để đắp ngoài hoặc nấu thành cao hay sắc thành thuốc uống.

Cây Bạch Quả – Thần Dược Diệu Kỳ Cho Sức Khỏe Của Bạn

Những bộ phận của cây bạch quả được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh

Ở Việt Nam thì bạch quả được sử dụng quả và nhân hạt làm thuốc. Nhân hạt bạch quả được bọc vỏ, bạn có thể sắc chung với các loại thuốc khác hoặc có thể nướng chín làm thuốc uống chữa bệnh.

Thịt bạch quả có thể chữa bệnh nhưng nó có chứa độc cần được ép bỏ dầu trước khi sử dụng và để trên 1 năm mới được đem ra sử dụng.

Những dược liệu này cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh để những nơi ẩm ướt, dễ gây nấm mốc.

Lựa chọn bạch quả sao mới tốt nhất

Có rất nhiều người thắc mắc nên lựa chọn loại dược liệu này như nào mới tốt nhất. Dưới đây sẽ là câu trả lời thích đáng cho bạn.

Bạch quả vừa có thể làm thuốc uống, vừa có thể làm món ăn. Bạn nên chọn những hạt to đều, không có sâu đục, những hạt có kẽ hở dễ bị nấm mốc, hạt sẽ không còn dược tính.

Với những hạt bạch quả chưa qua xử lý sẽ có màu trắng đục và mùi khá hôi và khét. Nhưng với những quả đã qua hóa chất sẽ có màu trắng tinh, đẹp mắt.

Bạn cũng không nên chọn mua bạch quả đã bị tách mất lớp vỏ ngoài sẽ rất dễ bị nấm mốc, khó sử dụng được lâu.

Những thành phần hóa học quan trọng của bạch quả

Mỗi bộ phận của cây bạch quả được sử dụng đều có những công dụng và những thành phần khác nhau:

Phần nhân hạt bạch quả có chứa: 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 5,3% protein, 1,57% tro, 6% đường.

Phần vỏ có chứa: Ginkgolic axit, Bilobol và Ginnol.

Lá bạch quả có chứa: Hợp chất Flavonoic có lợi và nhóm các Tecpen gồm biloblit với ginkgolite. Ngoài ra, trong lá còn có những axit hữu cơ khá quan trọng.

Công dụng thần kỳ của bạch quả

Cây Bạch Quả – Thần Dược Diệu Kỳ Cho Sức Khỏe Của Bạn

Giúp chữa cảm lạnh, ho, tiêu đờm

Theo những nhà nghiên cứu, bạch quả thuộc loại có khí ôn, vị ngọt và hơi đắng. Dược liệu này có tác dụng ích khí, ích phổi, trị hen và tiêu đờm. Bệnh ho và tiêu đờm không còn là điều đáng lo ngại nữa.

Hơn nữa, bạch quả sống có thể tỉnh rượu, tiêu độc. Tuy nhiên thuốc nào dùng quá nhiều cũng sẽ gây lên những tác dụng phụ, bạch quả dùng quá nhiều sẽ gây đầy bụng, cơ thể khó chịu.

Khi sử dụng bạch quả chữa ho, cảm lạnh bạn nên kết hợp với ngải cứu để chữa bệnh. Bạn vo lá ngải cứu, hạt bạch quả nhét vào giữa rồi đem nướng chín. Khi sử dụng bạn chỉ ăn phần bạch quả, bài thuốc này nên sử dụng 3-4 hạt trong khoảng 3 ngày sẽ thấy được công dụng tuyệt vời của nó.

