Nguyên nhân đau dạ dày theo quan điểm của Đông y
Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày, tá tràng theo Đông y:
-
- Tỳ Vị hư hàn: Do khí huyết hư nhược, chức năng tiêu hóa kém, khiến thức ăn không được tiêu hóa triệt để, tích tụ lại thành đàm ứ, gây đau nhức, đầy bụng, ợ chua, nôn mửa.
- Can khí phạm vị: Do khí uất, can khí không điều hòa, xâm phạm vào Vị, gây ra các triệu chứng như đau tức, trào ngược axit, ợ nóng, buồn nôn.
- Vị âm hư: Do âm khí trong cơ thể bị hao hụt, dẫn đến tình trạng nóng trong, táo bón, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Dựa vào nguyên nhân, Đông y chia bệnh đau dạ dày, tá tràng thành các thể bệnh chính:
- Hư hàn: Đau âm ỉ, tức bụng, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ăn uống không ngon miệng, tiêu chảy, phân nát, lưỡi nhợt, mạch yếu.
- Thực nhiệt: Đau quặn, nóng rát, ợ chua, nôn mửa, táo bón, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng.
- Can khí phạm vị: Đau tức, đầy bụng, ợ chua, nôn mửa, hay cáu gắt, tức giận.
- Vị âm hư: Đau rát, lưỡi đỏ, rêu vàng, miệng khô, khát nước, táo bón.
Điều trị bệnh đau dạ dày, tá tràng bằng Đông y:
- Sử dụng các bài thuốc Đông y: Có rất nhiều bài thuốc Đông y hiệu quả để điều trị bệnh đau dạ dày, tá tràng, tùy thuộc vào nguyên nhân và thể bệnh. Các bài thuốc thường sử dụng các vị thuốc như: Hoàng liên, Bạch truật, Cam thảo, Nhân sâm, Nhung hươu, Mộc hương, Trần bì, …
- Châm cứu: Kích thích các huyệt vị trên cơ thể giúp điều hòa khí huyết, giảm đau, cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Xoa bóp bấm huyệt: Tác động lên các huyệt vị liên quan đến hệ tiêu hóa giúp giảm đau, đầy bụng, ợ chua.
Bài thuốc trị bệnh đau dạ dày bằng Đông y
Thể can khí phạm vị: Đau vùng thượng vị lan tới hai mạng sườn, ậm ạch khó chịu, miệng đắng, hay cáu gắt, mặt đỏ, ợ hơi hoặc nôn chua, rêu lưỡi vàng. Nếu nặng thì đau dữ dội từng cơn, nôn mửa, miệng nhạt.
– Diên hồ sách, trần bì, cam thảo mỗi thứ 12 g, ô dược, hương phụ mỗi thứ 20 g, sa nhân 8 g. Diên hồ sách đập dập, các vị trên sắc với 1.500 ml nước, lọc bỏ bã lấy 150 ml. Chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần. Thích hợp với các trường hợp khí trệ.
– Bồ hoàng, ngũ linh chi mỗi thứ 48 g, tán bột mịn, uống mỗi lần 15 g, ngày uống 4 lần. Dùng cho trường hợp huyết ứ.
Thể tỳ vị hư hàn: Đau vùng thượng vị liên miên, mệt mỏi, đầy bụng, nôn mửa nước trong, chân tay lạnh, phân nát, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu nhợt.
Nhân sâm 15 g, can khương 30 g, thục tiêu 10 g, di đường 100 g.
Ba vị trên sắc với 1.200 ml nước, lọc bỏ bã lấy 150 ml đun sôi, hòa với di đường quấy tan đều. Uống ấm, chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối 1 lần.
Thể thương thực: Đau vùng thượng vị sau ăn hoặc uống, đau dữ dội hoặc âm ỉ ngày một tăng dần. Người mệt mỏi có thể kèm theo tiêu chảy.
Mạch nha, thần khúc mỗi thứ 20 g, sơn tra 16 g, phục linh 18 g, trần bì, liên kiều mỗi thứ 8 g, la bạc tử 10 g. Tất cả giã dập sắc với 1.500 ml nước, lọc bỏ bã lấy 250 ml. Uống ấm, chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối 1 lần.
Các bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày phổ biến khác
Bài 1: Nụ hoa hoặc hoa mai (mơ) 6g, trà xanh 6g. Cho hai thứ vào nước sôi ngâm 5 phút. Ngày uống 1 lần lúc nóng. Công dụng: thư can điều khí, hòa vị giảm đau. Chữa bụng trướng, đầy hơi hoặc có nôn.
Bài 2: Hoa nhài 6g, phật thủ 10g. Hai vị cho vào nước sôi ngâm 5 phút, uống ngày 1 thang, uống nóng thay chè. Công dụng: điều khí giải uất, hòa vị giảm đau. Chữa sườn bụng tức đau, đầy hơi, ăn kém.
Bài 3: Phật thủ tươi 25g hoặc khô 10g. Phật thủ thái thành lát mỏng hoặc tán vụn, pha nước sôi ngâm 10 phút uống thay chè trong ngày, uống nóng. Công dụng: thư can điều khí, hòa vị trừ thống. Chữa dạ dày trướng đầy do can vị bất hòa, các chứng đau thần kinh dạ dày…
Bài 4: Hoa cam quýt, chè bột mỗi thứ 3 – 5g pha vào nước sôi ngâm 10 phút. Uống nóng trong ngày. Công dụng: ôn trung điều khí, hòa vị giảm đau. Chữa đau bụng do lạnh, ăn uống không tiêu kèm theo ho…
Bài 5: Hoa nhài 6g, thạch xương bồ 6g, chè xanh 10g. Tất cả tán vụn, hãm nước sôi trong 5 – 10 phút, uống nóng ngày 1 thang. Công dụng: điều khí hòa vị giảm đau, kiện tỳ an thần. Chữa viêm dạ dày mạn, ăn uống không ngon, tiêu hóa kém, bụng trướng đau, mất ngủ.