Tổng quan về cây chề đắng (trà đắng)
Tên gọi:
Nguồn gốc – xuất xứ:
Chè đắng thuộc họ nhà chè, phân bố chủ yếu ở vùng phía Bắc, thường mọc rải rác trên vùng núi đá vôi, ở ven suối, sườn núi ở độ cao trung bình từ 500-1000m. Chúng ta sẽ bắt gặp loại cây này nhiều ở các sườn núi phía Bắc như Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Cao Bằng,…
Và đặc biệt loại chè đắng này đã trở thành đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng, chè đắng Cao Bằng nổi tiếng bởi hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được, chè đắng Cao Bằng có hương thơm đặc trưng nhẹ nhàng, nước chè trong xanh, vị ngọt đắng, từ từ thưởng thức sẽ cảm nhận được vị đắng nơi đầu lưỡi, rồi cuối cùng là vị ngọt thơm trong cổ họng. Nhâm nhi tách trà đắng Cao Bằng cùng ít bánh ngọt thì không có gì chê được. Ai lên Cao Bằng mà không thử 1 lần hay mua một chút chè đắng về biếu làm quà thì sẽ hối hận lắm.
Đặc điểm cây chè đắng (trà đắng)
Chè đắng là loại cây thân gỗ, có chiều cao lên tới 20m, đường kính thân cây từ 20-40cm, không phân nhánh nhiều cành. Lá đơn, mọc so le nhau, thuôn dài như hình mũi mác, lá nhẵn, xanh đậm, bóng và không có lông. Vào độ thu hoạch thì lá chè có đầu tù, mép lá bắt đầu xuất hiện răng cưa đều nhau, mặt trên lá màu xanh sẫm, mặt dưới lá thì màu nhạt hơn. Lá trà chè đắng to và dày hơn những lá trà khác.
Hoa chè đắng mọc thành cụm, có màu trắng ngà, dạng chùm và rất sai hoa. Quả chè đắng có hình cầu, lúc chín màu đỏ, có hạch, mặt lưng có vân và rãnh nhìn rất đẹp mắt và đặc biệt.
Thu hái và chế biến chè đắng (trà đắng)
Bộ phận dùng của cây chè đắng (trà đắng)
Tính vị
Lá chè đắng có vị rất đắng, sau có cảm giác ngọt ở họng, có tác dụng tăng lực, tiêu viêm giải biểu. Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu được dùng để pha nước uống như trà hàng ngày làm cho người khỏe mạnh, đỡ mệt mỏi khi làm việc trí óc căng thẳng hoặc gặp những bất lợi về thời tiết như trời quá nóng, hay quá lạnh.
Nhờ sự có mặt các thành phần hóa học trong chè mà nó có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh.
Chẳng hạn chất cafein tác dụng lên trung khu thần kinh làm hưng phấn tinh thần, tư duy hoạt bát, phục hồi sức khỏe nhanh sau lao động mệt mỏi, tăng cường co bóp cơ vân nhưng lại làm hạn chế sự hấp thu canxi ở ruột.
Còn theo sách “Thực dụng Trung thảo dược nguyên sắc đồ phổ” nêu tên Ilex kudingcha C.J.Tseng với tính vị đắng, ngọt, mát, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh đầu mục, trừ phiền khát. Dùng trị đau đầu, đau răng, mắt đỏ, tai điếc, tai giữa chảy mủ, nhiệt bệnh phiền khát, lỵ, đau họng, bỏng lửa. Liều dùng 3 – 10g, dùng ngoài không kể liều lượng. Thể hư dùng phải cẩn thận.
Sách “Trung thảo dược thái sắc đồ phổ” ghi tên Ilex latifoliaThunb với tính đại hàn, vị đắng, ngọt, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh đầu mục, trừ phiền khát. Dùng trị đau đầu, đau răng, mắt đỏ, nhiệt bệnh phiền khát, lỵ.
Sách “Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục” ghi Ilex latifolia Thunb với bộ phận dùng là lá, có tính vị đắng, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tân sinh, chỉ khát. Dùng trị bệnh sởi, đau bụng, bệnh hậu phiền khát, bệnh sốt rét.
