Mô tả:
- Dây thìa canh là loại dây leo cao 6–10 m, nhựa mủ màu trắng.
- Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5–8 mm.
- Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm, rộng 12–15 mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng.
- Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3 cm. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi.
- Mùa hoa quả: tháng 7-8.
2. Nơi sống và thu hái:
Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ. Dược điển Ấn Độ có ghi lại Dây thìa canh (Tiếng Ấn Độ gọi là cây Gumar) được sử dụng tại Ấn Độ từ 2000 năm trước để trị bệnh tiểu đường. Loại cây này phát triển nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ, ngoài ra còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Tại Việt Nam, loại cây này mới được tìm thấy vào năm 2006. Người đầu tiên phát hiện ra loài cây này là Ts. Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội. Loại cây này ban đầu được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá.
- Hiện nay loài cây này được quy hoạch trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
3. Thành phần hóa học:
- Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid.
- Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavone, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol,…
- Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alcaloid.
4. Tác dụng dược lý:
Acid Gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên.
- Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu.
- Acid Gymnemic còn ức chế gan tái tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.
Ngoài ra trong Dây thìa canh còn chứa peptide Gumarin. Khi ăn và nhai lá Dây thìa canh tươi thì Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose. Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi Dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.
9 lợi ích của dây thìa canh đối với sức khỏe
Giảm viêm
Viêm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh của cơ thể. Một số phản ứng viêm được xem là tốt chẳng hạn như viêm để bảo vệ cơ thể khỏi các sinh vật gây hại trong trường hợp bị thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm mãn tính có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Trong dây thìa canh có chứa hàm lượng tanin và saponin cao. Đây là những hoạt chất có đặc tính kháng viêm giúp giảm viêm.
Các nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên hệ giữa nồng độ đường huyết cao và sự gia tăng các dấu hiệu viêm ở động vật và con người. Dây thìa canh với tác dụng giảm hấp thu đường trong ruột cũng giúp giảm viêm do ăn quá nhiều đường.
Cung cấp các đặc tính kháng khuẩn
Nghiên cứu của Beverly C. David (Ấn Độ) và cộng sự (2013) cho thấy dây thìa canh có tác dụng kháng khuẩn. Cụ thể, dịch chiết lá dây thìa canh trong nước và metanol cho thấy các hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm đáng kể với một số vi sinh vật Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Candida albicans, Candida tropicalis, Candida krusei.[2]
Chống oxy hóa và giảm căng thẳng do oxy hóa
Các hoạt chất tanin và flavonoid trong dịch chiết dây thìa canh có tác dụng chống oxy hóa.
Những người thừa cân thường có mức độ chất chống oxy hóa thấp hơn và mức độ căng thẳng oxy hóa cao hơn, có liên quan đến nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, gan nhiễm mỡ và ung thư.
Một nghiên cứu sử dụng chuột béo phì cho thấy dây thì canh giúp tăng cường hệ thống chống oxy hóa tự nhiên của chuột, giảm căng thẳng cho cơ thể do thừa cân.
Hoạt tính trong dây thìa canh giúp chống oxy hóa
Cải thiện mức cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Dây thìa canh có thể giúp làm giảm triglycerid và cholesterol LDL.
Nghiên cứu trên chuột với chế độ ăn nhiều chất béo cho thấy rằng chiết xuất dây thìa canh giúp duy trì cân nặng và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở gan.
Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2004 trên 60 người béo phì ở mức độ vừa phải (BMI=26) trong vòng 8 tuần cho thấy dây thìa canh giúp giảm triglyceride và cholesterol LDL theo tỷ lệ lần lượt là 20,2% và 19%. Đồng thời tăng tỷ lệ cholesterol tốt HDL lên 22%.
Nồng độ cholesterol LDL và triglyceride cao là những yếu tố nguy cơ gây các bệnh lý về tim mạch xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,… Do đó, tác dụng tích cực của dây thìa canh trong cải thiện nồng độ cholesterol LDL và triglyceride góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Tăng sản xuất insulin
Insulin được tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu. Khi bị tiểu đường, cơ thể không tạo đủ insulin hay các tế bào trở nên ít nhạy cảm hơn hormone này theo thời gian. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao liên tục.
Dây thìa canh có thể kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào đảo tụy sản xuất insulin. Từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc giúp tăng tổng hợp và tăng độ nhạy cảm của insulin. Tuy nhiên các liệu pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường từ thảo dược đang nghiên cứu và phát triển.
