Nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn… Những nốt nhiệt miệng xuất hiện ở mặt trong má, môi – lợi, đầu lưỡi… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Là bệnh lý thường gặp nhưng nếu không có biện pháp điều trị hợp lý thì vết lở có thể chuyển sang cấp tính, tấy đỏ, thậm chí sốt cao, mất ngủ, gây rối loạn tiêu hóa… Dominoshop xin giới thiệu với bạn đọc bài viết điều trị nhiệt miệng bằng các loại thảo dược quý nhưng không khó kiếm.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thụ, nếu tiếp tục tình trạng này bệnh nhân sẽ không có đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn.
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Cho đến hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.
Các nguyên nhân làm tổn thương miệng sẽ bao gồm: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng, sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt, phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.
Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, vậy nên cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.
Triệu chứng bệnh nhiệt miệng
Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của nhiệt miệng tùy thuộc vào thể trạng của từng người, những triệu chứng và dấu hiệu tiêu biểu thường xảy ra như sau: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt, chuột rút, tê, xanh xao, sụt cân.
Đối tượng nguy cơ bệnh nhiệt miệng
Nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng sẽ xảy ra ở những đối tượng sau: những người sống trong vùng nhiệt đới, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể.
Điều trị nhiệt miệng bằng Đông y
Thảo dược tự nhiên luôn là lựa chọn được nhều người biết đến và sử dụng mỗi khi bị nhiệt miệng. Y học cổ truyền đã ghi lại nhiều dược liệu có tác dụng thanh lọc cơ thể giúp phòng ngừa và điệu trị bệnh loét, nhiệt miệng. Hãy tham khảo các thảo dược dưới đây để có sức khỏe tốt và không lo ngại mỗi khi nhiệt miệng “ghé thăm”.
Sinh địa
Sinh thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (vẫn gọi là củ). Trong sinh địa có chất catalpol, monosacharid, các acid amin. Theo Đông y, sinh địa vị ngọt đắng, tính hàn, vào các kinh: tâm, can và thận. Dù tươi hay khô sinh địa đều có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc và điều trị nhiệt miệng.
Đương Quy
Đương quy còn gọi xuyên quy, tần quy… Có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ. Thành phần hóa học trong rễ có tinh dầu, coumarin, acid amin, vitamin, nguyên tố vi lượng và một số chất khác. Theo Đông y, đương quy vị ngọt cay, tính ôn; vào tâm, can và tỳ. Đương quy giúp thanh lọc cơ thể và có tác dụng trong việc điều trị lở, loét miệng.
Hoàng Liên
Hoàng liên còn gọi hồ hoàng liên, xuyên liên, hoàng liên gai, hoàng liên ô rô. Tên khoa học là coptis chinensis Franch thuộc họ mao lương. Theo Đông y, hoàng liên vào 5 kinh tâm, can, đởm, vị và đại tràng, vị đắng, tính hàn. Hoàng liên là vị thuốc được các “lang y” dùng để điều trị cho bệnh nhân bị lở, loét và nhiệt miệng. Nếu là người hay bị nhiệt miệng thì đây là vị thuốc bạn không nên bỏ qua.
Thăng ma
Thăng ma có tên khoa học là Rhizoma Cimicifugae. Rễ thăng ma có hình trụ tròn cong queo, to, bên ngoài sắc đen xám, chất cứng, nhẹ khó bẻ gãy. Thăng ma có tính hàn, vị ngọt, cay, hơi đắng. Theo đông y thăng ma cũng là vị thuốc quý giúp điều trị chứng dịch thời khí, nhức đầu, loét, nhiệt miệng…
Huyền Sâm
Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), thuốc có màu đen, từ ngoài vào trong. Theo Y học cổ truyền, huyền sâm có vị ngọt hơi đắng, tính hàn. Huyền sâm được xếp vào loại thuốc thanh nhiệt giáng hỏa, sinh tân, dưỡng huyết, có tác dụng giải độc, tiêu viêm…
Là những vị thuốc quý có tác dụng điều trị nhiều bệnh, và cũng là những thảo dược rất hiếm sống chủ yếu trên vùng núi cao. Vừa quý, vừa hiếm khiến nhiều người không thể tìm mua các thảo dược này một cách dễ dàng. Chính vì vậy bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm thuốc có thành phần từ các thảo dược này để điều trị nhiệt miệng.
Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng sẽ được phòng ngừa hữu hiệu nhất bằng cách hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó phải kể đến một số biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi: tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp
- Tập thể dục đều đặn cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe.
- Giảm căng thẳng trong cuộc sống bằng các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.