Acid uric máu là gì – các tác nhân gây tăng acid uric máu

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa xảy ra tự nhiên trong cơ thể người. Tăng axit uric là do có sự rối loạn chuyển hóa purine, đối tượng dễ mắc phải là những người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi.

1. Acid uric máu là gì?

Trong cơ thể người, Acid uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Khi các tế bào bị chết đi thì nhân của chúng sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành Acid uric nguồn gốc nội sinh. Mặt khác, những Acid uric xuất phát từ thức ăn như thịt, cá hoặc một số con đường chuyển hóa khác thì có nguồn gốc ngoại sinh. Mỗi ngày, lượng Acid uric dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể qua đường nước tiểu (khoảng 80%) và 20% qua đường tiêu hóa và mồ hôi.

Bình thường, nồng độ Acid uric máu ở khoảng 420 micromol/lít ở nam và 360 micromol/lít ở nữ. Nếu như nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép này thì sẽ được gọi là tăng Acid uric máu.

2. Nguyên nhân tăng Acid uric máu

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cơ thể bị tăng Acid uric trong máu như:

  • Do tác nhân di truyền:

Mặc dù hiếm gặp nhưng các điều kiện di truyền hoặc vấn đề xảy ra ở quá trình trao đổi chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự tăng axit uric trong máu của người bệnh.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hội chứng Lesch-Nyhan (vấn đề của sự trao đổi purine bẩm sinh ở người) là do một khiếm khuyết trong một gen tạo ra protein rất quan trọng trong cơ thể để loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể có tên là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hoặc HPRT1. Khi không có enzyme này, cơ thể sẽ bị tăng acid uric trong máu và là tác nhân gây bệnh gout, làm tổn thương tới thận, bàng quang hay các vấn đề về thần kinh.

acid-uric-mau-la-gi-cac-tac-nhan-gay-tang-acid-uric-mau-1
Bệnh gout có thể làm tăng Acid uric máu
  • Sự gia tăng chuyển hóa purine:

Sự tăng acid uric máu có thể xảy ra ở những người có khối u phát triển nhanh như: u xơ đa bào, ung thư di căn và một số bệnh bạch cầu và bạch cầu.

Bệnh nhân ung thư khi tiến hành trị liệu hoá trị cũng có thể làm tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u. Hội chứng này xảy ra ở những người có gánh nặng khối u lớn và quá trình hóa trị liệu gây ra số lượng lớn các tế bào ung thư chết ngay lập tức, đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào trong dòng máu, là tác nhân làm tăng acid uric trong máu.

  • Giảm bài tiết, thải trừ acid uric:

Thông thường, sự giảm bài tiết axit uric là một cơ chế để tạo ra nồng độ acid uric trong cơ thể, khi việc giảm thải trừ acid uric ra ngoài cơ thể gặp vấn đề thì sẽ khiến cho cơ thể bị tăng acid uric trong máu. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở những người mắc phải bệnh về thận mạn tính.

Sở dĩ những người mắc bệnh thận mạn tính thường dễ bị tăng acid uric máu là vì thận theo thời gian sẽ mất khả năng lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Vì acid uric lại được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu nên nếu thận hoạt động không bình thường thì axit uric sẽ không bị loại ra khỏi cơ thể và dẫn đến sự tăng lên của nồng độ acid uric trong máu.

Ngoài ra, các bệnh trao đổi chất hoặc nội tiết cũng có thể là tác nhân làm giảm bài tiết axit uric.

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học:

Thực tế, có rất nhiều các loại thực phẩm có chứa một lượng purine cao, nếu con người ăn chúng quá nhiều thì có thể góp phần vào việc làm tăng axit uric trong máu. Các loại thực phẩm có thể là nội tạng động vật, gia cầm, thịt đỏ, cá, cá mòi, nấm men, cá cơm, bia…

Mặt khác, việc ăn kiêng quá mức, tập thể dục vất vả cũng có thể làm tăng acid uric máu và giảm bài tiết, vì cơ thể sẽ tự phân hủy năng lượng trong khi thận không thể bài tiết acid uric hiệu quả.

  • Nguyên nhân khác:
  1. Mức đường huyết cao;
  2. Suy giáp;
  3. Sử dụng rượu;
  4. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc cho bệnh tim;
  5. Huyết áp cao;
  6. Béo phì;
  7. Phơi nhiễm chì;
  8. Phơi nhiễm thuốc trừ sâu.

3. Chẩn đoán tình trạng tăng acid uric máu

Để xác định người bệnh có bị tăng acid uric hay không thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu.

Ngoài ra, nếu người bệnh có triệu chứng của bệnh gout thì có thể bác sĩ sẽ xét nghiệm bất kỳ dịch nào tích tụ trong khớp của người bệnh bằng cách rút dịch từ khớp để kiểm tra có tinh thể acid uric hay không. Sự xuất hiện của tinh thể acid uric chính là dấu hiệu của bệnh gout.

acid-uric-mau-la-gi-cac-tac-nhan-gay-tang-acid-uric-mau-2
Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định người bệnh có bị tăng acid uric máu

4. Điều trị tăng acid uric trong máu như thế nào?

Để có thể đưa ra phương án điều trị tăng acid uric máu chuẩn xác nhất thì trước tiên bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu người bệnh bị tăng acid uric trong máu mà không biểu hiện biểu hiện cụ thể, nồng độ acid uric máu ở mức độ dưới 10mg/dl thì người bệnh không cần điều trị, tuy nhiên cần có chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể không tạo ra thêm acid uric.

Trường hợp bệnh nhân bị tăng acid uric máu ở mức trên 12mg/dl, phải đối mặt với nguy cơ bệnh tim mạch thì cần dùng thuốc điều trị hạ acid uric .

Các trường hợp bệnh nhân bị ung thư bị hủy tế bào quá nhiều và xuất hiện sự sản xuất acid uric cấp tính do phải hóa trị hoặc xạ trị thì bác sĩ có thể chỉ định dùng liệu pháp dự phòng tăng acid uric máu để tránh tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận.

Trường hợp đặc biệt, người bệnh thường xuyên bị tăng acid uric trong máu mà lại kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc có tiền sử bệnh gout, thận kèm tăng acid uric trong máu, tổn thương thận thì cần phải dùng các thuốc giảm acid uric theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị.

Hiện nay, Dominoshop đang có sản phẩm viên uống Ribeto Shouji The Goutto dành cho người bị bệnh gut của Nhật, được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.