Giảm tiểu buốt, tiểu đục

Dược liệu bạch quả có thể đối kháng với những yếu tố hoạt hóa có ở trong tiểu cầu giúp giảm tình trạng về tiểu buốt hay tiểu đục. Khi gặp phải trường hợp này bạn chỉ cần sử dụng 10 hạt bạch quả 1 ngày chia làm 2 phần 5 sống và 5 được nướng chín. Cứ thế sử dụng trong vòng 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Tăng cường trí nhớ cho người cao tuổi

Với những nhà nghiên cứu y khoa, bạch quả rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh ở não bộ, cải thiện chứng suy giảm trí nhớ ở những người cao tuổi, cải thiện hệ tuần hoàn.

Dược liệu được sử dụng dưới nhiều dạng như cao, viên nang và nước uống. Nó hiện được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện ích và công dụng tuyệt vời.

Giúp lưu thông máu

Những dưỡng chất trong bạch quả rất tốt cho việc tăng cường hoạt động tuần hoàn não, bảo vệ não tránh khỏi những tổn thương và dễ dàng phục hồi tế bào nhanh chóng. Đồng thời, bạch thảo còn có thể làm giảm tình trạng máu vón cục.

Những nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn tim mạch, hô hấp và thần kinh cũng được giảm dần. Đặc biệt hơn, nó chữa được cả tê bì chân tay, đau nửa đầu được giảm đáng kể. Song song với đó, bạch quả cũng là liều thuốc giúp tăng cường thính giác có thể đạt tới 80%.

Chống lại sự lão hóa

Trong bạch quả có flavonoic chống oxy hóa mạnh, nhờ đó mà tình trạng lão hóa được đẩy lùi, tuổi thọ ngày một tăng.

Tác dụng với người bị thiểu năng tuần hoàn não

Cao lá bạch quả qua thực nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chuột cống trắng chống lại bệnh thiếu máu cục bộ não. Tiêm truyền tĩnh mạch cao bạch quả giúp ngăn cản sự phát triển nhồi máu não (khi tiêm mảnh vỡ cục đông máu của nó vào động mạch cảnh gốc). Ngoài ra, còn có tác dụng tốt trên nhồi máu não cấp tính hoặc thiếu máu cục bộ não do nghẽn mạch. Trong điều kiện giảm lượng oxy từ không khí thở vào, động vật điều trị với cao bạch quả sẽ sống sót lâu hơn so với nhóm đối chứng, không những do tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn não, mà còn do làm tăng nồng độ glucose và adenosin triphosphat trong máu.

Tác dụng trên tiền đình và thính giác

Cao lá bạch quả làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch và vi tuần hoàn chung. Cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương tổn thực nghiệm.

Tác dụng đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF)

Các hợp chất ginkgolid của cao lá bạch quả, đặc biệt ginkgolid B là chất đối kháng của PAF. Ginkgolid B có tác dụng ức chế mạnh sự giảm lượng tiểu cầu và co thắt phế quản gây bởi PAF.

Tác dụng điều trị của bạch quả

Não suy

Là tập hợp các triệu chứng của tình trạng sa sút trí tuệ. Trong sa sút trí tuệ thoái hóa, có sự mất tế bào thần kinh và suy giảm dẫn truyền thần kinh, tình trạng giảm chức năng trí tuệ kết hợp với rối loạn về cung cấp oxy và glucose. Trên lâm sàng, bạch quả có tác dụng điều trị não suy, gồm suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai và nhức đầu.

Bạch quả có nhiều cơ chế tác dụng như tác dụng điều hòa trên mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, tác dụng về lưu biến máu, làm giảm độ nhớt của máu, tăng dung nạp đối với sự thiếu oxy ở mô, cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh và dự phòng sự thương tổn màng do gốc tự do.

Cao lá bạch quả có tác dụng điều trị bệnh tập tễnh cách hồi do tắc động mạch ngoại biên, làm tăng khoảng cách đi được và giảm đau. Có tác dụng điều trị bệnh tắc động mạch ngoại biên.

Chóng mặt và ù tai

Cao bạch quả được dùng điều trị những rối loạn ở tai trong như điếc, chóng mặt và ù tai. Kết quả điều trị tốt đối với hội chứng chóng mặt mới mắc phải và không rõ rệt với triệu chứng ù tai.

