Cao khỉ là dược liệu được bào chế từ xương khỉ đột hoặc khỉ đít đỏ. Dược liệu thường được sử dụng để để cường dương, bổ thận, làm mạnh gân cốt và điều trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi.
I. Mô tả dược liệu Cao khỉ
1. Đặc điểm dược liệu
Cao khỉ được bào chế từ xương khỉ. Tại Việt Nam có nhiều loại khỉ như khỉ đột, khỉ đít đỏ,.. thường được sử dụng để bào chế thuốc. Ngoài ra, con vượn, đười ươi, tinh tinh có vẻ ngoài giống như khỉ. Tuy nhiên các loại này không được ứng dụng để làm thuốc.
Khỉ đột sống trong tự nhiên, sinh trưởng theo bầy, rất dễ thu bắt. Khi rừng được cho là có chất lượng dược liệu tốt hơn khỉ nuôi.
Khi làm dược liệu cần thu bắt khỉ trên 5 kg. Ngoài ra, khi sử dụng xương cần chú ý phân biệt với xương chó, xương vượn để đảm bảo chất lượng dược liệu.
2. Cách bào chế dược liệu Cao khỉ
Theo kinh nghiệm, khi nấu cao khỉ cần ít nhất là 2 con khỉ, trên 10 kg thì mới có thể nấu được. Khi nấu có thể nấu cao thịt riêng, cao xương riêng. Khi cao xương gần được thì trộn cao thịt nấu chung, bởi vì cao thịt nấu riêng không thể đông đặc được. Ngoài ra, nếu muốn nấu cao thịt riêng mà đông đặc được thì cứ mỗi 2 kg thịt khỉ nấu với 1 kg thịt rắn, nấu trong 2 ngày 2 đêm.
Tuy nhiên cách nấu cao khỉ phổ biến nhất vẫn là nấu chung xương và thịt khỉ. Bởi vì khi nấu riêng thì người cần canh thời gian chính xác chờ cao xương gân được rồi mới trộn cao thịt vào cùng. Nếu giữa không đúng lúc, cao thịt có thể bị ôi, hỏng.
Các chế biến cao khỉ chất lượng phổ biến nhất thường bao gồm các bước sau:
- Cắt tiết khỉ, dùng nước sôi đổ lên người khỉ cho đến khi chết hẳn. Dùng nước sôi để làm phần lông, lột lấy phần da để riêng, lọc kỹ phần thịt, lọc xương để riêng, bỏ phần mỡ, nội tạng.
- Sơ chế thịt: Sử dụng nước 80 độ C rửa sạch phần thịt khỉ, thái thành lát mỏng, mỗi lát khoảng 100 – 200 g. Lại giã nát 200 g gừng tươi, hòa với 300 ml rượu trắng, lọc lấy phần nước. Lại cho thêm 200 ml rượu, lọc lấy nước. Dùng nước này tẩm ướp thịt khỉ cho thịt bớt tanh và giảm tính lạnh của thịt khỉ. Ngoài ra một số người có thể tẩm thịt khỉ với Đại hồi, Thảo quả, Quế chi, mỗi vị đều 50 g. Sau đó nướng vàng thơm hoặc sấy khô thịt khỉ. Cho thịt đã sơ chế vào túi vải, buộc kín, đặt vào một chiếc thùng nhôm.
- Sơ chế xương: Nếu sử dụng xương tươi cần lọc hết thịt mỡ, tủy xương nếu không chất lượng cao sẽ không tốt, dễ bị chảy sau khi thành phẩm. Sau đó làm sạch xương khỉ, cho vào thùng nhôm, ở giữa những túi thịt khỉ, bên dưới có thể đặt một chiếc vỉ để khỏi cháy.
- Cho nước sôi vào ngập xương và thịt, nước cần phải cao hơn thịt khoảng 10 cm. Đun và nấu liên tục, thời gian nấu có thể mất khoảng 8 – 9 ngày. Nếu nước cạn thì đun nước sôi đổi thêm vào. Nấu đến khi bóp xương thấy mềm là được. Sau đó lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước.
