Câu kỷ tử thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y nhờ nhiều công dụng đối với sức khỏe, bao gồm tăng cường miễn dịch, đẹp da… Thậm chí những năm gần đây, câu kỷ tử được đánh giá cao như một “siêu thực phẩm”. Vậy câu kỷ tử có tác dụng gì mà lại được nhiều người sử dụng đến thế? Hãy cùng khám phá câu trả lời thông qua bài viết sau của Dominoshop.vip nhé!
Câu kỷ tử là quả chín phơi khô của cây khởi tử (tên khoa học Lycium barbarum L.), được thu hái khi đã chuyển sang màu đỏ da cam. Những năm gần đây, câu kỷ tử được ca ngợi là siêu thực phẩm bởi khả năng chống lại bệnh đái tháo đường và thậm chí cả ung thư. Ngoài ra, loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa.
Giá trị dinh dưỡng của câu kỷ tử
Câu kỷ tử (còn gọi là kỷ tử đỏ) có vị ngọt, tính bình, tác dụng trừ phong, bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh,…; quy vào kinh Phế, Can và Thận. Bạn có thể ăn quả tươi hoặc quả khô. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao kỷ tử sấy khô bởi hàm lượng dinh dưỡng cao.
Câu kỷ tử là một trong những loại quả có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Các vi chất dinh dưỡng như khoáng chất và vitamin cũng có thể được tìm thấy trong quả kỷ tử bao gồm:
- Đạm, đường, béo
- Chất xơ
- Vitamin C
- Vitamin A
- Vitamin B1, B2…
- Sắt, kẽm, đồng, mangan, magiê, và selen…
Cùng các hoạt chất có chức năng liên quan đến đặc tính tăng cường sức khỏe như: Carotenoid, phenolics, flavonoids, taurine, betaine, zeaxanthin. Polysacarit bao gồm glucose, arabinose, galactose, mannose, xyloza, rhamnose và fucose.
Các nghiên cứu gần đây đã đề cập đến nhiều tác dụng của câu kỉ tử như: chống oxy hóa, kháng viêm và điều hòa miễn dịch, kháng u, chống bức xạ và tăng cường tạo máu, làm chậm quá trình lão hóa…
Câu kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe
1. Tăng cường thị lực
Quả kỷ tử đặc biệt giàu zeaxanthin, một chất chống oxy hóa được biết đến với những lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Ăn loại quả này được coi là một biện pháp điều trị tự nhiên cho bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi già nhờ hỗn hợp polysacarit phân nhánh cao và proteoglycan có tác dụng bảo vệ thần kinh mắt.
Một số nghiên cứu cho thấy dược liệu này rút ngắn thời gian thích nghi của mắt với bóng tối, giúp mắt nhìn rõ hơn trong điều kiện ánh sáng mờ.
Ngoài ra, câu kỷ tử còn có tác dụng bảo vệ tế bào biểu mô võng mạc ở mắt chống lại stress oxy hóa gây ra bởi đường huyết cao trong bệnh tiểu đường. Vì vậy, dược liệu này hữu ích trong việc trì hoãn sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường.
2. Câu kỷ tử giúp giảm cân
Bạn có thể chế biến kỷ tử thành thức uống giảm cân với công thức như sau:
- 10g quả kỷ tử khô
- 1 quả chanh
- 1/2 trái kiwi
- 300ml nước khoáng
Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần vắt chanh lấy nước, sau đó đưa tất cả nguyên liệu vào máy rồi xay nhuyễn cùng một chút đá lạnh.
3. Cải thiện khả năng tình dục
Từ xưa, kỷ tử đã được biết đến với khả năng hỗ trợ sức khỏe sinh sản ở nam giới. Dược liệu này được sử dụng để trị chứng vô sinh – hiếm muộn, di mộng tinh ở nam giới, cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng. Một trong những bài thuốc có mặt câu kỷ tử trong hỗ trợ sinh sản gồm: Nhục thung dung, câu kỷ tử, lộc giác giao, lộc nhung, đương quy, xuyên khung, đảng sâm, đan sâm, táo nhân, sinh địa, nhân sâm.
4. Câu kỷ tử có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh
Tác dụng bảo vệ thần kinh của quả kỷ tử đã được chứng minh trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có kiểm soát giả dược đã sử dụng nước ép trái cây L. barbarum tiêu chuẩn hóa ở mức 120 mg/ngày (tương đương với ít nhất 150 g trái cây tươi) trong 30 ngày ở 60 người lớn tuổi khỏe mạnh (55–72 tuổi). Nhóm điều trị cho thấy có sự gia tăng trí nhớ ngắn hạn và sự tập trung giữa trước và sau can thiệp. Nghiên cứu cũng gợi ý Polysacarit của L. barbarum có thể giúp ngăn chặn sự chết theo chương trình của tế bào thần kinh. Tuy nhiên cần nghiên cứu sâu hơn để làm rõ cơ chế của L. barbarum trong lĩnh vực này.
