Mụn cóc là gì? 5 cách trị mụn cóc bằng lá tía tô cực hiệu quả

Mụn cóc là bệnh da liễu phổ biến sau mụn trứng cá. Theo thống kê, cứ 4 người thì có 3 người bị mụn cóc vào một thời điểm nào đó trong đời. Vậy mụn cóc là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa ra sao?

Bệnh mụn cóc xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bao gồm cả nam lẫn nữ.
Bệnh mụn cóc xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bao gồm cả nam lẫn nữ.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là bệnh phổ biến, lành tính, do thượng bì nhiễm Papilloma virus ở người (HPV) qua vết thương hở hoặc vết trầy xước, làm kích thích tăng sinh tế bào nhanh chóng dẫn đến hình thành mụn cóc. Virus HPV này có hơn 100 loại khác nhau, trong đó mụn cóc ở tay, chân thường do nhóm HPV 1,2,4,7,27 hoặc 57 gây ra, mụn cóc sinh dục thường do nhóm HPV 6,11…gây ra. (1)

Vết thương hở và da ẩm là môi trường ưa thích cho vi khuẩn xâm nhập qua da. Các yếu tố miễn dịch tại chỗ và toàn thân gây ảnh hưởng đến sự lây lan. Đặc biệt, những người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm (nhất là người nhiễm HIV hoặc ghép thận) có nguy cơ cao phát triển các tổn thương gây khó điều trị.

Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau và thường được đặt tên theo vị trí xuất hiện. Hầu hết, mụn cóc thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, có một số loại mụn cóc thường nhạy cảm như những vùng bề mặt chịu trọng lực (dưới chân) gây đau khi đi lại.

Nguyên nhân gây bệnh mụn cóc

Khi vi-rút nhú ở người (HPV) xâm nhập vào vết cắn của da, gây nhiễm trùng và hình thành mụn cóc.
Khi vi-rút nhú ở người (HPV) xâm nhập vào vết cắn của da, gây nhiễm trùng và hình thành mụn cóc

Vi-rút lây lan từ người này sang người khác hoặc từ các bộ phận khác nhau của cơ thể thông qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc.
  • Dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân như khăn tắm, dao cạo râu…
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm mụn cóc (mụn cóc sinh dục)
  • Cắn móng tay và cạy lớp biểu bì.
  • Cạo râu.

Dấu hiệu mụn cóc

Mụn cóc giống như một nốt sần sùi màu da hoặc xám trắng. Hình dạng chúng đôi khi trông giống súp lơ nhiều nhú, có một số loại thì phẳng. Mụn cóc có thể không gây đau, hoặc đau nhiều khi đi lại, tì đè. Ngoài ra còn có những tình trạng khiến người bệnh khó chịu như:

  • Chảy máu nhẹ.
  • Cảm giác bỏng rát.
  • Khó chịu.
  • Ngứa hoặc kích ứng bộ phận sinh dục.

Một số loại mụn cóc rất nhỏ nhưng người bệnh vẫn cảm nhận hoặc nhìn thấy chúng. Đôi khi, mụn cóc sẽ tập hợp thành nhóm, có loại rất lớn có hình dạng giống như thân cây. Hầu hết, các mụn cóc bắt đầu dạng khối u nhỏ, mềm và có khi người bệnh không để ý.

Ai có thể bị mụn cóc?

Bệnh mụn cóc xuất hiện ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn vì môi trường vui chơi của các bé thường chứa nhiều virus HPV như: chơi đất, cát, cắn móng tay, không mang giày dép,… Những người mắc bệnh tự miễn dịch hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu bao gồm cả người già rất dễ bị nhiễm vi-rút gây mụn cóc.

Phân loại mụn cóc, vị trí ưa thích?

