Các loại thảo dược trị bệnh gan, mật

Các thảo dược trị bệnh gan, mật có tác dụng tăng sơ tiết mật, men ở gan, giải độc tế bào gan, chống xơ gan, tăng tái tạo tế bào gan khi bị hủy hoại…

Hiện nay, các bệnh về gan, mật đang có nguy cơ tăng cao do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý của nhiều người, đặc biệt là nam giới. Chữa trị bệnh gan, mật bằng thảo dược đang trở thành bài thuốc hay được sử dụng trong đời sống tại nhiều gia đình. Dominoshop.vip xin giới thiệu với các bạn một số loại cây phổ biến tốt cho gan mật.

Nhân trần:

Các loại thảo dược trị bệnh gan, mật

Được sử dụng phần trên mặt đất của cây, Adenosma caeruleum R.Br, cây có vị hơi đắng, mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu.

Theo Đông y, nhân trần có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, thoái hoàng, lợi mật, giải độc. Dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm gan vàng da, vàng mắt thể dương hoàng, tức thể viêm gan cấp tính, hoặc âm hoàng tức thể viêm gan mạn tính kể cả viêm gan do virus B.

Liều dùng, ngày 12 – 16g, sắc uống hoặc hãm. Để tăng hiệu quả trị liệu, có thể phối hợp với các loại thảo dược khác nhân trần 20g, chi tử 12g, đại hoàng 4g, sắc uống, ngày một thang, uống liền 3 – 4 tuần.

Nhân trần tía, còn gọi là nhân trần Tây Ninh, nhân trần tía cũng có vị đắng, mùi thơm do chứa tinh dầu, song hàm lượng thấp hơn, có công năng lợi gan, mật, cũng dùng để trị các bệnh về gan, mật như nhân trần.

Bồ bồ:

Cây bồ bồ là dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh viêm gan siêu vi, vàng da, sốt và nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Liều dùng 15 – 30g mỗi ngày theo dạng sắc uống hoặc đắp ngoài da.

Tên khác: Cây nhân trần, tuyến hương lam, chè nội, hoắc hương núi, nhân trần hoa đầu, chè đồng, chè cát

Tên khoa học: Adenosma indianum (Lour.) Merr.

Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae

Theo y học cổ truyền: Bồ bồ dược liệu có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, sơ phong, lợi thấp, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa. Chủ trị trong các trường hợp:

Viêm gan cấp và mãn tính do siêu virus gây ra, Sốt không ra mồ hôi, Vàng da, Tiêu hóa kém, Đau đầu, Bí tiểu, Hen suyễn, Viêm túi mật, Sưng đỏ mắt, Cao huyết áp…

Theo nghiên cứu hiện đại: Bồ bồ có những tác dụng sau

  • Kháng khuẩn: Cao bồ bồ thể hiện khả năng ức chế rõ rệt đối với các chủng vi khuẩn như Shigella dysenteria, Streptococcus hemolyticus S 84 hay Sh. shigae…
  • Diệt giun: Thử nghiệm tinh dầu và nước cất cây bồ bồ cho thấy cả giun đũa, giun móc hay giun đất đều bị tiêu diệt sau khoảng vài chục phút đến vài giờ kể từ khi tiếp xúc với thuốc.
  • Chống viêm: Bồ bồ thể hiện tính kháng viêm rõ rệt khi thử nghiệm trên chuột.
  • Lợi mật, thải độc gan: Tinh dầu và đặc biệt là cao cồn bồ bồ có công dụng làm tăng tiết mật ở chuột, đào thải độc tố cho gan.
  • Ở dạ dày: Bồ bồ có tác dụng làm giảm axit, giảm viêm loét trong dạ dày ở chuột cống trắng.

Cách dùng và liều lượng

  • Liều lượng: 15 – 30g mỗi ngày
  • Cách dùng: Sắc uống, tán nhỏ làm trà hoặc dùng dược liệu tươi đắp ngoài da.
    Độc tính

Bồ bồ không độc. Thử nghiệm trên súc vật được dùng liều gấp 20 lần so với liều giới hạn cho thấy chúng vẫn sống bình thường.

Diệp hạ châu:

diệp hạ châu

 Lưu ý: Diệp hạ châu không dùng cho phụ nữ có thai.

Dân gian thường gọi là cây chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế, có công năng tiêu độc, lợi mật, hoạt huyết. Diệp hạ châu được dùng điều trị viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu. Liều lượng, ngày 8 – 20g, sắc uống.

Diệp hạ châu đắng, còn gọi là chó đẻ răng cưa thân xanh. Theo Đông y, diệp hạ châu đắng vị đắng, tính mát, quy kinh phế thận, có công năng tiêu độc, sát khuẩn, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu, lợi mật, ức chế virus gây viêm gan B, điều hòa huyết áp, được dùng trị viêm gan, mật, bí tiểu, tắc tia sữa, mụn nhọt, bế kinh… Liều dùng 8 – 16g, sắc uống, dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp vào vết thương lở loét hoặc vết cắn của côn trùng.

