11 loại thực phẩm cực tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ (hay còn gọi là rối loạn lipid máu, tăng cholesterol) đã trở thành bệnh thời đại khi số người trong cộng đồng mắc ngày càng gia tăng. Lối sống hiện đại ít vận động, dinh dưỡng không hợp lý đã gây nên căn bệnh nguy hiểm này.

1. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Bệnh máu nhiễm mỡ hay còn gọi là bệnh mỡ máu, rối loạn lipid máu, là tình trạng tăng Cholesterol và triglycerid, hoặc giảm nồng độ mỡ tốt (HDL-C), tăng nồng độ mỡ xấu (LDL-C).

2. Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu là do thói quen ăn uống cũng như duy trì một lối sống không lành mạnh, nhất là ở người trưởng thành. Do đó, bệnh mỡ máu thường gặp ở người cao tuổi.
Đặc biệt, tình trạng mỡ máu tăng cao do chế độ ăn uống có chứa nhiều mỡ động vật, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, các loại thịt đỏ trong các bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, một nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu là tiền sử những người mắc các bệnh lý béo phì, ít vận động hoặc những người mắc bệnh tiểu đường. Với tình trạng tăng triglycerid thường gặp ở người uống nhiều bia rượu, di truyền hoặc rối loạn gen chuyển hóa.

3. Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Tuy rằng bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu) không gây tử vong trực tiếp cho người bệnh nhưng những hệ lụy mà căn bệnh này để lại không hề thua kém các bệnh lý nguy hiểm chết người nào. Vì thế việc nhận biết được mức độ nguy hiểm của bệnh mỡ máu với cơ thể là rất quan trọng. Một số tác hại của bệnh mỡ máu lên cơ thể có thể kể đến như:

3.1. Mỡ máu cao ảnh hưởng đến tim mạch

Mỡ máu tăng cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch, nếu tình trạng này kéo dài gây ra hẹp động mạch khiến lượng máu cung cấp cho tim giảm. Đặc biệt nếu cả chỉ số cholesterol và triglyceride tăng thì mức độ nguy hiểm của bệnh có thể trở nên trầm trọng, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, hậu quả là thiếu máu cơ timnhồi máu cơ tim và tử vong.

Mỡ máu cao gây nhồi máu cơ tim
Mỡ máu cao gây nhồi máu cơ tim

3.2. Mỡ máu cao gây đột quỵ não

Mỡ máu tăng cao, đặc biệt ở người tăng cholesterol gây lắng đọng trong thành mạch hình thành các mảng xơ vữa. Theo đó, các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não, từ đó làm hẹp lòng mạch và dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây ra tình trạng thiếu máu não. Nghiêm trọng hơn, máu lên não có thể tắc nghẽn gây ra đột quỵ não. Đã có nhiều thống kê cho thấy, có đến 93% bệnh nhân đột quỵ não có tiền sử rối loạn mỡ máu.

3.3. Mỡ máu cao ảnh hưởng đến huyết áp

Tình trạng mỡ máu tăng cao gây ra các mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi, từ đó làm tăng áp lực lên thành mạch máu.

Để cung cấp đầy đủ máu cho các hoạt động của cơ thể thì bắt buộc tim phải làm việc tích cực hơn. Điều này làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể dẫn đến bệnh cao huyết áp.

3.4. Mỡ máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu là do chế độ ăn uống không hợp lý. Theo đó, toàn bộ thức ăn được dung nạp đều được chuyển hóa qua gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích lũy chất béo ở trong gan vượt quá 5% trọng lượng. Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó có thể nhận biết. Về lâu dài gan nhiễm mỡ làm suy giảm chức năng gan và gây ra nhiều bệnh lý về gan mật khác.

Mỡ máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Mỡ máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ

3.5. Mỡ máu cao làm giảm chức năng sinh lý

Mỡ máu cao không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở cả 2 giới. Theo thống kê, có 80% các trường hợp nam giới bị tăng cholesterol máu có biểu hiện rối loạn cương dương và biểu hiện này sớm hơn những biến chứng về tim mạch trên bệnh nhân bị mỡ máu cao. Ngoài ra, cholesterol cao cũng làm giảm ham muốn ở nữ giới.

