Cao khỉ là dược liệu được bào chế từ xương khỉ đột hoặc khỉ đít đỏ. Dược liệu thường được sử dụng để để cường dương, bổ thận, làm mạnh gân cốt và điều trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi.
Cao khỉ tính bình vị mặn thường được sử dụng để bổ máu, điều trị thiếu máu
I. Mô tả dược liệu Cao khỉ
1. Đặc điểm dược liệu
Cao khỉ được bào chế từ xương khỉ. Tại Việt Nam có nhiều loại khỉ như khỉ đột, khỉ đít đỏ,.. thường được sử dụng để bào chế thuốc. Ngoài ra, con vượn, đười ươi, tinh tinh có vẻ ngoài giống như khỉ. Tuy nhiên các loại này không được ứng dụng để làm thuốc.
Khỉ đột sống trong tự nhiên, sinh trưởng theo bầy, rất dễ thu bắt. Khi rừng được cho là có chất lượng dược liệu tốt hơn khỉ nuôi.
Khi làm dược liệu cần thu bắt khỉ trên 5 kg. Ngoài ra, khi sử dụng xương cần chú ý phân biệt với xương chó, xương vượn để đảm bảo chất lượng dược liệu.
2. Cách bào chế dược liệu Cao khỉ
Theo kinh nghiệm, khi nấu cao khỉ cần ít nhất là 2 con khỉ, trên 10 kg thì mới có thể nấu được. Khi nấu có thể nấu cao thịt riêng, cao xương riêng. Khi cao xương gần được thì trộn cao thịt nấu chung, bởi vì cao thịt nấu riêng không thể đông đặc được. Ngoài ra, nếu muốn nấu cao thịt riêng mà đông đặc được thì cứ mỗi 2 kg thịt khỉ nấu với 1 kg thịt rắn, nấu trong 2 ngày 2 đêm.
Tuy nhiên cách nấu cao khỉ phổ biến nhất vẫn là nấu chung xương và thịt khỉ. Bởi vì khi nấu riêng thì người cần canh thời gian chính xác chờ cao xương gân được rồi mới trộn cao thịt vào cùng. Nếu giữa không đúng lúc, cao thịt có thể bị ôi, hỏng.
Khi nấu cao khỉ cần chọn khỉ trên 5 kg để có chất lượng cao tốt nhất Các chế biến cao khỉ chất lượng phổ biến nhất thường bao gồm các bước sau:Cắt tiết khỉ, dùng nước sôi đổ lên người khỉ cho đến khi chết hẳn. Dùng nước sôi để làm phần lông, lột lấy phần da để riêng, lọc kỹ phần thịt, lọc xương để riêng, bỏ phần mỡ, nội tạng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.