Sách “Trung dược đại tự điển” ghi 2 loài Ilex cornuta Lindl vàI.latifolia Thunb có vị đắng, ngọt, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh đầu mục, trừ phiền khát. Dùng trị đau đầu, đau răng, mắt đỏ, tai ù, nhiệt bệnh phiền khát và bệnh lỵ.
Sách này còn dẫn ra nhiều nguồn tư liệu khác nhau như sách “Bản thảo tái” có nêu loại trừ chất béo; sách “Trung Quốc khoa học đại từ điển” nêu là hoạt huyết mạch, lương tử cung; sách “Tứ Xuyên trung dược chí” nêu là trị được ăn uống không tiêu; sách “Cương mục thập di” nêu là hoạt huyết, tuyệt dựng.
Cách dùng chè đắng (trà đắng)
Cách chế biến chè: Lá phơi khô ủ cho mềm rồi cuộn chặt lại như tổ sâu kèn, đóng gói thành túi 100g, 200g hoặc 500g.
Cách dùng:
Cách 1: Ngày dùng 1-2g (tương đương với 1-2 lá đã cuộn (búp) cho vào nước ấm, đổ nước sôi vào hãm uống hàng ngày như dùng trà khô. Hâm đến khi nước chè loãng thì thôi.
Cách 2: Lá chè đắng khô đem tán nhỏ, rây bột rồi đóng túi lọc, mỗi túi có 0,5g bột. Khi dùng pha với nước sôi như các loại trà túi lọc khác, mỗi lần 1 túi ngày 2-3 lần.
Cách 3: Dùng phối hợp, lá chè đắng và lá bạch quả lượng hai thứ bằng nhau, để nguyên củ lá hoặc tán thành bột khô, mỗi lần dùng 1g bột hỗn hợp, pha uống trong ngày như uống trà. Thuốc làm tăng tuần hoàn não, tăng cường trí nhớ.
Công dụng của chè đắng (trà đắng)
Giảm cân hiệu quả từ trà đắng
Chè đắng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Trong trà đắng có chứa các chất như trong lá neem hay trái mướp đắng, có tác dụng giúp hỗ trợ điều hoà và giảm lượng đường huyết cao trong máu. Chè đắng kết hợp cùng với trà dây thìa canh sẽ giúp quá trình điều hòa đường huyết diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Để chữa bệnh tiểu đường chúng ta dùng 10g lá chè đắng kết hợp với 10g dây thìa canh sắc với nước uống 2 lần 1 ngày, khoảng 1 tháng chúng ta đo lại lượng đường trong máu sẽ giảm đáng kể đó. Nếu không có sẵn trà thìa dây canh chúng ta có thể sử dụng quả la hán hay cỏ ngọt theo tỷ lệ 1:1 để điều trị bệnh tiểu đường.
Tác dụng trà đắng giúp làm giảm, hỗ trợ điều trị mỡ trong máu
Chè đắng giúp điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả
Cây trà đắng có tác dụng kích thích hưng phấn, giảm mất ngủ giúp tinh thần thoải mái, thư giãn
Trà đắng giúp thải độc gan, thanh nhiệt cơ thể
Viêm loét dạ dày, ghẻ lở đừng lo nếu bạn biết đến chè đắng
Chất nhầy và vị đắng trong chè đắng cũng giúp giảm dịch trong dạ dày hiệu quả, giúp bạn điều trị viêm loét dạ dày, bảo vệ thành ruột, có tác dụng giảm đau dạ dày rất hiệu quả.
Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 20g chè đắng nấu cùng 1 chút kim ngân hoa với nước lọc và uống hàng ngày sẽ giúp bệnh dạ dày cải thiện hiệu quả. Đây là bài thuốc cổ truyền hiệu quả điều trị bệnh dạ dày mà ông cha ta để lại.
Người bệnh viêm đại tràng kiên trì dùng trà đắng từ 1 đế 2 tháng sẽ cải thiện đáng kể chức năng của hệ tiêu hóa.
Với những tác dụng tuyệt vời của chè đắng thì chắc hẳn chúng ta đã biết được giá trị to lớn của nó, chỉ bằng những công thức đơn giản, nguyên liệu gần gũi từ thiên nhiên mà có được một cơ thể thanh mát, khoẻ mạnh. Hãy sử dụng chè đắng với liều lượng thích hợp hàng ngày để có được một cơ thể khỏe mạnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.