I. Cây lá Dung là cây gì?
Tên gọi, danh pháp
- Tên Tiếng Việt: Dung
- Tên khác: Chè dung, Chè lang, Chè dại, Duối gia
- Tên khoa học: Symplocos racemosa Roxb
Đặc điểm tự nhiên
Dung là một cây nhỏ cao 1,5 – 2 m, nhưng có thể cao 4 – 5 m hay 8 – 9 m (nếu để lâu không bị đốn chặt). Lá mọc so le, đơn, nguyên, cuống ngắn, hình trứng thuôn dài, phía cuống hẹp lại hơi tù, phiến lá dài 9 – 15 cm, rộng 3 – 6 cm, mép có răng cưa ngắn, thưa, mặt nhẵn, khi khô có màu vàng xanh hay vàng nâu.
Hoa nhiều, màu trắng hay vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở nách lá hay ở đầu cành, cuống hoa ngắn, trên mặt có phủ lông mịn. Hoa mùi thơm nên ong rất thích. Quả hạch ăn được, hình thuôn dài, dài 6 – 10 mm, trên đỉnh có phiến đài tồn tại, thịt quả màu tím đỏ. Hạt thường đơn độc, màu nâu.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây lá dung mọc phổ biến ở khắp các tỉnh miền Bắc, có cả ở Lào (tên Lào là mot, kho mươt he, kho meut, dam krong), Campuchia (tên Campuchia là thvet, luot). Còn mọc ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc.
Tại miền Bắc, một số nơi được nhân dân hái lá dùng làm thuốc như vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng), Quảng Ninh. Hái lá tươi về phơi hay sao khô để dành dùng dần.
Còn có nơi dùng vỏ thân hay vỏ rễ: Bóc vỏ về phơi hay sấy khô; vỏ mềm, dễ gãy vụn, màu vàng nâu nhạt, khi cắt ngang giữa lớp bần và lớp mô vỏ có một lớp màu đỏ, chứa một chất màu đỏ.
Thu hoạch và bào chế dược liệu
- Lá chè: Có thể dùng tươi hoặc đem phơi sấy khô, sao vàng để pha trà dùng quanh năm.
- Thân cây: Sau khi thu hoạch, dùng dao tách bóc lớp vỏ cây, đem phơi hoặc sấy khô dùng dần. Dược liệu mềm, rất dễ gãy vụn, có màu vàng nâu, mặt cắt ngang thấy màu đỏ ở giữa lớp bần và lớp mô vỏ.
- Rễ cây: Người dân đào cả bộ rễ, rửa sạch sẽ đất cát và bóc lấy vỏ rễ, đem phơi hoặc sấy cho khô hoàn toàn.
Bảo quản: Tránh nơi ẩm ướt.
Thành phần hoá học có trong lá dung
Lá chè dung chứa nhiều hoạt chất giảm đau saponin và các thành phần khác như steroid, tanin và terpen. Thân cây chứa glucosid 3 – monogluco furanosid và vỏ thân có chứa một glycosid. Hoạt chất này nếu đem thủy phân sẽ cho pelargonidin và D – glucose.
Trong vỏ cây có sắc tố màu đỏ, chứa 3 alkaloid là loturin, coloturin, loturidin.
Trong cây dung còn chứa glucosid 3 – monoglucofuranosid của 7 – O – methylleucopelargonidin.
Công dụng của lá dung
Theo y học cổ truyền
Nhân dân nhiều vùng dùng lá dung làm chè uống cho tiêu cơm, chữa đau bụng, chữa tiêu chảy.
Tại Ấn Độ người ta dùng vỏ sắc uống chữa đau bụng, đau mắt và rửa vết loét, rong kinh do cơ tử cung bị dãn, tiểu tiện ra dưỡng chấp.
Bài thuốc cổ truyền của Ấn Độ gồm vỏ cây dung, hồ tiêu, tất bát, đàn hương, bạch hoa xà, củ gấu…được chế thành đồ uống lên men, dùng để kiềm chế chứng nghiện rượu. In vivo, bài thuốc cho thấy có sự cải thiện thần kinh và phục hồi những biến đổi về điện não đồ và điện tâm đồ do rượu gây nên. Bài thuốc còn có tác dụng hiệu chỉnh biến đổi về mỡ ở gan và những dấu hiệu về chảy máu, về sự hủy myelin.