4.Công dụng và liều dùng

Cao bạch quả được dùng để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Còn được dùng để làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch. Ðiều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do nguyên nhân mạch máu hoặc thoái hóa.

Liều dùng:

Cao khô từ lá khô bạch quả – ngày dùng 120-240mg, chia 3 lần.

Cao lỏng: Mỗi lần 0,5ml, ngày dùng 3 lần.

Một số bài thuốc bổ từ cây bạch quả

Bạch quả bổ dưỡng cho người phế thận suy yếu: Bạch quả giã vỡ ra, bỏ vỏ, lấy nhân rang chín. Mỗi lần 5-10 nhân. Ngày ăn 2 lần. Khi ăn nhai kỹ, nuốt chậm.

Bạch quả thanh phế, giảm ho tiêu đờm: Bạch quả bọc trong lá ngải cứu nướng chín; ngày ăn 4 quả.

Bạch quả chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu: Bạch quả 3-5 quả (đập dập), long nhãn 10g, thiên ma 3g, nước 600ml, sắc uống trong ngày.

Bạch quả tăng cường thể lực, chữa tiểu đêm nhiều lần, tiểu són, nước tiểu trắng đục: Bạch quả 10 quả, sao bỏ vỏ cứng, nghiền bột, uống cùng sữa đậu nành.

Bạch quả bổ thận, cố tinh, trị di mộng tinhBạch quả 5 quả, đun với rượu nhẹ. Uống liền 5 ngày.

Bạch quả trị khí hư, bạch đới ở nữ: Bạch quả 10 hạt (sao khô), hạt bí đao 30g, nước 400ml, sắc uống trong ngày.

Trị sơn ăn gây sưng, ngứa: Lá bạch quả và lá kim ngân, 2 thứ lượng vừa đủ, đun nước rửa.

Chữa cảm lạnh, ho nhiều đờm, thở suyễn: Bạch quả bọc trong lá ngải cứu nướng chín; ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả.

Hỗ trợ chữa hen phế quản, ho suyễn hỗ trợ điều trị lao phổi: Bạch quả 10g, 1 muỗng mật ong. Bạch quả bỏ vỏ, thêm nước, đun chín, cho mật ong vào khuấy đều. Ngày ăn 1 lần vào buổi tối.

Bài thuốc ngăn ngừa bạc tóc: Bạch quả 30g, hà thủ ô 150g vừng đen 100g, đậu đen 250g.Các vị thuốc trên sao chíntán bột mịn. Bảo quản trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày dùng 30g, hòa với nước ấm để chiêu thuốc.

Bài thuốc hỗ trợ đái tháo đườngBạch quả 15g, lá ổi non 15g, râu ngô 30g. Sắc uống trong ngày. Kiêng kỵ đại tiện táo không dùng.

Thang bạch quả định suyễn: Bạch quả 20g (sao vàng), ma hoàng 12g, tô tử 8gkhoản đông hoa 8g, chế bán hạ 8g, tang bạch bì (tẩm mật sao) 8g, hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) 6g, hoàng cầm (sao qua) 6g, cam thảo 4gsắc với 600 ml còn 250ml, chia phần, uống trong ngày.

Hỗ trợ trị bệnh đường tiết niệu, tiểu tiện nhiều, nước tiểu đục: Bạch quả 10g, nướng chín; ăn trong ngày.

Trị mộng tinh: Bạch quả 3-5g, đun với rượu; uống 5 ngày liền.

Bài thuốc trị đới hạ: Bạch quả, khiếm thực, sơn dược, xa tiền tửmỗi vị lượng bằng nhau – đều 9gsắc uống trong ngày.

Trị sơn ăn gây sưng, ngứa: Lá ngân hạnh và lá kim ngân, lượng bằng nhau đun nước rửa.