5 loại đậu cực tốt cho cơ quan nội tạng của bạn

5 loại đậu này là thực phẩm mà các cơ quan nội tạng của bạn “thích” nhất, càng chăm tẩm bổ về già càng không sợ bệnh. Hãy cùng tìm hiểu xem món đậu nào là món mà các cơ quan nội tạng của bạn “thích nhất”. Nếu bạn chăm tẩm bổ, về già ắt cũng không sợ bệnh.

Có câu “thà sống không có thịt còn hơn không có đậu”, ý muốn nói rằng dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của các loại đậu thậm chí còn tốt hơn cả thịt.

Đậu là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Mỗi loại đậu lại đem đến các công dụng sức khỏe khác nhau cho nội tạng, ví dụ đậu đen có tác dụng bổ thận, đậu đỏ có tác dụng bổ tim…

Theo tài liệu của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc tỉnh Giang Tô đăng tải trên Sohu, các cơ quan nội tạng đều có những “khẩu vị riêng”, nếu như bạn biết cách chiều lòng thì ắt hẳn những cơ quan này sẽ tự khắc khỏe mạnh.

Theo Đông y, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ. Thực phẩm tốt cho ngũ tạng đã được phân theo màu sắc, thuận theo âm dương ngũ hành.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem món đậu nào là món mà các cơ quan nội tạng của bạn “thích nhất”. Nếu bạn chăm tẩm bổ, về già ắt cũng không sợ bệnh.

1. Thận “thích” đậu đen

Đậu đen là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng ngoài protein (hơn 35%), lecithin, đậu đen còn giàu chất béo, niacin, vitamin E và chất chống oxy hóa…

Hàm lượng chất xơ, kali, folate, vitamin B6 và phytonutrient trong đậu đen, cùng với việc thiếu cholesterol, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu đen có chứa nhiều molypden, một loại khoáng chất hiếm, rất ít thấy trong thực phẩm

Theo Trung y, những thực phẩm có màu đen như đậu đen rất tốt cho thận. Đậu đen vị ngọt, đi vào kinh can thận, có tác dụng bổ gan, ngăn ngừa đổ mồ hôi đêm, giúp tóc đen và kéo dài tuổi thọ.

Đậu đen còn được gọi với biệt danh là “thung lũng thận”, có tác dụng đặc biệt tốt trong việc điều trị thận hư và thận khí không đủ. Ví dụ, đổ mồ hôi đêm phần lớn là do thận âm và thận khí không đủ, có thể chữa khỏi bằng cách ăn một ít hạt đậu đen mỗi ngày.

Có nhiều cách để tận dụng đậu đen bồi bổ cho thận, bạn có thể nấu cháo, làm sữa, nấu canh…

2. Tim “thích” đậu đỏ

Khi nhắc đến họ nhà đậu với phần lớn là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chắc hẳn không thể bỏ qua đậu đỏ. Một chén đậu đỏ khoảng 200gr nấu chín có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Calo: 294;
  • Carbohydrate: 57g;
  • Protein: 17,3g;
  • Chất béo: 0,2g;
  • Chất xơ: 16,8g;
  • Mangan: 1,3mg (66% DV);
  • Phốt pho: 386mg (39% DV);
  • Kali: 1,224mg (35% DV);
  • Đồng: 0,2mg (34% DV);
  • Magiê: 120mg (30% DV);
  • Kẽm: 4,1mg (27% DV);
  • Sắt: 4,6mg (26% DV);
  • Thiamin: 3mg (18% DV);
  • Vitamin B6: 0,2mg (11% DV);
  • Riboflavin: 0,1mg (9% DV);
  • Niacin: 1,6mg (8% DV);
  • Canxi: 64,4mg (6% DV).

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng đậu đỏ có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng huyết, giảm sưng tấy, chống mệt mỏi…

Theo y học hiện đại, đậu đỏ có chứa protid, lipid, glucid, chất xơ, vitamin A1, B1, B2, calcium, phosphor, sắt… Có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, hạ cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Chất xơ trong đậu đỏ sẽ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong cơ thể ở mức thích hợp. Ngoài ra, kali trong đậu đỏ còn giúp mạch máu giãn nở, từ đó tăng cường lưu thông máu – giúp mức huyết áp và áp lực tác động lên thành tim giảm bớt.

ăn đậu đỏ thường xuyên cũng góp phần giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh nhờ vào thành phần chất xơ, folate, kali, magiê và vitamin B
Ăn đậu đỏ thường xuyên cũng góp phần giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh nhờ vào thành phần chất xơ, folate, kali, magiê và vitamin B

Nếu bạn có các triệu chứng như khát nước, khó chịu hoặc thiếu năng lượng, nấu một ít cơm đậu đỏ hoặc nước lúa mạch đậu đỏ có thể giúp giảm các triệu chứng.