1. Phân loại

Dưới đây là một số loại mụn cóc thường gặp và triệu chứng: (2)

  • Mụn cóc thông thường: những khối u có màu đen hoặc xám, sần sùi, cứng, gặp nhiều ở mu bàn tay, ngón tay, vùng da quanh móng tay và bàn chân. Mụn xuất hiện do virus xâm nhập qua các vết xước khi cắn hoặc cắt móng tay.
  • Mụn cóc dạng sợi mảnh: có kích thước dài, nhiều nhú, thường gặp ở mặt, quanh miệng, mí mắt, mũi, không gây đau và phát triển nhanh.
  • Mụn cóc lòng bàn chân: mụn nhỏ, rộp, sần sùi, có màu tương tự như màu da hoặc đen, nâu, nổi ở gót hoặc lòng bàn chân, gây đau khiến việc đi lại gặp khó khăn. Mụn dễ vỡ do chịu lực ép của chân và mặt nền.
  • Mụn cóc phẳng: khối u có kích thước khá nhỏ, khoảng 5mm, nhẵn và phẳng hơn các loại khác. Tuy nhiên, mụn cóc dạng này có tốc độ phát triển và lây lan nhanh sang các vùng da lân cận. Mụn cóc phẳng thường  xuất hiện trên mặt trẻ em, vùng râu nam giới và chân của phụ nữ.
  • Mụn cóc sinh dục: các nốt mụn nổi ở bộ phận sinh dục, hậu môn. Bệnh lây lan thông qua quan hệ tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da bị nhiễm bệnh. Phụ nữ mang thai có thể lây bệnh cho trẻ sơ sinh khi sinh con.

Các vị trí ưa thích

  • Mụn cóc ở tay
  • Chân/bàn chân.
  • Móng tay/móng chân.
  • Mặt.
  • Môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Bộ phận sinh dục (Vùng háng, dương vật, bìu, âm đạo, âm hộ, môi âm đạo gồm môi bé,môi lớn và cổ tử cung.
  • Hậu môn.
  • Trực tràng.

Lá tía tô có trị mụn cóc được không?

Mụn cóc (hạt cơm, hột cơm) là khối u nhỏ có màu trắng, sần sùi, mọc chủ yếu ở bàn chân hoặc bàn tay. Có trường hợp mụn cóc tự tan trong vài tuần nhưng cũng không ít trường hợp mụn này kéo dài dai dẳng trong vài năm, gây cảm giác cộm, đau đớn.

Có thể trị mụn cóc bằng lá tía tô tươi dễ dàng
Có thể trị mụn cóc bằng lá tía tô tươi dễ dàng

Nguyên nhân trực tiếp gây mụn cóc là do virus HPV (tuýp 6 và 11) gây ra. Đây cũng là loại virus gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới, sùi mào gà. Tuy nhiên, so với bệnh ung thư cổ tử cung, sùi mào gà thì mụn cóc có mức độ nhẹ, dễ điều trị hơn.

Virus này có thể được lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con là chủ yếu. Các triệu chứng của mụn cóc thường khởi phát sau 1 – 3 ủ bệnh.

Tác dụng chữa mụn cóc của lá tía tô

Theo Đông Y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải hàn, trừ cảm, giúp ra mồ hôi, chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Chính vì đặc tính trên, dân gian đã dùng lá tía tô đắp lên vết thương hoặc uống để mụn cóc se nhỏ lại, giúp da trở nên mịn màng. Bên cạnh đó, một số thành phần vitamin, khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao trong lá tía tô có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, khả năng chống chọi với virus gây bệnh.

Một số nghiên cứu của y học hiện đại về tác dụng trị mụn cóc của lá tía tô cũng cho biết: thành phần Limonene và Perila Aldehyde có trong nguyên liệu có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa và loại bỏ virus HPV ra khỏi cơ thể.

Lá tía tô có chữa khỏi mụn cóc hay không?