Trước đây, bệnh mỡ máu chỉ thường xuyên gặp ở người cao tuổi nhưng căn bệnh này hiện nay đã có xu hướng trẻ hóa, thậm chí bệnh mỡ máu đã ghi nhận bệnh nhân mắc khi ở độ tuổi 20. Vì thế việc phòng ngừa bệnh mỡ máu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong tương lai rất quan trọng.

4. Bị bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Để giảm lượng mỡ trong máu, nên bắt đầu từ chế độ ăn uống. Các chuyên gia sức khỏe khuyên những bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều các loại thực phẩm sau đây
Để giảm lượng mỡ trong máu, nên bắt đầu từ chế độ ăn uống. Các chuyên gia sức khỏe khuyên những bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều các loại thực phẩm sau đây:

1. Hành tây: Giúp làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Hành tây là một trong số rất ít những loại thực phẩm có chứa prostaglandin A – một chất giúp giãn mạch, có thể làm mềm các mạch máu, giảm độ nhớt máu, tăng lưu lượng máu mạch vành, thúc đẩy huyết áp các chất khác bài tiết, do đó, lipid trong máu cũng theo đó mà được đào thải. Ngoài ra, thường xuyên ăn hành tây còn có thể làm giảm lượng cholesterol xấu, cải thiện xơ vữa động mạch, tặng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể.

2. Giá đỗ: Đào thải lượng cholesterol xấu. Giá đỗ chính là một trong những loại thực phẩm có chức năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, trong quá trình nảy mầm, lượng vitamin của giá đỗ tăng cao khoảng 67 lần so với hạt đậu ban đầu. Vitamin C có thể thúc đẩy sự bài tiết cholesterol và ngăn ngừa tích tụ thành động mạch. Giá đỗ có chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể loại bỏ các chất cholesterol có hại cho cơ thể.

3. Táo: Hấp thu cholesterol dư thừa: Táo là thực phẩm có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu. Táo có chứa nhiều chất xơ hòa tan với acid. Có thể tưởng tượng hợp chất này giống như miếng bọt biển sẽ hấp thụ các cholesterol dư thừa và chất béo trung tính. Ngoài ra, trong táo còn có chứa nhiều Pectin có thể hạ thấp cholesterol và do đó tăng cường hiệu lực hạ lượng mỡ trong máu.

Không chỉ vậy, táo còn có thể phân hủy acid acetic, đây là hoạt đọng có lợi cho việc ngăn chặn sự sự dị hóa của cholesterol và triglycerides. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa trong việc hạ lượng mỡ trong máu, tốt nhất là ngoài rau và hoa quả, hãy ăn thêm nhiều các loại thịt để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

4. Cá hồi : “Trợ thủ” cho việc hạ chất béo trung tính: Cá hồi giàu Omega 3 acid béo không bão hòa, có thể làm giảm triglyceride và tăng mật độ lipoprotein cholesterol, tăng độ đàn hồi mạch máu.

5. Cá chép: Ngoài cá hồi ra thì cá chép cũng là một trong những loại thực phẩm tốt đối với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ.

6. Thịt gà bỏ da: So với thịt lợn, bò, cừu và nhiều loại thịt đỏ khác thì thịt gà chứa nhiều acid béo không bão hòa, rất thích hợp cho việc điều trị chứng máu nhiễm mỡ.

7. Tăng cường rau xanh: Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin C có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch. Ngoài ra, trong rau xanh có chứa chất xơ, người ăn nhiều rau thì lượng axit cholic để phân giải cho cholesterol trong phân tương đối cao. Từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu.

8. Ngũ cốc: Có chứa mangan, crômi có thể phòng chống bệnh xơ cứng động mạch.

9. Rong biển: Rong biển có chứa hàm lượng iốt cao có thể ngăn ngừa mỡ bám vào thành động mạch.

10. Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.

11. Không nên ăn sau 8h tối: Những nguời bị máu nhiễm mỡ nếu ăn tối quá muộn mà lại ăn thức ăn nhiều đạm thì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

Dominoshop.vip (tổng hợp)