Đậu đỏ có thể được sử dụng để đun nước uống, nấu chè, nấu canh… món nào cũng ngon và bổ dưỡng.

3. Trí não, mạch máu “thích” đậu nành

Đậu nành có hàm lượng lớn chất lecithin, một trong những thành phần quan trọng nhất đối với quá trình hoạt động của não bộ
Đậu nành có hàm lượng lớn chất lecithin, một trong những thành phần quan trọng nhất đối với quá trình hoạt động của não bộ

Đậu nành rất giàu protein chất lượng cao và nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, giúp tăng cường chức năng của mạch máu não. Ngoài ra, nó còn chứa lecithin, giàu vitamin và các khoáng chất khác, đặc biệt thích hợp cho người phải lao động trí óc thường xuyên.

Có nhiều cách để ăn đậu nành, nhưng cách tốt nhất là chế biến thành sữa đậu nành. Ngoài tốt cho trí não, sữa đậu nành còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, trì hoãn lão hóa, giảm mụn trứng cá trên mặt.

4. Gan “thích” đậu xanh

Từ xưa đến nay, đậu xanh đã được sử dụng trong rất nhiều món ăn từ dân dã đến cao cấp bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại. Theo một số phân tích hàm lượng, trong khoảng 202gr đậu xanh luộc chứa các thành phần dinh dưỡng:
  • Calo: 212
  • Chất béo: 0,8g
  • Protein: 14,2g
  • Carb: 38,7g
  • Chất xơ: 15,4g
  • Folate (B9): 80% DV
  • Mangan: 30% DV
  • Magie: 24% DV
  • Vitamin B1: 22% DV
  • Photpho: 20% DV
  • Sắt: 16% DV
  • Đồng: 16% DV
  • Kali: 15% DV
  • Kẽm: 11% DV
*DV (Daily Value): Lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày
Người bị nóng trong có thể ăn cháo đậu xanh hoặc chè đậu xanh để giải nhiệt
Người bị nóng trong có thể ăn cháo đậu xanh hoặc chè đậu xanh để giải nhiệt
Ngoài các vitamin và khoáng chất trên, đậu xanh còn chứa nhiều vitamin B2, B3, B5, B6 ,E selen, flavonoid và carotenoid. Loại đậu này cũng chứa nhiều các loại axit amin thiết yếu như isoleucine, valine, lysine, phenylalanine, leucine, arginine…

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, đồng thời loại bỏ chứng phù nề. Bản thân đậu xanh cũng rất giàu lysine và axit amin, sự kết hợp của hai chất dinh dưỡng này đem lại giá trị trị liệu rất cao, đặc biệt là để ngăn ngừa cảm giác khó chịu do nóng gan.

5. Lá lách, dạ dày “thích” đậu lăng trắng

Đậu lăng là một trong các loại đậu được nhiều người trên thế giới yêu thích, vì chứa nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên ở Việt Nam có thể nhiều người còn xa lạ với loại đậu này.

Đậu lăng (còn gọi là thiết đậu, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu) chứa đầy các chất dinh dưỡng và nhu cầu thiết yếu để cơ thể chúng ta hoạt động ở công suất cao nhất
Đậu lăng (còn gọi là thiết đậu, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu) chứa đầy các chất dinh dưỡng và nhu cầu thiết yếu để cơ thể chúng ta hoạt động ở công suất cao nhất

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng đậu lăng trắng có vị ngọt, tính hơi ấm. Có tác dụng bổ tỳ vị, tốt cho dạ dày và lá lách, giúp thanh nhiệt, giảm ẩm ướt, có thể làm giảm nôn mửa và tiêu chảy.

Trong cuốn Bản thảo cương mục của thầy thuốc Lý Thời Trân có viết: Đậu lăng trắng có tác dụng “làm sáng mắt và bổ máu, bổ dạ dày”. Đậu lăng trắng được dùng trực tiếp làm thuốc nhưng dược tính không mạnh, tuy nhiên nếu xào sơ qua thì có thể tăng cường tác dụng bổ tỳ, tiêu ẩm. Cách xào: Cho đậu lăng trắng đã rửa sạch, phơi khô rồi cho vào nồi, xào đến khi có màu hơi vàng và có vài vết cháy thì nghiền nhuyễn khi sử dụng.

Cao dược liệu tổng hợp