Ăn uống phòng tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.
Tai biến mạch máu não là bệnh lý gây tử vong đứng top 10 thế giới theo thống kê hàng năm của tổ chức y tế thế giới WHO. Bệnh nhân tai biến nếu không được cấp cứu đúng cách và kịp thời sẽ có thể để lại những những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể, trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
1. Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não. Lúc này não sẽ không được cung cấp oxy và dưỡng chất khiến các tế bào não chết dần. Thời gian càng dài thì não tổn thương càng nặng, bệnh nhân sẽ tiến gần với bờ vực tử vong thêm một bước. Các cơ quan trên cơ thể được điều khiển bởi não bộ sẽ không tiếp tục hoạt động được nữa khiến bệnh nhân bị tê liệt, không giao tiếp được,…
Có hai loại tai biến mạch máu não như sau:
Nhồi máu não
Chiếm 80% tổng số ca bệnh, nguyên nhân do lưu lượng tuần hoàn máu lên não bị hẹp hoặc tắc. Lúc này một phần não sẽ bị ngừng cung cấp máu, càng kéo dài thời gian sẽ khiến khu vực đó bị hoại tử. Khi bệnh nhân bị tai biến do nhồi máu não có thể cấp cứu trong khoảng 4 tiếng từ khi phát bệnh. Tuy nhiên, đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt để hạn chế tổn thương não, giúp giảm đi những nguy cơ để lại di chứng cho cơ thể.
Xuất huyết não
Chỉ chiếm 20% tổng số ca bệnh, tuy nhiên tử lệ tử vong cực kỳ cao, nguyên nhân do máu tràn vào mô và làm tổn thương đến não gây nên tình trạng phù não. Lúc này áp lực các mô xung quanh tăng lên, hậu quả sẽ giết chết các tế bào não và vỡ mạch não. Thời gian “vàng” dùng để cấp cứu bệnh nhân tai biến do xuất huyết não chỉ tính bằng đơn vị phút. Chính vì vậy nguy cơ tử vong trong trường hợp này rất cao nếu không có biện pháp sơ cứu và cấp cứu kịp thời.
Tai biến mạch máu não
 Hai loại tai biến mạch máu não
2. Các dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não
Bên cạnh nắm được thông tin tai biến mạch máu não là gì, việc nhận biết một số dấu hiệu bệnh sẽ giúp sớm có biện pháp can thiệp kịp thời:
Cơ mặt tê cứng, cười méo miệng, nói lắp
Tai biến khiến lượng oxy lên não không đủ do đó ảnh hưởng đến các dây thần kinh trên cơ mặt. Bệnh nhân sẽ bị tê liệt một phần hoặc một nửa mặt, nhiều trường hợp không cử động được. Khi yêu cầu bệnh nhân cười, nụ cười bị lõm đi so với bình thường, một nửa bên mặt bị xệ xuống thì nguy cơ bị tai biến rất cao.
Ngoài ra tai biến còn ảnh hưởng đến khả năng nói của bệnh nhân, cụ thể như nói lắp, nói không rõ chữ, nói ú ớ khó hiểu,…
Tai biến mạch máu não
Cơ mặt tê cứng, cười méo miệng là một biểu hiện của tai biến mạch máu não
Thị lực suy giảm, hoa mắt chóng mặt
Khi thiếu oxy lên não gây nên tình trạng thùy não bộ hoạt động kém dẫn khiến thị lực bị ảnh hưởng. Đây là dấu hiệu mà người xung quanh không phát hiện được, do đó nếu bản thân cảm thấy mắt nhòe đi, mờ dần thì phải báo ngay để có những biện pháp kịp thời.
Ngoài ra hoa mặt chóng mặt là tình trạng bình thường khi não không đủ oxy, nhưng hiện tượng này khá phổ biến trong đời sống hàng ngày, chính vì thế cần kết hợp thêm một số biểu hiện khác nữa mới đưa ra kết luận chính xác nhất.
Đau đầu
Một dấu hiệu của tai biến mà bạn cần chú ý là đau đầu dữ dội từng cơn, mức độ đau gia tăng theo thời gian. Cần đưa người bệnh đến viện ngay lập tức khi có biểu hiện trên để tránh tình trạng chết não.
