10 bài thuốc Đông y trị tàn nhang được bác sĩ khuyên dùng

Tàn nhang là một trong các vấn đề về da không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Nhiều chị em phụ nữ thường tìm hiểu tàn nhang là gì, có thể chữa tàn nhang bằng thuốc Đông y được không thì trong bài này, dominoshop.vip xin giải thích cho bạn đọc được rõ và giới thiệu 10 bài thuốc trị tàn nhang hiệu quả.

Mua tinh dầu ô liu Nhật Bản cao cấp dưỡng da tại đây

5 bài thuốc Đông y trị tàn nhang được bác sĩ khuyên dùng
Tàn nhang là tình trạng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ khi bước sang tuổi 30.

Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là những đốm nâu nhỏ xuất hiện trên da, thường ở những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, tay. Chúng là kết quả của việc tăng sản xuất melanin – sắc tố tạo màu cho da. Tàn nhang thường xuất hiện từ tuổi thiếu niên và trở nên đậm màu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Có mấy loại tàn nhang?

Có hai loại tàn nhang: Ephelides (tàn nhang) và solar lentigines (đồi mồi). Hai loại tàn nhang này có thể trông giống nhau, đều là các nốt phẳng, nhưng lại khác nhau về sự phát triển và một số các đặc điểm. Xác định tình trạng da là tàn nhang hay đồi mồi giúp điều trị hiệu quả hơn.

5 bài thuốc Đông y trị tàn nhang được bác sĩ khuyên dùng
Có hai loại tàn nhang: Ephelides (tàn nhang) và solar lentigines (đồi mồi)

Tàn nhang (Ephelides)

Đây là mảng sắc tố da do di truyền, xuất hiện trên da từ khá sớm khi bạn chỉ khoảng 2 – 3 tuổi. Sau đó khi da tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn, tàn nhang cũng xuất hiện nhiều không chỉ ở mặt mà còn ở các vùng da cơ thể khác như: ngực, cổ, cánh tay, bàn tay,.

Tàn nhang có thể có nhiều loại màu sắc tùy vào sắc tố da từng người như: nâu đậm, nâu nhạt, đỏ,… Khi bạn già đi, tàn nhang có thể biến mất hoặc nhạt đi. Ngoài ra vào mùa đông, do da tiếp xúc ít hơn với ánh nắng mặt trời nên các nốt tàn nhang cũng thường mờ hơn so với mùa hè.

Đặc điểm phân biệt giữa tàn nhang và đồi mồi là tàn nhang có kích thước các nốt từ 1 – 2 mm hoặc lớn hơn, có đường viền bất thường không xác định rõ.

Đồi mồi (Solar lentigines)

Đồi mồi khác với tàn nhang là xuất hiện khá muộn, thường khi bạn già đi và độ tuổi từ 50 trở đi thường xuất hiện đồi mồi nhiều nhất. Đồi mồi còn được gọi là vết đen hay đốm đồi mồi do có màu vàng nhạt đến nâu đậm tùy theo sắc tố da, không mờ dần vào mùa đông hoặc theo thời gian.

Bất cứ vùng da nào trên cơ thể có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều có thể xuất hiện các nốt đồi mồi như: lưng, ngực, mặt, cẳng tay, bàn tay, cẳng chân,… Khác với các vết tàn nhang thường không có ranh giới xác định rõ thì các nốt đồi mồi có đường viền khá rõ ràng.

Cả hai loại tàn nhang đều là lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên cần chú ý nếu các nốt bất thường trên da có đặc điểm sau là dấu hiệu của ung thư da: đau, có đường viền hình răng cưa, gây lở loét trên da, các nốt trên da không đối xứng, đường kính lớn hơn 6mm, tạo thành các gờ nổi trên bề mặt da,…

5 nguyên nhân dẫn đến tàn nhang

Nguyên nhân dẫn đến tàn nhang được các nhà khoa học kết luận là sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân khác có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tàn nhang chứ không trực tiếp gây ra tàn nhang.

1. Tia UV

Tia UV hay tia cực tím chính là “kẻ thù” hàng đầu của làn da, gây lão hóa da, cháy nắng, tổn thương DNA tế bào… Có khoảng 90% số người bị ung thư da là do tác động của tia UV. Việc da sinh ra các hắc tố melanin như tàn nhang là một phần của cơ chế tự vệ chống lại các nguy cơ gây hại từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.

