Lá trầu không, thuốc kháng sinh tự nhiên trị nhiều bệnh

Lá trầu không là một loại cây thảo mộc quen thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ dùng để ăn trầu mà còn được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

Ngoài việc dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau, thuốc lào và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không như một vị thuốc dân gian để trị rất nhiều bệnh.

Mua tinh dầu ô liu Nhật Bản cao cấp dưỡng da tại đây

Lá trầu không, thuốc kháng sinh tự nhiên trị nhiều bệnh
Lá trầu không là một loại lá rất quen thuộc và được dùng phổ biến đối với người dân Việt Nam

Đặc điểm sinh học của lá trầu không

  • Hình thái: Cây trầu không là cây thân thảo, sống lâu năm, có thân rễ bò lan. Lá đơn, mọc đối, hình tim, mép lá nguyên, gân lá hình lông chim. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành cụm ở đầu cành. Quả hạch nhỏ, màu đen khi chín.
  • Phân bố: Cây trầu không được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây trầu không được trồng ở khắp các tỉnh thành.

Dược tính của lá trầu không

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Lá trầu không có nhiều tác dụng dược lý quý giá, như:

  • Kháng khuẩn, sát trùng: Tinh dầu trầu không chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng mạnh, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Chống viêm: Lá trầu không có tác dụng giảm viêm, sưng tấy, do đó được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm.
  • Giảm đau: Tinh dầu trầu không có tác dụng giảm đau, tê bì.
  • Trừ phong, tiêu đờm: Lá trầu không giúp trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, tiêu đờm, long đờm.
  • Hạ khí, tiêu thực: Lá trầu không có tác dụng hạ khí, tiêu thực, giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Theo ghi chép từ y học cổ truyền, lá trầu có vị cay nồng, mùi thơm hơi hắc, tính ấm, tác dụng khu phong, tiêu viêm, giảm đau và sát trùng
Theo ghi chép từ y học cổ truyền, lá trầu có vị cay nồng, mùi thơm hơi hắc, tính ấm, tác dụng khu phong, tiêu viêm, giảm đau và sát trùng

Thành phần hóa học chính

Lá trầu không chứa khoảng 0,8-1,8% tinh dầu, trong đó tập trung chủ yếu hai nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học cao:

  • Terpene: Đây là nhóm hợp chất hữu cơ lớn và đa dạng, có nhiều trong các loại tinh dầu thực vật. Trong tinh dầu trầu không, các terpene như 4-terpineol, γ-muurolene, δ-cadinene, (+)-taumuurolol, α-cadinol… đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương thơm đặc trưng và nhiều hoạt tính sinh học khác.
  • Dẫn xuất của phenol: Nhóm này bao gồm các hợp chất như phenol, 2-methoxy-3-(2-propenyl), acetyleugenol, 4-allyl-1,2-diacetoxybenzene… Các dẫn xuất phenol có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa mạnh mẽ.

Theo Y học hiện đại

Lá trầu không chứa một lượng lớn tinh dầu trầu không và những dưỡng chất có lợi mang tên: Chavicol, cađinen, betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen – một hoạt chất có khả năng tạo ra hương vị như mùi khói). Những dưỡng chất này có khả năng giúp cải thiện tốt bệnh tổ đỉa và những triệu chứng khó chịu đi kèm gồm: Viêm, sưng, đỏ, ngứa ngáy, đau rát, nứt da, xuất hiện những mụn nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau…

Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học còn tìm thấy những khoáng chất có lợi khác trong lá trầu không, bao gồm: Các loại vitamin, các axit amin, tanin, kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol… Những khoáng chất này đóng vai trò như những chất kháng sinh tự nhiên. Chúng có khả năng tiêu diệt tốt vi khuẩn, virus, nấm và những tác nhân gây hại khác.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng lá trầu không

1. Chữa các vết lở loét, mụn nhọt: 

Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt. Ngày làm như vậy 2-3 lần.

Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu không vẫn còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Rất chóng khỏi.

Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng nhiều lá trầu không hơn. Đáng lẽ pha thuốc như trên, ta có thể đem lá trầu không đun với nước cho sôi kỹ để ấm mà dùng.

Dùng lá trầu không trị bỏng: Không mưng mủ, không để lại sẹo

2. Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết

Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

3. Sát khuẩn vết thương

Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

4. Chữa viêm họng

Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

Dùng lá trầu không trị bỏng: Không mưng mủ, không để lại sẹo 2

5. Thông tia sữa

Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.

6. Trị đau nhức, cảm cúm

Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

7. Chữa nước ăn chân

Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

8. Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín

Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

Dùng lá trầu không trị bỏng: Không mưng mủ, không để lại sẹo 3

9. Chữa suy nhược thần kinh

Lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không hòa với một thìa mật ong chia làm 2 lần, uống trong ngày.

10. Chữa bệnh về phổi

Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

11. Chữa táo bón cho trẻ

Đối với trường hợp táo bón của trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

12. Chữa bỏng nước sôi

Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp thầu dầu  rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

13. Trị hôi nách

Đầu tiên cắt 1/2 quả chanh tươi sau đó chà nhẹ xung quanh vùng nách và nhớ là thoa thật đều sau đó đợi khoảng 5phút rửa lại bằng  nước sạch và lau thật khô vùng nách.

Bước tiếp theo, bạn rửa sạch lá trầu không rồi giã nát chắt lấy nước rồi lau qua vùng nách. Khi lau bạn kết hợp các động tác mát xa xoa đều xung quanh. Nên thực hiện phương pháp trị hôi nách bằng lá trầu không này lúc trước khi đi ngủ. Hãy rửa lại thật sạch vào sáng  ngày hôm sau.

Để đạt kết quả cao, bạn nên thực hiện đều đặn thường xuyên cách trị hôi nách bằng lá trầu không này khoảng 2-3 lần /tuần.

Khi sử dụng trầu không để trị hôi nách, bạn cần phải thực hiện liên tục đều đặn hàng ngày, hàng tuần. Bởi phương pháp này chỉ mang tính chất khử mùi tạm thời giúp bạn duy trì làn da khô thoáng, sạch mùi trong thời gian ngắn. Do mùi hôi được loại bỏ ngay trên bề mặt da chứ chưa được loại bỏ tận gốc nên vẫn có khả năng quay trở lại.

14. Chữa bệnh á sừng, tổ đỉa bằng lá trầu không

Bệnh á sừng thường gây nứt nẻ, khô ráp, bong tróc và ngứa da. Các mảng da hình thành do hiện tượng á sừng có thể gây vướng víu, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.

Lá trầu không có tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa và một số bệnh ngoài da khác như: Viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, viêm nang lông, á sừng, vảy nến, phát ban da, chàm, nấm da, rụng tóc, nhiễm trùng da…
Lá trầu không có tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa và một số bệnh ngoài da khác như: Viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, viêm nang lông, á sừng, vảy nến, phát ban da, chàm, nấm da, rụng tóc, nhiễm trùng da…

Với những trường hợp da bong tróc mạnh, có thể áp dụng mẹo ngâm rửa bằng nước sắc lá trầu không với muối ăn để giảm tổn thương da, làm mềm vảy bong, giảm nứt nẻ và ngăn ngừa bội nhiễm.

Lưu ý:

  • Mặc dù lá trầu không có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Người bị nóng trong, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 2 tuổi nên thận trọng khi sử dụng.
  • Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng lá trầu không, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y.