Giảm cảm giác thèm ăn đường
Một trong những hoạt chất đặc biệt có trong dây thìa canh là gurmarin. Đây là một peptide có cấu trúc tương tự như đường. Khi ăn dây thìa canh, peptide này sẽ chiếm thụ thể cảm nhận vị ngọt ở lưỡi, vì vậy gây mất cảm giác ngọt.
Nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất dây thìa canh có thể làm giảm khả năng cảm nhận vị ngọt và do đó làm cho đồ ăn ngọt kém hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường.
Trong một nghiên cứu trên những người nhịn ăn được cho sử dụng chiết xuất dây thìa canh. Kết quả cho thấy những người sử dụng chiết xuất dây thìa canh sẽ ít thèm ăn đồ ngọt hơn trong bữa ăn tiếp theo so với những người không dùng.
Dây thìa canh ức chế thụ thể cảm nhận đường ở vị giác
Giảm lượng đường trong máu
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có hơn 420 triệu người mắc bệnh tiểu đường và con số này dự kiến còn tăng lên. Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sản xuất hoặc sử dụng insulin một cách hiệu quả.
Dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết. Dược liệu này đã được sử dụng kết hợp với các loại thuốc điều trị tiểu đường khác để giảm lượng đường trong máu.
Tương tự như tác dụng của nó đối với các thụ thể trên vị giác, dây thìa canh cũng có thể chặn các thụ thể tại ruột. Do đó ức chế sự hấp thụ đường ở ruột, làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Các nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng 200 – 400mg axit gymnemic làm giảm sự hấp thu glucose ở bệnh nhân tiểu đường.
Trong một nghiên cứu khác, dây thìa canh có thể giúp cải thiện kiểm soát lượng đường huyết ở những người tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu kết luận rằng giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn dẫn đến giảm đường huyết trung bình theo thời gian, điều này giúp giảm các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường.
Dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết
Giảm cân an toàn
Chiết xuất dây thìa canh đã được chứng minh là giúp giảm cân cả ở động vật và trên người.
Một nghiên cứu kéo dài 3 tuần trên chuột cho thấy trọng lượng cơ thể giảm ở những con chuột được cho dùng chiết xuất dây thìa canh. Trong một nghiên cứu khác, những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo được sử dụng chiết xuất thìa canh có biểu hiện tăng cân ít hơn.
Nghiên cứu trên 60 người béo phì vừa phải dùng chiết xuất dây thìa canh trong chế độ ăn cho thấy trọng lượng cơ thể giảm 5 – 6% đồng thời lượng thức ăn sử dụng hàng ngày cũng giảm đi.
Bằng cách ngăn chặn các thụ thể cảm nhận đường trên vị giác, dây thìa canh giúp giảm cảm giác thèm ngọt, từ đó giúp bạn ăn ít thức ăn ngọt và tiêu thụ ít calo hơn.
Dây thìa canh chữa tiểu đường
Ấn Độ và Trung Quốc là hai nền y học cổ truyền đã dùng Dây thìa canh để chữa bệnh “nước tiểu ngọt như mật” từ hàng nghìn năm trước. Vậy thực tế tác dụng Dây thìa canh chữa tiểu đường thế nào? Vì sao cao thìa canh có thể chữa được bệnh tiểu đường? Xin mời quý độc giả tham khảo tiếp nội dung sau qua tổng hợp của dominoshop.vip.
1. Giúp hạ đường huyết:
Acid Gymnemic trong Dây thìa canh có vai trò kích thích tuyến tụy tăng tiết insuline để kiểm soát, cân bằng lượng đường trong máu. Kích thích sản sinh tế bào β của tuyến tụy, tăng hoạt lực của insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Đồng thời làm giảm hoạt tính của enzym tân tạo đường và đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng ở gan trong suốt giai đoạn tăng đường huyết. Giảm sinh đường mới tại gan, tăng men sử dụng đường ở các mô, cơ. Nhờ đó giảm lượng đường vào máu, kiểm soát đường huyết ở mức an toàn.
2. Ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c:
Dây thìa canh được chứng minh có khả năng ổn định và duy trì đường huyết ở mức an toàn trong thời gian dài. Chỉ sau 3 – 6 tháng sử dụng Dây thìa canh trong điều trị tiểu đường, chỉ số đường huyết trung bình của người bệnh HbA1c đo được đều giảm rõ rệt và duy trì ở mức an toàn.