- Sau khi đã trộn hưng các nước cô đặc sẽ thu được cao toàn tính, sền sệt. Sau đó cứu 10 kg xương thịt thì thêm 100 ml nước cốt gừng vắt vào tàn trong 500 m rượu trắng. Lại cô đặc cách thủy trên cát, đánh mạnh, nhanh và đều tay đến khi nào dùng dao rạch sâu, hai bên mép không khép lại là được. Tỷ lệ cao thường là 1/10.
Khi nấu cao khỉ cần lưu ý một số vấn đề như:
- Xương đầu của khỉ có thể nấu cao riêng. Tác dụng của cao xương đầu khỉ thường là điều trị trẻ em lên kinh phong, co giật, ngược tật.
- Da khỉ khô có thể nấu cao riêng, dùng để điều trị các chứng bệnh lở ngứa, viêm da.
- Mật khỉ thường được sử dụng để điều trị đau mắt, động kinh, suy nhược thần kinh.
5. Bảo quản dược liệu
Cao khỉ cần được bảo quản rong giấy bóng kín, tránh gió, nhiệt độ cao. Tốt nhất là nên lưu trữ cao khỉ ở thùng hoặc hộp kín, bên dưới có một lớp vôi sống và đậy kín nắp hộp.
6. Thành phần hóa học
Hiện tại có rất ít tài liệu nghiên cứu về tác dụng và các thành phần có trong Cao khỉ. Tuy nhiên, theo một số tài liệu cho biết Cao khỉ thường gồm những thành phần chủ yếu như:
- Nito toàn phần
- Acid Amin
- Chất tro
- Asen
- Canxi
- Photpho
II. Vị thuốc Cao khỉ
1. Tính vị
Cao khỉ tính bình, vị mặn, chua.
2. Quy kinh
Dược liệu quy vào kinh Thận và Can.
3. Công dụng của cao khỉ
Chưa có nghiên cứu khoa học hiện đại nào về tác dụng dược lý của Cao khỉ. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, dược liệu có một số công dụng như:
- Dùng làm thuốc bổ máu, dùng bồi bổ cho cơ thể phụ nữ kém ăn, thiếu ngủ, người mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống, hay đổ mồ hôi trộm.
- Cao xương khỉ có tác dụng bổ Thận, Can, ít xương cốt, hỗ trợ điều trị các chứng phong lao.
- Thịt khỉ có thể hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi.
- Cao khỉ toàn tính có tác dụng bổ thận, tráng dương, dùng làm mạnh gân cốt.
4. Cách dùng – Liều lượng
Dược liệu thường được sử dụng để ngâm rượu, thái lát ngậm tan trong miệng hoặc sắc thành thuốc dùng uống.
Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 4 – 10 g.
III. Bài thuốc sử dụng Cao khỉ
1. Chữa thiếu máu, nhức mỏi cơ thể, tay chân đau
Sử dụng một phần Cao khỉ, cắt mỏng ngâm cùng 10 phần rượu 35 – 40 độ. Ngâm liên tục trong 7 – 10 ngày là dùng được, thỉnh thoảng có thể lắc nhẹ để cao nhanh tan hơn. Mỗi ngày dùng uống 2 lần trước bữa ăn chính, mỗi lần uống một chén nhỏ. Có thể sử trộn thêm mật ong hoặc cháo nóng để cải thiện hương vị.
2. Điều trị thiếu máu, người xanh xao, phụ nữ kém ăn
Mỗi ngày dùng 5 – 10 g Cao khỉ, cắt thành từng miếng nhỏ, mỏng dùng ngậm cho đến khi tan hẳn. Ngoài ra có thể tẩm thêm mật ong nếu không chịu được mùi dược liệu.
VI. Lưu ý khi sử dụng Cao khỉ
Do nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng tăng, do đó người dùng rất dễ sử dụng Cao khỉ kém chất lượng. Cao sử dụng cần được chế biến đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh và không được pha trộn các tạp chất như keo da, hắc ín.
Bên cạnh đó, rượu dùng ngâm cao cũng cần đảm bảo về độ rượu và quy định về rượu, không lẫn các tạp chất.
Rượu ngâm không được ngâm quá 6 tháng. Nếu rượu ngâm quá 6 tháng cần bỏ đi, không nên sử dụng.
Cao khỉ được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc các bài thuốc bổ máu, tăng cường sức khỏe, điều trị nhức mỏi tay chân. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cao khỉ người dùng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được tư vấn cụ thể và tránh các rủi ro không mong muốn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.