Đau đầu dữ dội từng cơn cũng báo hiệu bạn bị tai biến mạch máu não
Bên cạnh những biểu hiện tiêu biểu như trên thì còn một số dấu hiệu như dáng đi bất thường, nấc cụt hoặc khó thở. Khi bản thân xuất hiện 2-3 biểu hiện như chúng tôi đã liệt kê ở trên thì bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ. Điều cần làm là nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp và cứu chữa kịp thời.
3. Món ăn bài thuốc
Trong các bữa ăn hằng ngày, có thể dùng nhiều món ăn bài thuốc có tác dụng đề phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não.
– Dùng nhân quả đào, thảo quyết minh (mỗi thứ 12 gr) cho vào nồi cùng nửa lít nước, sắc (nấu) cho kỹ, cho thêm mật ong vào, khuấy đều. Chia uống 2 lần trong ngày. Có tác dụng chữa chứng huyết áp cao gây tai biến mạch máu não do cao tắc mạch máu não.
– Dùng 50 gr con trai, một ít con hàu, cùng 100 gr gạo tẻ đem nấu cháo ăn hết trong ngày (chia làm 2 lần). Món này có hiệu quả với chứng huyết áp cao, tai biến mạch máu não, nhức đầu, chóng mặt, Chú ý những người đang mắc chứng hư hàn (lạnh) thì không dùng.
– Lấy hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần sử dụng thì lấy 100 gr gạo tẻ đem nấu cháo, khi cháo gần chín tới thì cho 15 gr bột hoa cúc vào khuấy đều, đun thêm cho sôi vài phút nữa là được. Dùng vào hai bữa sáng và chiều. Hoặc có thể lấy mầm của cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100 gr gạo tẻ, cùng lượng nước vừa đủ, nấu thành cháo để ăn. Hai món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Lưu ý, với những người cao tuổi, tỳ hư, có bệnh tiểu đường thì không được dùng.
– Lấy 2 thìa vừng đen đã rang chín hòa với một ít đường trắng, khuấy đều với nước sôi để uống. Có tác dụng sinh huyết giãn cơ bắp, dùng cho trường hợp tai biến làm bán thân bất toại.
– Dùng vị thuốc hoàng kỳ, bạch thược sao vàng và quế (mỗi thứ 15 gr), gừng tươi 15 gr. Đem sắc (nấu) kỹ nguyên liệu trên để lấy nước, bỏ bã. Lấy 100 gr gạo tẻ, và 4 quả táo tàu, cùng lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc trên vào khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng liên tục sẽ có hiệu quả chữa những di chứng sau khi trúng phong như tay chân tê liệt. Những người huyết áp cao, xuất huyết não đã từng khám chẩn đoán bị tắc mạch máu não có thể dùng bài thuốc này.
– Dùng vị thuốc hoàng kỳ 10 gr, táo 10 quả, đương quy và kỷ tử mỗi thứ 10 gr, thịt heo nạc 100 gr thái lát. Tất cả cho vào nồi ninh (nấu) cho nguyên liệu chín nhừ, cho vào ít muối và gia vị. Món ăn bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán thân bất toại.
4. Cần làm gì để sơ cứu bệnh nhân tai biến?
Khi bệnh nhân bị tai biến thì người nhà phải biết một số thao tác cơ bản sau trong thời gian chờ đợi xe cứu thương:
– Báo cáo rõ tình trạng của bệnh nhân để các y bác sĩ chuẩn bị, điều này rất có ích trong quá trình cấp cứu.
– Nới lỏng quần áo, tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
– Nếu người bệnh bị nôn cần nghiêng đầu sang một bên để tránh tính trạng xộc lên mũi gây khó thở. Khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
– Nếu có hiện tượng co giật ngay lập tức lấy que hoặc đũa có quấn vải để ngang giữa hai hàm răng, việc này giúp cho bệnh nhân không cắn vào lưỡi.
Khi bản thân xuất hiện những dấu hiệu của tai biến thì bạn nên đi khám sàng lọc nguy cơ đột quỵ để phát hiện sớm các mối nguy hại, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân trong tương lai.