Actiso:

Actiso chữa bệnh gan

Các bộ phận lá, hoa và rễ của actiso được dùng làm thuốc. Lá actisô chứa các acid hữu cơ, các hợp chất flavonoid… Hoa actiso chứa nhiều taraxasterol và faradiol, là những chất có tác dụng ức chế viêm khá mạnh. Cao actiso có tác dụng bảo vệ gan, tác dụng lợi mật tốt, hoạt tính chống ôxy hóa cao; còn có tác dụng hạ cholesterol và urê huyết. Được dùng trị viêm gan, viêm túi mật hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi mật.

Nghệ:

TINH CHẤT BỘT NGHỆ 

Củ nghệ có chứa nhiều phellandren, borneol…, curcumin 1,5 – 2%. Gây co bóp túi mật và tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống viêm, giảm đau. Dùng nghệ, đặc biệt là curcumin để trị viêm gan vàng da hoặc trường hợp dịch mật bài tiết khó khăn.

Ngoài ra còn nhiều vị thuốc khác có tác dụng tốt cho gan, mật, như chi tử (Fructus Gardeniae) có tác dụng tăng bài tiết dịch mật.

Cà gai leo:

cà gai leo

Cà gai leo là cây nhỏ, sống nhiều năm, dài khoảng 1m, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai. Hoa màu trắng mọc thành xim.Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng.

Bộ phận dùng là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng). Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Thành phần hóa học chính như rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid.Dây có alcaloid. Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe.

Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan, với thành phần silymarin có tác dụng ức chế virus viêm gan C, chống ôxy hóa, giúp tế bào gan tránh khỏi bị hủy hoại do viêm gan. Ngày dùng 16 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

Cây Kế sữa

Cây Kế sữa
Cây kế sữa tên khoa học là Silybum marianum, là một loại dược liệu mọc phổ biến ở các nước khí hậu ôn đới. Cây kế sữa được sử dụng như là một loại thảo dược để điều trị các bệnh về gan và túi mật.

Thành phần hoạt tính có trong cây kế sữa được gọi chung là Silymarin. Hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa, kháng vi-rút và chống viêm. Hợp chất silymarin giúp giữ cho độc tố trong máu không bám vào tế bào gan, giúp giải độc cho gan và trung hòa các gốc tự do.

Các nghiên cứu về kế sữa và sức khỏe gan cho thấy silymarin giúp giảm viêm và thúc đẩy sửa chữa tế bào, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng do các bệnh về gan như vàng da, xơ gan, ung thư gan, bệnh gan nhiễm mỡ.

Hiện nay, silymarin đang được ghi nhận tốt khi điều trị một loại ngộ độc nấm nhất định. Như nấm Amanita phalloides còn được gọi là nấm tử thần và nấm này là nguyên nhân cho cho hầu hết các trường hợp tử vong do ăn nấm trên toàn thế giới mỗi năm. Ăn Amanita phalloides có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí suy gan và khi được điều trị bằng silymarin rất hữu ích, nhưng vẫn đang được tiếp tục thử nghiệm lâm sàng.

Bồ công anh

Bồ công anh

Bồ công anh, tên khoa học là Taraxacum officinale, nó còn có tên gọi là bồ công anh lùn. Rễ bồ công anh từ lâu được coi là một loại thuốc bổ gan được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Rễ bồ công anh chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường đào thải các độc tố trong gan. Tính mát từ bồ công anh còn giúp thanh nhiệt cơ thể, hiệu quả trong việc giải độc gan.

Ngũ vị tử

ngũ vị tử

Ngũ vị tử: tăng tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, khi gan bị viêm nhiễm.

Ngũ Vị Tử hay còn gọi là Ngũ vị tử Bắc (Schisandra chinensis), tên gọi khác là Sơn hoa tiêu, là ngũ mai tử, huyền cập là một vị thuốc thường thấy trong các bài thuốc Đông y. Theo Đông y, ngũ vị tử có vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận. Hạt của quả Ngũ vị tử chứa lignan, có tác dụng làm giảm tổn thương gan trong trường hợp viêm gan virus mãn tính.

Các hoạt chất trong Ngũ vị tử giúp cải thiện chức năng gan bằng cách kích thích các enzyme (protein làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa) trong gan và thúc đẩy tăng trưởng tế bào gan. Chiết xuất từ ​​quả Ngũ vị tử làm giảm nồng độ của một loại enzyme gọi là glutamic-pyruvic transaminase (SGPT) ở những người bị viêm gan. Mức độ SGPT là một dấu hiệu cho tổn thương gan.

Hoạt chất sinh học Schisandrin C có hiệu quả chống lại tổn thương gan ở những người bị viêm gan cấp tính và mãn tính. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có thể là kết quả của nhiều bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan và xơ gan.

(dominoshop.vip tổng hợp)