Bài thuốc “vàng” chữa bệnh trĩ từ hoa, lá thiên lý

Bản chất của trĩ là các đám rối mạch máu trong ống hậu môn, khi máu không được lưu thông, bị ứ đọng lại tĩnh mạch căng và giãn dần, tuỳ từng mức độ gây nên nhiều hay ít búi trĩ. Tĩnh mạch bị căng phồng đẩy niêm mạc ống trực tràng bị giãn theo, do thành mạch mỏng căng nên máu dễ bị thẩm thấu ra ngoài và nhìn sẽ thấy niêm mạc sa xung huyết và dễ vỡ. Lâu ngày mức độ giãn nặng hơn và sa ra ngoài.

1. Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh trĩ

Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.

Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ.

Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh.

Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,…, đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.

U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.

2. Phân loại bệnh trĩ

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids):

Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).

Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Các cấp độ trĩ

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Triệu chứng cơ năng

Đại tiện ra máu là triệu chứng thường gặp và là lý do để bệnh nhân đến khám bệnh. Máu thường màu đỏ tươi, chảy nhỏ giọt hoặc thành tia ở cuối bãi phân như “cắt tiết gà”, đôi khi chảy máu khi va chạm nhẹ, máu chảy kéo dài và thường xuyên là nguyên nhân của thiếu máu trong trĩ.

Sa búi trĩ ra ngoài ống hậu môn khi đại tiện, đi bộ hoặc ngồi xổm lâu, lúc đầu tự co lên về sau đẩy mới lên và cuối cùng là sa thường xuyên ra ngoài.

Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.

Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.

Sưng vùng quanh hậu môn.

3.2. Thực thể

Thăm trực tràng là động tác bắt buộc khi khám hậu môn trực tràng nói chung và khám trĩ nói riêng. Mục đích của thăm trực tràng không những để chẩn đoán được qua sờ thấy búi trĩ (mềm, ấn vào xẹp) mà còn không để bỏ sót các bệnh lý khác mà trĩ là chỉ là một triệu chứng (ung thư trực tràng) và sơ bộ đánh giá được trương lực cơ thắt hậu môn.

Cho bệnh nhân ngồi xổm rặn đại tiện để xem mức độ sa và chảy máu của trĩ.

Soi hậu môn trực tràng: Khi thấy búi trĩ màu tím chân búi trĩ nằm ở vị trí nào so với đường lược có thể thấy cả một vòng lổn nhổn nhiều búi trĩ, ngoài ra còn để phát hiện các bệnh khác.

Khám toàn thân để phát hiện các bệnh khác mà trĩ chỉ là một biểu hiện.

4. Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý

Thiên lý là cây mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá. Hoa khá to, mọc thành chùm, màu vàng xanh lục nhạt, thơm, có cuống to, hơi có lông, dài 10-20mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau.

Lá và hoa thiên lý không những chế biến thành món ăn khá ngon mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ và sa dạ con hiệu nghiệm. Người phụ nữ mang thai bị trĩ cũng có thể dùng hoa thiên lý để trị bệnh mà không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá thiên lý: Lá thiên lý non 100 g, muối hạt 5 g. Rửa sạch lá thiên lý rồi giã nhỏ với muối, cho thêm khoảng 30 ml nước hòa tan rồi lọc lấy nước. Vệ sinh vùng hậu môn sạch bằng thuốc tím hoặc nước ấm sau đó dùng nước cất thiên lý tẩm bông đắp lên chỗ bị trĩ rồi băng lại. Ngày làm 1-2 lần, trong 1 tuần thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá thiên lý tươi một ngày. Đây cũng là bài thuốc chữa bệnh sa dạ con.

Để tăng hiệu quả bạn có thể dùng trực tiếp món canh lá và hoa thiên lý, vừa ngon miệng lại có tác dụng cho sức khỏe.

Nấu canh lá, hoa thiên lý với thịt bò, thịt lợn nạc ăn hàng ngày vừa làm mát cơ thể lại bổ sung nhiều dưỡng chất vô cùng phong phú như chất xơ chiếm 3%, chất đạm 2,8 %, chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, PP, tiền vitamin A (caroten) cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm có hàm lượng cao…