5. Thải độc gan
Polysacarit của Câu kỉ tử bao gồm glucose, arabinose, galactose, mannose, xyloza, rhamnose và fucose đã được xác nhận tác dụng có lợi đối với tổn thương gan cấp tính và do nguyên nhân rượu cùng với bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời, betaine cũng được chứng minh làm giảm tổn thương gan do carbon tetrachloride – (CCl4-) gây ra, bằng cách tăng hoạt động chống oxy hóa và giảm các chất trung gian gây viêm như COX-1/COX-2 và iNOS. Kết quả kiểm tra mô bệnh học đã xác nhận tác dụng cải thiện của chiết xuất betaine.
Theo dân gian, kỷ tử có lợi cho cả can và thận, hỗ trợ phục hồi sức mạnh của cơ thể kèm theo khả năng đào thải độc tố. Vào những ngày nóng bức, bạn có thể pha cho mình 1 bình trà kỷ tử để hạ hỏa và tăng cường sinh khí.
Cách pha trà kỷ tử không hề phức tạp, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm:
- Trà
- Mật ong
- Táo tàu khô
- Nước đun sôi
- Quả kỷ tử khô
Cách thực hiện như sau:
- Bỏ lá trà vào bình đựng, lược qua 1 lần với nước sôi (tráng trà)
- Cho tất cả nguyên liệu vào bình
- Đậy kín và ngâm nguyên liệu trong 5–10 phút
- Nếu muốn có vị ngọt tự nhiên, bạn có thể cho thêm chút mật ong
- Rót ra ly và thưởng thức.
6. Tăng cường hệ miễn dịch
Quả kỷ tử đã được sử dụng trong y học cổ truyền để ngăn ngừa sự khởi phát và tiến triển của bệnh ung thư do thành phần hóa học thực vật và chất chống oxy hóa phong phú.
Betaine đã được chứng minh là một chất chống viêm có liên quan đến quá trình sinh ung thư ruột kết.
Polysacarit liên hợp peptide hòa tan trong nước của câu kỉ tử có khả năng tăng cường cơ chế bảo vệ cơ thể theo cách ức chế sự phát triển của khối u mà không gây hại. Các nhà khoa học tuyên bố rằng chiết xuất từ loại thảo mộc này bảo vệ và chống lại viêm loét đại tràng và ức chế tế bào ung thư trên thực nghiệm.
Không những thế, Lycium barbarum có thể kích hoạt tế bào T, tế bào B, đại thực bào, tế bào NK và các tế bào miễn dịch chính khác điều chỉnh chức năng miễn dịch tế bào và chức năng miễn dịch dịch thể của cơ thể.
Một nghiên cứu khác cho thấy LBP có thể trì hoãn sự teo tuyến ức và lá lách của chuột già, do đó ngăn chặn sự suy giảm chức năng miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch, đồng thời có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở một mức độ nhất định.
7. Câu kỷ tử có tác dụng gì trong làm đẹp da?
Bạn có biết kỷ tử có tác dụng tốt trong việc điều trị lão hóa và nám da bởi chúng chứa vitamin C, beta-carotene và axit amin.
Ngoài ra, betaine cũng được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa tổn thương da do chiếu xạ tia cực tím B (UVB) ở chuột. Betaine trong kỷ tử có thể được sử dụng để ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn, dấu hiệu lão hóa do tia UVB và tổn thương collagen bằng cách ức chế kinase điều hòa tín hiệu ngoại bào (ERK), protein kinase (MEK) và matrix metallicoproteinase 9.
Sau đây là cách pha chế trà kỷ tử khá đơn giản và dễ làm, chỉ cần những nguyên liệu sau:
- 15g quả kỷ tử
- Nước đun sôi.
Thực hiện
- Rửa sạch quả
- Cho kỷ tử vào bình đựng
- Rót nước sôi vào
- Để yên trong vòng 15 – 20 phút
- Rót ra ly và thưởng thức.
8. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Polysacarit (LBP) và các thành phần tinh khiết của nó đã được chứng minh ở động vật với các chức năng: giảm Lipid máu, ổn định đường huyết, huyết áp, cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa… Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng về những đặc tính trên cần được nghiên cứu sâu hơn để làm rõ.