5 bài thuốc Đông y trị tàn nhang được bác sĩ khuyên dùng
Tia UV hay tia cực tím chính là “kẻ thù” hàng đầu của làn da, gây lão hóa da, cháy nắng, tổn thương DNA tế bào…

Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài, da sẽ kích hoạt phản ứng dưới dạng tăng sản xuất melanin (tức là hắc tố). Một số người đơn giản là dễ bị tàn nhang hơn do đặc điểm di truyền và môi trường của họ.

2. Di truyền

Di truyền đóng một vài trò quan trọng trong việc quyết định ai có khả năng phát triển tàn nhang dựa trên loại melanin mà cơ thể sản xuất. Cụ thể, có hai loại melanin là Eumelanin và Pheomelanin, gen quyết định việc cơ thể sản xuất loại melanin nào là một gen có tên MC1R.

  • Những người có Eumelanin thường có màu tóc, mắt, da sẫm và ít có khả năng bị tàn nhang.
  • Những người có Pheomelanin thường có tóc, da và màu mắt sáng cũng như nguy cơ bị tàn nhang cao hơn.

Đột biến gen nhạy cảm với tia UV khiến tế bào tăng sản xuất số lượng hắc tố melanin, chứ không tăng sinh số lượng tế bào sắc tố (melanocyte) như trong các thương tổn đồi mồi…

Một số bệnh lý di truyền có biểu hiện là tàn nhang như khô da sắc tố (Xeroderma pigmentosum), u xơ thần kinh…

Bệnh khô da sắc tố là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, khiến da rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, da khô, bỏng nắng nghiêm trọng không thể tự phục hồi, tàn nhang, tăng giảm sắc tố, da nhanh chóng lão hoá và tiến triển thành ung thư da, ngoài ra còn có thể gây bất thường về thần kinh và thị giác.

U xơ thần kinh là rối loạn di truyền hiếm gặp làm xuất hiện các khối u trên mô thần kinh. Những khối u này thường lành tính, gồm 3 loại là u xơ thần kinh loại 1 (NF1), u xơ thần kinh loại 2 (NF2) và bệnh Schwannomatosis. Tàn nhang thường gặp trong NF1, xuất hiện ở các vùng không tiếp xúc với ánh sáng như vùng nếp ở nách, bẹn.

3. Tuổi tác

Tàn nhang có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường khởi phát ở trẻ em. Khi về già, tàn nhang có xu hướng bị thay thế bằng các đốm đồi mồi với kích cỡ lớn hơn rất nhiều so với tàn nhang.

4. Hormone thay đổi

Nhiều người thường nhầm lẫn việc hormone thay đổi gây ra tình trạng tàn nhang. Tuy nhiên, việc thay đổi hormone thường gây ra nám da chứ không phải tàn nhang.

5. Tiếp xúc nhiều với hóa chất, mỹ phẩm

Một số sản phẩm dùng ngoài da có thành phần như: retinol, hydroquinone, citrus oil, BHA, AHA, hương liệu, coal tar, chất kháng khuẩn… có thể gây tăng nhạy cảm ánh sáng, biểu hiện viêm, đỏ da, ngứa rát, đôi khi nổi bóng nước, bỏng nắng, tăng sắc tố sau viêm… Nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc sử dụng các hóa chất, mỹ phẩm có thể gây ra tình trạng tàn nhang.

Dấu hiệu nhận biết tàn nhang

Các dấu hiệu giúp nhận biết tàn nhang, bao gồm:

  • Da xuất hiện các đốm nhỏ có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, một số trường hợp có thể xuất hiện đốm tàn nhàng màu vàng sẫm hoặc màu đỏ
  • Kích thước đốm tàn nhang dao động từ một đến vài mm
  • Đốm tàn nhang có thể mọc rải rác hoặc tập trung, số lượng đốm tương đối đa dạng và thường không đồng nhất
  • Tàn nhang thường xuất hiện ở những vùng da hở có tần suất tiếp xúc với ánh nắng cao như mặt (đặc biệt là vùng gò má), vai, cổ, tay và lưng
  • Màu sắc của tàn nhang thường đậm hơn sau khi tiếp xúc với ánh nắng
5 bài thuốc Đông y trị tàn nhang được bác sĩ khuyên dùng
Biểu hiện của tàn nhang rất dễ nhận biết, tuy nhiên đôi khi tàn nhang có thể bị nhầm lẫn với nám da, đồi mồi hoặc nốt ruồi.