Nhân dân còn dùng nhuộm vải, sau đó nhuộm cánh kiến đỏ cho có màu đỏ.
Rễ dung có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu khát, giảm đau, làm săn. Lá dung có vị chua, ngọt, có tác dụng trợ tiêu hóa, chữa đau bụng, tiêu chảy.
Theo y học hiện đại
Cây dung có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày, đồng thời giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, kiểm soát triệu chứng đau, ợ hơi và khó chịu do bệnh gây nên.
Mới đây bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng dựa vào kinh nghiệm dân gian đã dùng nước sắc và xirô lá dung chữa đau dạ dày có tăng toan, kết quả tốt. Liều dùng cho người lớn mỗi ngày 15 – 30 g lá khô.
In vivo, cao chiết cây dung (trừ rễ) với cồn 50° có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và làm giảm thân nhiệt.
Một phân đoạn kết tinh từ vỏ cây dung ức chế sự phát triển vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, nhóm vi khuẩn ruột và lỵ; làm giảm tần số và cường độ co bóp in vitro của tử cung ở một số loài động vật.
Một phân đoạn khác chiết từ vỏ cây dung có tác dụng chống co thắt dạ dày – ruột và có thể bị đối kháng bởi atropine.
Đã phân lập được từ cây dung 1 glycosid mới có tác dụng chống phân hủy fibrin.
Nước sắc lá dung có tác dụng ức chế trực khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn đã được thử nghiệm trong điều trị bỏng, làm lành các vết bỏng nhiễm khuẩn, làm khô vết bỏng, không mùi, mau lên da non.
Nước sắc và siro lá dung chữa đau dạ dày do toan dịch vị.
Dùng nước sắc vỏ dung rửa vết loét.
II. Vị thuốc
+ Tính vị
- Lá dung: Có vị ngọt, chua
- Rễ dung: Tính mát và vị ngọt, nhạt
+ Tác dụng
Cây lá Dung có nhiều tác dụng hữu ích, bao gồm:
- Cây Dung có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
- Lá cây Dung cũng có tác dụng chữa tiêu chảy và đau bụng.
- Rễ cây Dung có tác dụng tiêu khát, hạ sốt và giảm đau.
- Các thành phần của cây Dung được sử dụng trong điều trị các chứng khó tiêu, đầy hơi, đầy bụng hoặc kén ăn.
- Người mắc bệnh viêm loét dạ dày, viêm đại tràng hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa và người có chức năng tiêu hóa kém thường được khuyến cáo sử dụng các sản phẩm từ cây Dung.
- Cây Dung cũng có tác dụng chữa các bệnh về mắt, mụn nhọt lở và rong kinh.
- Chiết xuất từ cây Dung có tác dụng hạ lipid máu, chống oxy hóa và kháng khuẩn.
- Cây Dung còn có tiềm năng trong điều trị các rối loạn sinh sản ở nữ.
- Dịch chiết từ cây Dung có tác dụng chống ung thư và giúp giảm kích thước khối u.
- Cây Dung cũng được sử dụng trong ngành dệt may như là chất nhuộm vải.
+ Cách dùng và liều lượng
Chè dung sử dụng rất đơn giản, chỉ cần hãm với nước nóng từ 10 – 15 phút là có thể uống. Về liều lượng dùng, mỗi ngày chỉ nên dùng 20 – 30 gram. Tuyệt đối không dùng quá nhiều để tránh tác dụng phụ.
Để hãm nước cây chè Dung đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể tuân theo các bước sau:
- Bước 1: Thu thập 1-2 nắm lá Dung tươi và rửa sạch.
- Bước 2: Đun sôi 2 lít nước trong nồi.
- Bước 3: Cho nắm lá Dung vào nồi nước sôi và tiếp tục đun sôi trong khoảng 5 phút. Hoặc có thể cho nắm lá Dung vào nồi nước đã đun sôi và hãm trong vòng 10-15 phút.