Một số bài thuốc dân gian có câu kỷ tử
- Chữa hư lao, đau lưng, mỏi gối
Nguyên liệu: Câu kỷ tử 12g, thục địa 12g, tục đoạn 9g, tầm gửi 12g.
Đem sắc nước uống.
- Chữa can thận bất túc, đau đầu hoa mắt
Nguyên liệu: Câu kỷ tử, cúc hoa, thục địa, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, mẫu đơn bì, phục linh mỗi thứ lấy lượng bằng nhau.
Thực hiện: Tất cả đem nghiền thành bột mịn, luyện với mật, làm thành viên hoàn bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 9g.
- Chữa thận hư di tinh, xuất tinh sớm, khí huyết lưỡng suy
Nguyên liệu: Câu kỷ tử, thỏ ty tử mỗi thứ 240 g; ngũ vị tử 30 g; phúc bồn tử 120 g; xa tiền tử 60 g.
Thực hiện: Nghiền thành bột mịn, nhào với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 9g.
- Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ hay mệt mỏi
Câu kỷ tử tươi 500g, giã dập cho vào túi vải và ngâm với 2 lít rượu trong bình kín, thời gian 2 tuần. Mỗi lần uống 30ml và ngày dùng 1–2 lần.
- Thuốc bổ, chữa di tinh
Câu kỷ tử 6g, sinh khương 2g, nhục thung dung 2g. Thêm 600ml nước rồi sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Trà kỷ tử cúc hoa sáng mắt, tăng cường thị lực.
Nguyên liệu: Kỷ tử 10 g, cúc hoa 10 g.
Thực hiện: Hãm với nước sôi trong bình kín.
- Bài thuốc chữa xơ gan và viêm gan mãn tính do âm hư
Nguyên liệu: : Đương quy, mạch môn và bắc sa sâm mỗi thứ 12g, sinh địa 24 – 40g, câu kỷ tử 12 – 24g và xuyên luyện tử 6g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc chữa da mặt sần sùi và nám sạm
Nguyên liệu: Sinh địa 3 cân và kỷ tử 10 cân (1 cân bằng 800 g).
Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống với rượu ấm. Ngày dùng 3 lần trong thời gian dài để cải thiện làn da.
Bạn có thể xem thêm: Cách pha trà kỷ tử giúp bạn thư giãn tại nhà
Những lưu ý khi dùng câu kỷ tử
Dẫu rất tốt cho sức khỏe nhưng không hẳn ai cũng nên dùng kỷ tử và có thể dùng một cách không kiểm soát, quả kỷ tử tồn tại một số bất lợi mà bạn cần chú ý đến, chẳng hạn như:
Tương tác với thuốc
Câu kỷ tử có thể tương tác với một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng warfarin (thuốc làm loãng máu), bạn nên cân nhắc khi sử dụng dược liệu này. Để đảm bảo tính an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Gây dị ứng
Những ai không nên dùng kỷ tử? Với những người bị dị ứng phấn hoa cũng phải cẩn thận khi dùng câu kỷ tử.
Ai không nên dùng kỷ tử?
Người đang sốt hoặc triệu chứng viêm nhiễm
Kỷ tử có tác dụng bồi bổ, đồng thời làm ấm cơ thể. Vì vậy người cơ địa nhiệt âm, cao huyết áp hay nóng nảy, mặt hay đỏ bừng… đều không nên ăn kỷ tử, nó sẽ chỉ làm cho tình trạng xấu hơn.
Người cơ địa thể ôn hàn
Người có cơ địa thể ôn hàn thường có khả năng tiêu hoá kém, dễ bị tiêu chảy, phù nề và hay tiểu đêm. Trong khi đó kỷ tử lại có tính nóng, thường được pha uống cùng nước ấm nên sẽ khiến tình trạng này thêm tồi tệ hơn.
Người uống thuốc tiểu đường, chống đông máu, huyết áp
Những người mắc các bệnh về tiểu đường, huyết áp hay máu chống đông nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kỷ tử. Kỷ tử có thể phản ứng với các loại thuốc giúp điều trị những căn bệnh này, có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, thậm chí là gây phản ứng ngược.
Người bị tiểu đường
Kỷ tử chứa rất nhiều đường, vậy nên người bị tiểu đường sử dụng quá nhiều kỷ tử sẽ khiến mất cân bằng đường huyết.
Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn một lượng thật nhỏ dưới 5 trái kỷ tử. Với những trường hợp bị bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào thể trạng của mỗi người.
Người bị cường dương
Trong Đông Y, kỷ tử là vị thuốc có thể làm hưng phấn thần kinh và tăng cường chức năng tình dục. Vì vậy những người cường dương, nếu sử dụng kỷ tử có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt với cơ thể.