Mất ngủ là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và đời sống. Sớm nắm rõ nguyên nhân và các triệu chứng kèm theo điển hình để có cách chữa kịp thời là điều mong mỏi của rất nhiều người bệnh.
Bệnh mất ngủ là gì, có nguy hiểm không?
Hầu như ai cũng đã từng bị mất ngủ một vài lần trong đời. Thế nhưng, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì nó lại là triệu chứng cảnh báo của một hoặc rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe mà bạn đang phải đối mặt.
Mất ngủ (Insomnia), là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, không duy trì được giấc ngủ sâu vào ban đêm hoặc thức giấc sớm rồi không ngủ lại được trong thời gian dài.
Mất ngủ là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện đại
Bệnh được chia làm 2 dạng chủ yếu:
● Cấp tính (ngắn hạn): Là tình trạng người bệnh bị mất ngủ ít hơn 1 tháng.
● Mãn tính (kinh niên): Tình trạng mất ngủ kéo dài với tần suất ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt 1 tháng trở lên.
Theo Hội Nội Khoa Việt Nam, bệnh mất ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng, bệnh lý nguy hiểm như: Nghiện và lệ thuộc vào thuốc ngủ, béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ, lão hóa sớm…
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất ngủ
Khó ngủ, không ngủ đủ giấc trong thời gian dài ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh. Tùy vào tình trạng mất ngủ nặng hay nhẹ mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau:
● Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ mặc dù rất thèm ngủ.
● Thường xuyên bị tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc rạng sáng, sau đó khó ngủ tiếp.
● Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi và không có cảm giác được nghỉ ngơi, phục hồi sau khi ngủ dậy.
● Thường xuyên trong tình trạng lờ đờ, uể oải, căng thẳng, khó chịu, lo âu, buồn ngủ, không tỉnh táo vào ban ngày.
● Tình trạng khó tập trung, trí nhớ kém, bồn chồn, dễ tức giận khi bị mất ngủ kinh niên.
● Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, khó đưa ra quyết định cho một vấn đề, có thể bị ảo giác.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn khó ngủ hoặc không ngủ được, có thể do bệnh lý hoặc do các yếu tố chủ quan. Dưới đây là một số “thủ phạm” điển hình nhất:
● Suy nhược thần kinh: Áp lực công việc và cuộc sống, stress quá mức trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ, mất cân bằng trạng thái hưng phấn và ức chế, dẫn tới chứng suy nhược thần kinh, trầm cảm…
● Môi trường tác động: Không gian ngủ nhiều tiếng ồn, chật hẹp, nóng bức, quá lạnh, quá sáng…
● Ăn uống không điều độ: Bị mất ngủ có thể do ăn quá no trước khi ngủ, đồ ăn khó tiêu, dùng đồ uống có cồn, chất kích thích (cafein)…
●Thay đổi nhịp sinh học: Thay đổi múi giờ, mệt mỏi sau chuyến bay dài, làm tăng ca ban đêm…
● Bệnh về xương khớp: Bạn bị mất ngủ có thể do chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… gây ra các cơn đau nhức về đêm khiến bệnh nhân đau đớn.
● Bệnh về đường hô hấp: Hen phế quản, viêm phế quản… cũng có thể gây mất ngủ, kèm theo ho nhiều về đêm, khó thở, tức ngực, gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
● Bệnh về đường tiết niệu: Sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, thận yếu… làm người bệnh mất ngủ, đi tiểu đêm nhiều lần.
● Bệnh tiêu hóa: Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, trào ngược…
● Bệnh tim mạch: Cao huyết áp, suy tim… gây đau tức ngực, khó thở về đêm khiến cho người bệnh khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Cách phòng tránh bệnh mất ngủ
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến, để phòng tránh bệnh mất ngủ, người bệnh cần thay đổi hoặc tránh các thói quen xấu:
● Dẹp căng thẳng, mệt mỏi và áp lực của một ngày dài khỏi đầu khi đã lên giường ngủ. Để tránh mất ngủ hãy trò chuyện với bạn bè, người thân, đọc sách, đi bộ, thiền, yoga… sau khi kết thúc công việc để “tạm” quên nó đi.
● Tránh ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Muốn ngủ ngon, tránh mất ngủ cần duy trì nhiệt độ phòng ngủ ở mức dễ chịu nhất. Phòng ngủ không để các thiết bị như tivi, máy tính hay điện thoại.
● Tắm bằng nước ấm trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng để cơ thể thư giãn.
● Để phòng ngừa tình trạng mất ngủ được hiệu quả, bệnh nhân cần hình thành thói quen ngủ và dậy đúng giờ, vận động nhẹ nhàng buổi sáng, không ngủ ban ngày quá nhiều.
● Không lạm dụng thuốc ngủ để tránh việc lệ thuộc vào thuốc cũng như các biến chứng về tim, gan, thần kinh…
Chữa mất ngủ bằng Thuốc Nam
Bài thuốc từ Tâm Sen: Dùng Tâm sen, lá vông, lạc tiên, lá dâu tằm rửa sạch, cho vào ấm, đổ thêm nước vào rồi đun sôi. Dùng nước này hằng ngày như uống trà để dễ ngủ hơn.
Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ cây Trinh Nữ: Lấy 20 lá cây Trinh Nữ rửa sạch cho vào ấm, đổ 100ml nước rồi đun sôi trong 5-10 phút. Dùng nước này uống trước khi ngủ, uống liên tục sẽ giúp an thần, dễ ngủ.
Bài thuốc chữa mất ngủ từ củ gừng: Dùng gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi nấu cùng đường phèn, đổ thêm 500ml nước rồi đun sôi lên. Dùng nước này uống như trà hàng ngày để điều trị tình trạng khó ngủ kéo dài.
Giải pháp chữa mất ngủ kéo dài dứt điểm nhờ công dụng từ Hoa Tam Thất
Xa xưa, hoa tam thất được ví như “Kim bất hoán”, quý giá, tác dụng an thần sánh ngang với Nhân Sâm, Linh Chi và nổi tiếng là một vị thuốc “thần dược” của giấc ngủ. Vì vậy, nếu bị khó ngủ, đặc biệt là mất ngủ kinh niên, người bệnh nên dùng hoa tam thất để nhận được kết quả tốt nhất. Hiện nay, hoa tam thất là một trong những sản phẩm được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn.
Hoa tam thất – Giải pháp chữa mất ngủ dứt điểm
Không chỉ có tác dụng ức chế trung khu thần kinh trung ương để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, hoa tam thất còn điều trị mất ngủ theo cơ chế tác động vào đường huyết, tăng cường tuần hoàn máu não từ đó giúp an thần, đưa người bệnh chìm vào giấc ngủ từ từ, tự nhiên nhất.
“Trung Dược Đại Từ Điển” (1977) và “Trung Hoa Bản Thảo (1999) đã đề cập hoa tam thất có khả năng trị mất ngủ, thanh nhiệt, bình can, ức chế thần kinh trung ương, giãn mạch ngoại vi… Trong khi đó, y học hiện đại đã tìm ra thành phần saponin (ginsenosides Rb1, Rg1) trong hoa tam thất. Đây là hoạt chất chủ chốt giúp an thần và chống mệt mỏi.