3. Giúp hạ lipid trong máu (giảm mỡ máu):
Tinh chất gymnemic của Dây thìa canh có tác động lên chuyển hóa lipid, có khả năng tăng bài tiết cholesterol, LDL-c và triglycerid ra khỏi cơ thể qua đường phân. Chính vì vậy sẽ đẩy lùi nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tai biến mạch máu não…
4. Dây thìa canh làm mất đi cảm giác ngọt
Trong dây thìa canh có chứa hoạt chất Gurmarin có khả năng tác động lên tế bào vị giác của lưỡi. Điều này làm người bệnh tạm thời bị mất cảm giác với vị ngọt và đắng nhưng lại không hề ảnh hưởng đến vị giác chua, chát hoặc cay khác. Tác dụng này khiến cho các vị ngọt khác nhau của đường, các acid amin và các chất ngọt từ hoá học đều biến mất.
Cách sử dụng Dây thìa canh trong điều trị bệnh tiểu đường
1. Sử dụng trực tiếp Dây thìa canh
Chính là cách người bệnh tiểu đường sử dụng trực tiếp Dây thìa canh bằng các cách sau:
Cách 1
- Nguyên liệu: Dây thìa canh khô 50g.
- Chế biến: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm, thêm 1,5 lít nước, đun sôi. Sau khi đun sôi nên duy trì lửa nhỏ 15 phút hoặc hơn cho đến khi thấy nước cạn còn một nửa thì tắt bếp. Lọc lấy nước và sử dụng.
- Cách dùng: Để hạ đường huyết và hạn chế kích ứng dạ dày bệnh nhân nên uống sau ăn.
Cách 2:
- Nguyên liệu: 25g Dây thìa canh, 25g Giảo cổ lam.
- Cách thực hiện: Cho 2 vị dược liệu trên vào ấm đun cùng 2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa cho tới khi còn 800ml thì dừng lại.
- Cách dùng: Nước chia thành 3 phần, uống hết trong ngày.
Cách 3:
- Nguyên liệu: cao Dây thìa canh, cao Giảo cổ lam.
- Cách thực hiện: Hòa tan mỗi loại 1 thìa cà phê khoảng 0,7g Cao dây thìa canh với 150ml nước ấm 50oC, khuấy đều và sử dụng. Ngày uống 3 lần sau khi ăn.
Với trường hợp sử dụng trực tiếp Dây thìa canh trong điều trị tiểu đường, thường khuyến cáo người bệnh nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để giúp ổn định đường huyết.
Lưu ý: Những nghiên cứu về dược tính của Dây thìa canh trong điều trị bệnh lý có cho ra kết quả tích cực. Vì vậy cần hết sức lưu ý trong việc sử dụng loại cây này để đề phòng các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
- Không nên để nước nấu từ Dây thìa canh qua đêm.
- Không được sử dụng quá liều lượng cho phép (50g/ngày).
- Không uống Dây thìa canh vào lúc đói để tránh hạ đường huyết cơ thể.
- Nếu gặp phải các tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt, khó thở thì nên ngừng sử dụng ngay lập tức.
Liều lượng và cách dùng dây thìa canh
Theo y học cổ truyền, dây thìa canh được sử dụng bằng cách pha trà, bột lá hoặc nhai lá trực tiếp. Trong y học hiện đại, dây thìa canh thường được dùng ở dạng chiết xuất viên nang hoặc viên nén, để kiểm soát và theo dõi liều lượng dễ dàng hơn.
Liều dùng dây thìa canh được khuyến cáo dựa trên phương thức sử dụng và tình trạng bệnh lý:
- Trà: Đun sôi lá trong khoảng 5 phút, sau đó ngâm trong 10 – 15 phút trước khi uống.
- Bột lá: Bắt đầu với 2 gam, tăng lên 4 gam nếu không có tác dụng phụ.
- Cao dây thìa canh: 3-6 muỗng cà phê mỗi ngày
- Viên nang: 100 mg, dùng 3 – 4 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây thìa canh
Dây thìa canh được đánh giá là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc người có dự định có thai.
Hơn nữa, mặc dù dây thìa canh có hiệu quả trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, nhưng không thể thay thế cho các thuốc trị tiểu đường.
Tác dụng phụ của cây thìa canh
Việc kết hợp dây thìa canh với các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể làm giảm đường huyết một cách đột ngột không an toàn. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, run tay chân.
Do đó, nên sử dụng các dạng bào chế dây thìa canh cách các loại thuốc hạ đường huyết khác khoảng 1 giờ.
Ngoài ra, không nên dùng chung dây thìa canh với aspirin vì điều này có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.