Lá tía tô là thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn cho sức khỏe và có khả năng trị được nhiều bệnh – bao gồm mụn cóc. Nhiều ý kiến cho biết, đắp lá tía tô lên nốt mụn liên tục trong vài tuần sẽ khiến mụn cóc se lại. Đặc biệt, cần chú ý đắp lên đúng mụn cái (thường sẽ có mụn to ở cái rồi các mụn nhỏ mọc xung quanh). Khi mụn cái mất đi, các mụn con cũng bắt đầu lặn.

Tuy nhiên, tác dụng của các bài thuốc dân gian nói chung và bài thuốc chữa mụn cóc bằng lá tía tô nói riêng đòi hỏi nhiều thời gian phát huy tác dụng hơn thông thường. Hiệu quả điều trị cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, có người đáp ứng bài thuốc nhưng cũng có trường hợp bệnh không thuyên giảm nên bạn cần lưu ý và không quá phụ thuộc vào một cách chữa trị nào.

5 cách trị mụn cóc bằng lá tía tô cực đơn giản tại nhà

 

Mụn cóc là gì? 5 cách trị mụn cóc bằng lá tía tô cực hiệu quả
Lá tía tô rất quen thuộc với người Việt. Vậy cách chữa mụn cóc bằng lá tía tô tại nhà như thế nào để mang đến hiệu quả nhanh chóng?

Hãy bỏ túi 5 cách dưới đây để sử dụng thường xuyên nhé. Không chỉ đánh tan mụn cơm mà cách dưới đây còn nuôi dưỡng giúp làn da trở nên khỏe mạnh, trắng sáng hơn nhé.

Trị mụn cóc bằng lá tía tô tươi

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô đơn giản nhất mà quý vị có thể áp dụng là sử dụng trực tiếp lá tía tô tươi. Bạn chỉ cần chuẩn bị lá tía tô mà không cần thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.

  • Chuẩn bị: Lá tía tô tươi 200 gram
  • Thực hiện: Đem lá tía tô rửa sạch, sau đó giã hoặc xay nhuyễn. Vắt lấy nước cốt của lá tía tô tươi và chia thành hai phần. Một phần để uống và một phần để sử dụng bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn cóc và để trong 15 phút.

Với phần bã của lá tía tô, bạn có thể sử dụng băng gạc để quấn lên vùng da bị mụn cóc và để qua đêm. Cuối cùng rửa lại bằng nước ấm và tiến hành các bước dưỡng da như thông thường

  • Nên thực hiện hàng ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau 1 – 2 tuần.

Kết hợp lá tía tô cùng nha đam

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô cùng nha đam vừa trị mụn cóc vừa giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn.

  • Chuẩn bị: Lá tía tô tươi cùng 1 nhánh nha đam
  • Thực hiện: Lá tía tô đem rửa sạch với nước, xay nhuyễn và lấy nước, giữ lại phần bã. Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ, xay nhuyễn. Trộn hỗn hợp nha đam cùng phần bã lá tía tô.

Sử dụng hỗn hợp đam đắp lên khu vực có mụn cóc về để từ 15 – 20 phút hoặc có thể để qua đêm. Rửa sạch lại vùng da bị mụn cóc đã đắp lá tía tô cùng nha đam bằng nước ấm.

Thần dược đa năng – nha đam – kết hợp cùng tía tô có khả năng trị mụn cóc
Thần dược đa năng – nha đam – kết hợp cùng tía tô có khả năng trị mụn cóc

Sử dụng kem đánh răng và lá tía tô trị mụn cóc

Kem đánh răng là nguyên liệu không thể thiếu trong phòng tắm của mỗi gia đình. Vì thế cách trị mụn cóc bằng lá tía tô tại nhà cũng rất phổ biến. Bạn chỉ cần thực hiện theo cách sau:

  • Chuẩn bị: Lá tía tô tươi và một lượng kem đánh răng đủ dùng
  • Thực hiện: Lá tía tô mua về rửa sạch, sau đó đem xay nhuyễn, giữ lại phần nước cốt. Đem phần nước trộn cùng một lượng kem đánh răng vừa đủ.

