Trong cuộc sống, đôi khi thông minh hay hiểu biết quá nhiều cũng chẳng thể khiến ta vui vẻ thêm. Chẳng phải vì thế mà người xưa vẫn nói, tiếng cười của con trẻ là hạnh phúc nhất, bởi chúng vô lo vô nghĩ, có thể tự do mà tận hưởng đời này hay sao?
Về Hạnh Phúc và Tri Thức
Trong cuộc sống, có những lúc sự thông minh và hiểu biết sâu rộng không hẳn mang lại niềm vui trọn vẹn. Chẳng phải vì thế mà người xưa đã đúc kết rằng tiếng cười của trẻ thơ mới là biểu hiện của hạnh phúc đích thực, bởi lẽ chúng vô tư, tự do tận hưởng cuộc sống mà không phải lo âu.
Hàng trăm năm nay, người ta vẫn thường khuyên nhủ nhau rằng sự hiểu biết sẽ mang lại hạnh phúc trong cuộc đời.
Tuy nhiên, quan niệm này dường như đã trở nên lạc hậu trong thời đại hiện nay. Nhiều người vì sống quá rõ ràng mà không mấy khi vui vẻ, cất giữ trong lòng bao nhiêu ấm ức khó nói, hiểu lầm, xích mích. Có những điều đáng quên thì lại nhớ, có những điều đáng nhớ thì lại quên.
Thực ra, muốn sống hạnh phúc không khó, đôi khi chỉ cần biết tha thứ và buông tay đúng lúc.
3 Phần Say
Khi uống rượu, tốt nhất là chỉ nên say 3 phần. Uống quá ít thì không vui, uống quá nhiều thì lại tổn hại đến sức khỏe và tinh thần.
Biết uống rượu đúng cách, ta sẽ cảm nhận được sự bay bổng, nhẹ nhàng của thế giới tự do. Uống ít, vừa đủ để mang lại chút niềm vui chính là nghệ thuật thưởng rượu đích thực, đồng thời là một cách tốt để giải tỏa tinh thần.
Thời còn trẻ, Khổng Tử từng thỉnh giáo Lão Tử về đạo làm người, nhận được câu: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu”. Lão Tử ngụ ý rằng người buôn bán giỏi thường biết giấu của quý, người quân tử có phẩm hạnh cao thường không khoa trương, bởi họ hiểu rằng khoa trương sẽ khiến kẻ xấu dòm ngó.
Một người quân tử có phẩm hạnh cao cũng sẽ hiểu cái lợi của việc ẩn mình. Bề ngoài có vẻ ngu ngốc, nhưng thực ra bên trong lại thâm sâu khó lường.
Dân gian có câu: “Nước quá trong thì không có cá; người quá xét nét thì không ai chơi”. Sống quá ngay thẳng cũng chẳng phải là tốt. Muốn tỏ ra ngu ngốc một chút, cần say ba điểm để mắt không thấy, tai không nghe. Muốn tồn tại trên đời này, phải biết cách ngu ngốc, dại dột, biết “say” đúng lúc. Say ít thì lợi mình, say nhiều thì sẽ trở thành kẻ ngốc thật sự.
7 Phần No
Cây không cần tưới nhiều vẫn có thể tươi tốt, thậm chí nên tưới khi lá có chút héo rũ. Con người không cần ăn nhiều vẫn có thể khỏe mạnh, chỉ cần cảm thấy no bảy phần là đã rất thoải mái rồi.
Ngay bản thân Khổng Tử cũng chủ trương không ăn quá no. Ông cho rằng ăn uống điều độ để dạ dày làm việc vừa phải mới là cách tốt nhất để khỏe mạnh. Chỉ ăn no bảy phần, tất yếu ta sẽ thấy còn chút thòm thèm trong miệng, nhưng thực ra bụng đã hoàn toàn thỏa mãn.
Lão Tử từng nói: “Đại thành nhược khuyết”, ý chỉ rằng cái gì đầy đủ quá thì lại thành ra thiếu. Trong bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, khi bốn thầy trò gặp nạn rơi xuống nước, khiến vài tờ kinh bị rách, Tôn Ngộ Không cũng khuyên sư phụ: “Trời đất vốn không toàn vẹn. Bộ kinh này vốn chẳng đầy đủ, nay bị rách cũng là ứng với sự không trọn vẹn ấy thôi”. Vị đại thần nhà Thanh Tăng Quốc Phiên cũng lấy lời của Chu Tử để răn mình: “Làm việc nên giữ mức vừa với mình, đắc ý rồi thì nên thôi.”
Chính vì vậy, ăn no bảy phần cũng là cách nhắc nhở ta đừng quá đòi hỏi sự hoàn mỹ, mà nên chừa chỗ cho mọi thứ. Chẳng ai có thể sung sướng, viên mãn về mọi mặt cả. Chạy theo sự hoàn mỹ chỉ khiến con người thêm mệt mỏi, dễ thành cầu toàn rồi tự trách bản thân, nghiêm khắc với người khác. Cứ như thế, đường đời càng đi càng hẹp lại.
Do đó, muốn sống an yên, hãy dũng cảm đối mặt với sự thiếu hoàn mỹ của đời người.
8 Phần Tình Người
Vào mùa đông lạnh giá, có hai con nhím đang ôm nhau ngủ. Bởi vì thân chúng toàn gai nhọn, cứ nằm sát nhau là gai sẽ đâm vào da thịt, nên cả đêm hai con nhím trằn trọc không thể ngủ ngon. Chúng quyết định tách nhau ra, nhưng vì lạnh quá nên vẫn không thể yên giấc. Hai con nhím lại tiếp tục ôm nhau ngủ cho đỡ lạnh.
Sau nhiều lần ôm nhau rồi lại tách ra, chúng đã tìm ra một khoảng cách an toàn, vừa có thể sưởi ấm cho nhau, vừa không bị tổn thương.
Đây chính là hiệu ứng về khoảng cách tâm lý trong các mối quan hệ giữa con người với con người, hay còn gọi là hiệu ứng “con nhím”. Trong đối nhân xử thế, tốt nhất chỉ nên dành đến tám phần tình cảm cho người khác.
Đã là bạn bè với nhau, giữa hai bên không cần quá dè chừng, nhưng phải chừa cho nhau đủ không gian tự do. Tám phần tình cảm chính là khoảng cách tốt nhất, giúp mối quan hệ thêm lâu bền.
Một số người cứ nghĩ rằng đã là bạn bè thì phải luôn luôn theo sát, nắm rõ cuộc sống của nhau. Họ nghĩ rằng mình đã dốc hết tấm lòng thì đối phương cũng phải làm điều tương tự mới là phải phép. Tình bạn như vậy chẳng khác nào gông cùm trói buộc hai bên với nhau, khiến người trong cuộc cảm thấy nghẹt thở, không sớm thì muộn cũng tan vỡ rồi khiến tất cả cùng khổ đau.
Nếu thực sự yêu mến, quý trọng bạn bè, ta chỉ nên dành đến 8 phần tình cảm. Chỉ khi cả hai bên có đủ không gian riêng thì tình bạn mới có thể bền vững lâu dài. Ngay cả đối với người lạ, tám phần cũng là khoảng cách hợp lý, vừa thể hiện thiện chí, vừa giúp ta tự bảo vệ chính mình.
Bởi lẽ, chúng ta không thể phơi bày toàn bộ tình cảm, tấm lòng của mình cho thiên hạ xem được.