Tàn nhang có điều trị được không?

Tàn nhang hoàn toàn có thể điều trị được! Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ và các phương pháp điều trị hiện đại, việc loại bỏ hoặc làm mờ các vết tàn nhang đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Các phương pháp điều trị tàn nhang phổ biến:

  • Điều trị bằng laser: Đây là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất. Laser sẽ tác động trực tiếp vào các sắc tố melanin gây ra tàn nhang, phá vỡ chúng và giúp da trở nên đều màu hơn.
  • Điều trị bằng ánh sáng cường độ cao (IPL): Phương pháp này sử dụng ánh sáng để tác động lên các sắc tố melanin, giúp làm mờ và loại bỏ tàn nhang.
  • Điều trị bằng hóa chất: Sử dụng các loại kem hoặc thuốc bôi có chứa các thành phần giúp làm mờ các đốm nâu, tàn nhang.
  • Điều trị bằng lăn kim: Giúp kích thích sản sinh collagen, làm mờ các vết thâm và tàn nhang, đồng thời cải thiện kết cấu da.

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị:

  • Loại tàn nhang: Tàn nhang do di truyền thường khó điều trị hơn so với tàn nhang do ánh nắng mặt trời.
  • Độ sâu của tàn nhang: Tàn nhang càng sâu thì càng khó điều trị.
  • Phương pháp điều trị: Mỗi phương pháp điều trị sẽ có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào từng loại da và tình trạng tàn nhang.
  • Cơ địa của mỗi người: Cơ địa mỗi người khác nhau nên hiệu quả điều trị cũng sẽ khác nhau.

5 bài thuốc Đông y điều trị tàn nhang

Tàn nhang, theo quan điểm của Đông y, không chỉ đơn thuần là một vấn đề thẩm mỹ mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể. Bệnh này thường được chia thành hai thể chính:

1. Thể thận thủy bất túc

  • Nguyên nhân: Thận là tạng khí, có chức năng chủ về thủy. Khi thận khí hư yếu, không đủ khả năng vận hành thủy dịch, khiến cho tinh huyết không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến các sắc tố melanin lắng đọng dưới da, hình thành tàn nhang.
  • Biểu hiện: Ngoài tàn nhang, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lưng gối mỏi yếu, tóc bạc sớm, rụng tóc, tiểu đêm nhiều lần.

2. Thể phong tà ngoại bác

  • Nguyên nhân: Do cơ thể bị phong tà xâm nhập, kết hợp với nội nhiệt, gây ra các đốm sắc tố trên da.
  • Biểu hiện: Tàn nhang thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kèm theo các triệu chứng như: da khô ráp, ngứa, nổi mẩn đỏ.

Bài 1: Bài thuốc trong sách Đan phương tinh hoa: Thăng ma chích 10g, hắc chi ma 90g, thương nhĩ tử 90g, ngọc trúc 90g, sinh địa 90g, đan bì 60g, cúc hoa 60g, liên kiều 60g, cam thảo 12g, tán bột đựng trong lọ kín, mỗi lần dùng 3g uống với nước cơm, ngày 2-3 lần, hạn chế ăn các chất cay nóng, kích thích, không lo buồn, cáu giận.

Bài 2: Bài Khứ ban tán (sách cổ Trung Quốc): đông qua tử 250g, liên tử phấn 25g, bạch chỉ phấn 15g, tán bột đựng trong lọ kín, sau bữa ăn uống 1 thìa canh với nước nóng tác dụng trừ tàn nhang, làm da mặt bóng sạch.

Bài 3: Bài thuốc từ bạch phục linh: Bạch phục linh: 20g, Mật ong: 1 thìa cà phê

Cách làm:

  1. Bạch phục linh nghiền thành bột mịn.
  2. Trộn đều bột bạch phục linh với mật ong thành hỗn hợp sền sệt.
  3. Thoa hỗn hợp lên vùng da có tàn nhang.
  4. Để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Công dụng: Bạch phục linh có tác dụng làm sáng da, giảm thâm nám, tàn nhang và dưỡng ẩm cho da. Mật ong giúp làm dịu da và tăng cường hiệu quả của bạch phục linh.