Đem hỗn hợp đắp lên vùng da bị mụn cóc và để qua đêm. Sáng hôm sau cần rửa lại sạch bằng nước và kiên trì thực hiện hàng ngày.

Kết hợp lá tía tô cùng kem đánh răng để trị mụn cóc tại nhà
Kết hợp lá tía tô cùng kem đánh răng để trị mụn cóc tại nhà

Chữa mụn cóc bằng lá tía tô kết hợp giấm táo

Giám táo là nguyên liệu có khả năng trị mụn cóc hiệu quả vì trong giấm tác có chứa nhiều acid malic, acid lactic, acid salicylic… Đây là các chất có khả năng ăn mòn các nốt mụn cũng như ngăn chặn sự lây lan của virus HPV. Không chỉ vậy, đây là nguyên liệu lành tính nên không gây kích ứng cho da.

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô cùng giấm táo như sau:

  • Chuẩn bị: Lá tía tô, giấm táo
  • Thực hiện: Lá tía tô rửa sạch, đem xay nhuyễn hoặc giã lấy phần nước cốt. Trộn hỗn giấm táo cùng nước cốt lá tía tô theo tỉ lệ 1:1. Đem đắp lên vùng da cần điều trị mụn cóc, băng kín từ 3 – 4 giờ, sau đó tháo ra và rửa sạch.

Lá tía tô kết hợp giấm táo cho hiệu quả bất ngờ

Lá tía tô kết hợp giấm táo cho hiệu quả bất ngờ

Lá tía tô trị mụn cóc khi kết hợp cùng vôi sống

Vôi sống là cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả mà không gây ra đau đớn. Để áp dụng cách trị mụn cóc bằng lá tía tô và vôi sống bạn chỉ cần thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Lá tía tô tươi, một ít vôi sống
  • Thực hiện: Lá tía tô rửa sạch bằng nước muối, để khô và xay nhuyễn lấy nước cốt. Trộn nước cốt lá tía tô cùng một lượng vôi sống vừa đủ, bôi hỗn hợp lên vùng da cần điều trị mụn cóc. Để hỗn hợp trên da qua đêm và rửa sạch lại bằng nước ấm vào sáng hôm sau.

Lá tía tô cùng vôi sống là phương pháp vô cùng phổ biến

Lá tía tô cùng vôi sống là phương pháp vô cùng phổ biến để trị mụn cóc

Những điều cần lưu ý khi áp dụng cách trị mụn cóc bằng lá tía tô

Các phương pháp trị bệnh dân gian luôn mang đến hiệu quả không ngờ. Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô đơn giản, không gây đau đớn, hiệu quả mà quý vị có thể sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng phương pháp này bạn cần lưu ý điều sau:

  • Nên lựa chọn lá tía tô tươi đảm bảo chất lượng, không có quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật. Vì quý vị không chỉ sử dụng trực tiếp lên da mà còn kết hợp uống để có hiệu quả nhanh chóng hơn
  • Lá tía tô cần được rửa sạch, bạn nên rửa kỹ bằng nước hoặc sử dụng máy khử khuẩn
  • Lá tía tô là thành phần từ thiên nhiên nên để thấy hiệu quả rõ rệt cần sự kiên trì và thời gian nhất định. Do đó khi sử dụng cách trị mụn cóc bằng lá tía tô bạn cần kiên trì và thực hiện thường xuyên. Không nên sử dụng 1, 2 hôm chưa thấy kết quả đã vội tìm kiếm phương pháp khác

Lời kết

Mụn cóc là một trong những bệnh về da lành tính. Tuy chúng không gây nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và khiến chúng ta phần nào tự ti khi giao tiếp. Để trị mụn cóc bằng lá tía tô đơn giản, chi phí rẻ nhưng cần thời gian dài và sự kiên trì. Ngoài cách trị mụn trên, bạn có thể lựa chọn cách trị mụn cóc tại các cơ sở y tế hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ da liễu.