- Bước 5: Lọc nước chè Dung để loại bỏ lá.
Nước chè Dung đã hãm sẽ có thể uống trong ngày, không để qua đêm để đảm bảo tươi ngon và an toàn cho sức khỏe.
Một số nghiên cứu khoa học về cây lá dung
Các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào tác dụng điều trị của lá Dung, đem lại những kết quả bất ngờ. Trong một nghiên cứu trên chuột, chiết xuất từ lá Dung đã cho thấy khả năng hạ lipid máu và chống oxy hóa, với cơ chế tương tự các loại thuốc hiện tại dùng để điều trị tăng lipid máu.
Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng chiết xuất từ cây thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở con người như Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli.
Nghiên cứu trên chuột cái đã chứng minh rằng chiết xuất từ cây Dung có khả năng tăng mạnh hormone FSH và LH – Hai loại hormone quan trọng trong quá trình sinh sản. Ngoài ra, nhóm chuột uống dịch chiết cây Dung còn cho thấy khối lượng buồng trứng tăng lên giúp mở ra tiềm năng trong việc điều trị các rối loạn sinh sản ở phụ nữ.
Chiết xuất từ cây Dung còn có tác dụng chống ung thư và chống oxy hóa trên chuột, giúp giảm kích thước khối u và gia tăng tuổi thọ của chuột ung thư. Ngoài ra, cũng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh trên thỏ khi sử dụng cây Dung có tác dụng điều trị tiêu chảy, chống viêm và giảm đau.
III. Một số bài thuốc dùng cây lá dung
1. Trị rong kinh
Để trị rong kinh, ta có thể sử dụng vỏ Dung tán bột và trộn với đường. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1g. Nên duy trì trong 3 – 4 ngày.
Lá Dung giúp hỗ trợ chữa trị rong kinh ở phụ nữ
Lá Dung giúp hỗ trợ chữa trị rong kinh ở phụ nữ
2. Trị đau dạ dày
Kết hợp 120g lá Dung, 60g Hương phụ tử, 40g Ô tặc cốt, 40g Mộc hương và 20g Kê nội kim. Thành phần này được sao vàng và tán thành bột, sau đó trộn lại với nhau. Mỗi lần sử dụng 8g, uống với nước ấm, khoảng 1 giờ trước bữa ăn.
Trị đau dạ dày
Đánh tan cơn đau dạ dày nhờ vào lá Dung
3. Trị vết thương, bệnh ngoài da
Đầu tiên, lấy 20g lá Dung cùng với 200ml nước và đun sôi cho đến khi còn khoảng 100ml. Bạn có thể sử dụng dung dịch này để uống hoặc rửa vết thương. Nếu cần, có thể đắp bã lá lên vết thương, tuy nhiên cần chú ý vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
4. Giải cảm sốt, giải khát, chữa sốt rét cơn và đau lưng gối:
5. Chữa bệnh về da đầu:
6. Trị bỏng:
Những phương pháp trên là những kinh nghiệm sử dụng lá Dung trong việc điều trị các bệnh và vết thương. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng thích hợp.
VI. Một số lưu ý khi dùng cây là dung
1. Những người nên dùng cây lá dung trị bệnh
Cây lá dung có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Do đó, những người sau đây nên dùng cây lá dung trị bệnh:
- Người bị viêm dạ dày, tá tràng, đau bụng, khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,…
- Người bị các bệnh ngoài da như lở ngứa, chốc đầu, mụn nhọt,…
- Phụ nữ bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.
2. Những người không nên dùng cây lá dung trị bệnh
Cây lá dung có một số tác dụng phụ, do đó, những người sau đây không nên dùng cây lá dung trị bệnh:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người bị suy giảm chức năng gan, thận.
- Người bị dị ứng với cây lá dung.
- Người đang sử dụng các thuốc khác.
3. Lưu ý khi dùng cây lá dung trị bệnh
Cây lá dung là một vị thuốc tự nhiên, tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ dùng cây lá dung tươi hoặc khô đã được sơ chế sạch sẽ.
- Không dùng quá liều lượng quy định.
- Không dùng cây lá dung lâu dài.
- Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khi sử dụng cây lá dung, cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.