Bài 4: Gia giảm tiêu dao tán

Cơ chế tác động: Bài thuốc này tập trung vào việc điều hòa khí huyết, sơ can giải uất, thường dùng cho các trường hợp nám da do stress, rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt không đều.

Định lượng:

  • Đương quy (12g): Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh. Chứa các hoạt chất như ligustilide, butylidenephthalide có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự hình thành melanin.
  • Bạch thược (12g): Dưỡng huyết, nhu can, giảm đau. Chứa paeoniflorin giúp làm giảm co thắt cơ trơn, giảm stress, từ đó gián tiếp làm giảm nám.
  • Bạch truật (12g): Kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy. Chứa atractylenolide có tác dụng chống viêm, giảm sưng, tăng cường sức đề kháng cho da.
  • Sài hồ (8g): Sơ can giải uất, thăng dương. Giúp điều hòa khí huyết trong cơ thể, đồng thời giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bạc hà (6g): Tán phong nhiệt, thanh đầu mục. Thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, làm mát da.
  • Sinh khương (6g): Ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch. Giúp tuần hoàn máu huyết, làm ấm cơ thể.
  • Cam thảo (6g): Hòa trung, giải độc, bổ tỳ vị. Trong thành phẩn của cam thảo chứa glabridin có tác dụng ức chế tyrosinase.
  • Gừng nướng (3 lát): Ôn trung, tán hàn. Giúp tăng cường tuần hoàn máu.

Bài 5: Quy tỳ thang gia giảm

Cơ chế tác động: Bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần. Thường dùng cho các trường hợp nám da kèm theo triệu chứng mất ngủ, lo âu, hoa mắt, chóng mặt.

Định lượng:

  • Đảng sâm (16g): Bổ khí, kiện tỳ, ích phế, sinh tân dịch. Chứa saponin có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch.
  • Bạch truật (12g): Kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy. Dược liệu này chứa atractylenolide có tác dụng chống viêm.
  • Phục linh (12g): Dược liệu này giúp cơ thể lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, an thần. Chứa polysaccharides có tác dụng chống oxy hóa.
  • Hoàng kỳ (12g): Bổ khí, thăng dương, cố biểu. Chứa astragaloside có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch.
  • Long nhãn (10g): Bổ tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Dược liệu này giúp cải thiện giấc ngủ, giảm stress.
  • Đại táo (5 quả): Bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần. Thảo dược này cũng cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Cam thảo (6g): Hòa trung, giải độc, bổ tỳ vị. Thảo dược này chứa glabridin ức chế tyrosinase.

Bài 6: Thang thuốc dưỡng nhan

Cơ chế tác động: Bài thuốc này kết hợp các vị thuốc có tác dụng dưỡng huyết, chống oxy hóa, làm đẹp da. Thường dùng cho các trường hợp nám da do lão hóa, da khô, thiếu sức sống.

Định lượng:

  • Ngọc trúc (12g): Dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt. Chứa polysaccharides giúp dưỡng ẩm, làm mềm da.
  • Sinh địa (12g): Lương huyết, sinh tân, chỉ huyết. Chứa các hoạt chất iridoid glycosides có tác dụng chống oxy hóa.
  • Mạch môn (12g): Dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân dịch. Giúp dưỡng ẩm, làm dịu da.
  • Thục địa (12g): Bổ huyết, tư âm, ích tinh. Đây cũng là thảo dược giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
  • Hoài sơn (12g): Bổ tỳ, ích phế, thận, cố tinh. Chứa allantoin có tác dụng tái tạo da, làm mờ sẹo.
  • Câu kỷ tử (12g): Tư bổ can thận, minh mục, cường tinh. Trong thành phần của thảo dược này chứa carotenoid có tác dụng chống oxy hóa.

Bài 7: Bổ huyết điều kinh thang

Cơ chế tác động: Dưỡng huyết, điều hòa kinh nguyệt, hoạt huyết hóa ứ, thường dùng cho các trường hợp nám da do rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, da dẻ xanh xao.

Định lượng:

  • Đương quy (16g): Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh. Chứa các hoạt chất như ligustilide, butylidenephthalide có tác dụng chống oxy hóa.
  • Xuyên khung (12g): Hoạt huyết hành khí, trừ phong chỉ thống. Xuyên khung có thể giúp lưu thông khí huyết, giảm đau.
  • Bạch thược (12g): Dưỡng huyết, nhu can, giảm đau. Chứa paeoniflorin giúp làm giảm co thắt cơ trơn, giảm stress.
  • Thục địa (12g): Bổ huyết, tư âm, ích tinh. Đây cũng là thảo dược giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
  • Ích mẫu (12g): Hoạt huyết, điều kinh, lợi thủy. Ích mẫu được biết đến với công dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm sưng.
  • Ngưu tất (12g): Bổ can thận, cường gân cốt, hoạt huyết. Giúp tuần hoàn máu huyết, tăng cường sức khỏe.

Bài 8: Thanh nhiệt lương huyết thang

Cơ chế tác động: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, thường dùng cho các trường hợp nám da do nhiệt độc tích tụ, da mặt nóng đỏ, nổi mụn.

Định lượng:

  • Kim ngân hoa (16g): Thanh nhiệt giải độc, sơ phong tán nhiệt. Chứa chlorogenic acid, flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
  • Liên kiều (12g): Thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm. Chứa forsythoside có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
  • Hoàng liên (10g): Thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc. Chứa berberine có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng.
  • Chi tử (10g): Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Chứa crocin có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan.
  • Cam thảo (6g): Hòa trung, giải độc, bổ tỳ vị. Trong thành phần của cam thảo có chứa glabridin ức chế tyrosinase.

Bài 9: Thần ứng bạch truật tán gia giảm

Cơ chế tác động: Kiện tỳ, thẩm thấp, hóa đàm, trừ phong. Bài thuốc này thường dùng cho các trường hợp nám da do tỳ hư, thấp thịnh, thể trạng yếu, mệt mỏi, kém ăn.

Định lượng:

  • Bạch truật (12g): Kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy. Chứa atractylenolide có tác dụng chống viêm, giảm sưng.
  • Phục linh (12g): Dược liệu này giúp cơ thể lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, an thần. Chứa polysaccharides có tác dụng chống oxy hóa.
  • Trần bì (8g): Lý khí kiện tỳ, táo thấp hóa đàm. Giúp điều hòa khí huyết, giảm đầy bụng.
  • Bán hạ (8g – chế): Táo thấp hóa đàm, giáng nghịch chỉ ẩu. Giúp giảm buồn nôn, nôn.
  • Cam thảo (6g): Hòa trung, giải độc, bổ tỳ vị. Trong thành phần của cam thảo có chứa glabridin ức chế tyrosinase.
  • Gừng nướng (3 lát): Ôn trung, tán hàn. Giúp tăng cường tuần hoàn máu.

Bài 10: Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm

Cơ chế tác động: Tư âm bổ thận, dưỡng huyết, thường dùng cho các trường hợp nám da do thận âm hư, thể hiện qua các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối.

Định lượng:

  • Thục địa (16g): Bổ huyết, tư âm, ích tinh. Đây cũng là thảo dược giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
  • Sơn thù (12g): Tư âm bổ thận, cố tinh sáp niệu. Giúp cải thiện chức năng thận.
  • Mạch môn (12g): Dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân dịch. Giúp dưỡng ẩm, làm dịu da.
  • Phục linh (12g): Dược liệu này giúp cơ thể lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, an thần. Chứa polysaccharides có tác dụng chống oxy hóa.
  • Trạch tả (12g): Lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt. Thảo dược này sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể.
  • Đan bì (8g): Thanh tâm, lương huyết, tán ứ. Giúp điều hòa huyết áp, giảm nóng trong.

Lưu ý:

  • Các bài thuốc đông y thường có tác dụng chậm hơn so với các phương pháp điều trị khác.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp các bài thuốc với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học.
  • Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, để phòng ngừa và điều trị tàn nhang hiệu quả, bạn nên:

  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng, đội mũ, đeo kính râm khi ra ngoài.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Giữ gìn vệ sinh da: Tẩy trang và làm sạch da mặt hàng ngày.

Tàn nhang không chỉ là vấn đề về da mà còn liên quan đến sức khỏe tổng thể. Điều trị tàn nhang theo Đông y mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, để có được kết quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì điều trị và kết hợp với các biện pháp chăm sóc da phù hợp.

Dominoshop.vip sưu tầm và tổng hợp