Tên gọi khác: Bạch đảng sâm, Đảng sâm, Lộ đảng sâm, Tây đảng sâm, Điều đảng sâm, Đông đảm sâm, Đẳng sâm bắc
Tên khoa học: Codonopsis pilosula
Họ: Hoa chuông (Campanulaceae)
Mô tả dược liệu
Đặc điểm thực vật
Đảng sâm là loài thực vật thân cỏ, dây leo quấn và sống nhiều năm. Thân cây có màu tím sẫm, phủ lông nhỏ, thưa nhưng không có lông ở phần ngọn, cây mọc bò trên mặt đất hoặc mọc leo nhờ ở các loài thực vật khác.
Lá có màu xanh hơi vàng, hình trứng tròn và đuôi nhọn, lông nhung được phủ trên bề mặt và mặt dưới có màu xám, mép nguyên không có răng cưa. Hoa mọc ở nách lá, màu xanh nhạt, quả nhỏ có hạt màu nâu.
Bộ phận sử dụng
Rễ của cây.
Phân bố
Loài thực vật này có nguồn gốc từ Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh như Vân Nam, Tứ Xuyên, Cát Lâm, Hồ Bắc, Hà Nam, Thanh Hải, Sơn Tây, Cam Túc, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Hắc Long Giang,…
Ngoài ra đẳng sâm cũng đã được trồng ở một số địa phương ở nước ta như Lâm Đồng, Quảng Nam, Kon Tum, Đà Nẵng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng,…
Thu hái và sơ chế
Thu hái chủ yếu vào mùa đông khi cây rụng lá hoặc đợi đến mùa xuân năm sau nhưng cần thu hái trước khi cây ra lộc mới.
Ở Việt Nam, việc thu hoạch củ đảng sâm thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 5. Trong quá trình thu hoạch đẳng sâm, việc đào rễ yêu cầu sự cẩn trọng, cần đảm bảo đào sâu ít nhất 0,7 mét mà không gây tổn thương hoặc trầy xước rễ cây.
Bào chế:
Tiếp theo, sau khi thu hoạch, cần rửa sạch bụi bặm và ủ nước qua đêm, hoặc để cây thấy bốc hơi. Khi cây mềm, có thể bào mỏng thành lớp 1-2 ly, sau đó ngâm trong nước gừng để bớt tính hàn và khỏi nê Tỳ. Sau đó đem sao qua và dùng dần.
Hoặc sau khi thu hái đem phơi âm can, lăn se và để đó dùng dần. Khi dùng lấy dược liệu sao với cám hoặc đất cho vàng.
Bảo quản
Nơi khô ráo và thoáng mát. Cần đậy kín vì dược liệu rất dễ bị mốc và mọt. Có thể sấy diêm sinh định kỳ để chống mốc.
Thành phần hóa học
Dược liệu chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm inulin, glucose, alkaloid, tangshenoside, choline, fructose, sucrose, đường, tinh bột, saponin,…
Vị thuốc đẳng sâm
Tính vị : Vị ngọt, tính bình.
Qui kinh : Qui vào kinh Phế, Tỳ, kinh thù và túc thái âm.
Tác dụng dược lý : Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng chống mệt mỏi và khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường.
Dịch của dược liệu có tác dụng tăng cường độ co bóp, tăng trương lực và bảo vệ các niêm mạc bị loét ở dạ dày.
Tăng cường độ co bóp của tim, tăng áp và lưu lượng máu cho nội tạng, các chi, não.
Tác dụng giảm số lượng bạch cầu, tăng hồng cầu và đường huyết.
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm ho, kháng viêm và long đờm.
Làm hưng phấn tử cung, tăng nồng độ cortisone trong huyết tương và kháng lại trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, phó trực khuẩn đại tràng, não mô cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng,…
Theo Đông y:
- Tác dụng thanh phế, ích khí, trừ phiền khát, bổ trung, sinh tân chỉ khát và hòa Tỳ Vị.
- Chủ trị phế hư, người mệt, khát, thoát giang, tỳ vị hư yếu, ăn ít, khí huyết đều hư. Điều trị bệnh bạch huyết, tụy tạng, thiếu máu mãn tính, lỵ lâu ngày, khí suyễn, nội thương, hư lao, băng huyết, phát sốt,…
Cách dùng và liều dùng : Dược liệu chủ yếu được dùng ở dạng sắc với liều dùng 8 – 20g/ ngày. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều cơ sở đã chưng cất và chiết suất được cao đảng sâm. Việc này rất tiện cho người dùng trong việc sử dụng và bảo quản.
9 tác dụng của cao đảng sâm
Trong thành phần hóa học của loại thảo mộc được mệnh danh là “nhân sâm” này có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Chúng bao gồm: polyacetylen, phenylpropanoids, alkaloids, glucose, sucrose, choline, scutellarein, sapin,… Cùng với đó, còn có sự hiện diện của tinh dầu, các acid hữu cơ, chất đạm, chất béo, vitamin B1, vitamin B2,…
Liệu bạn đã biết đẳng sâm thật sự có những công dụng nào đối với sức khỏe hay chưa? Để trả lời cho thắc mắc đó chính là các tác dụng có thể đề cập đến như sau:
Bổ phổi, giảm ho
Tăng lượng sữa
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Bảo vệ gan
Tăng cường trí não
Làm đẹp da và tóc
Giảm tình trạng mệt mỏi
Củng cố hệ miễn dịch
Hỗ trợ tiêu hóa
Một số cách dùng của đảng sâm như:
Một số điều nên biết khi sử dụng đẳng sâm
Quá trình sử dụng đẳng sâm bạn nên biết thêm một số thông tin cần thiết sau đây.
Ai nên sử dụng cao đẳng sâm?
Theo đó, đây là một loại dược liệu phù hợp với nhiều người như:
- Những người vừa mới khỏi ốm, cơ thể cần được bồi bổ.
- Người có hệ tiêu hoá gặp tình trạng bất ổn, khả năng kém trong việc hấp thụ các dưỡng chất.
- Người bị kém ăn, chán ăn, không còn cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Người có chất lượng giấc ngủ kém, bị mất ngủ thường xuyên.
- Người hay phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, lo âu, áp lực.
- Người có mong muốn được bồi bổ sức khỏe, cải thiện và nâng cao chức năng tuần hoàn.
Lưu ý khi sử dụng cao đẳng sâm
Song song với đó, nhằm mục đích tránh phải đối mặt với các tác dụng phụ không mong đợi và thật sự đạt hiệu quả cao nhất khi dùng đẳng sâm, bạn cần lưu ý:
- Trước tiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Đồng thời, quá trình sử dụng nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần ngưng lại và tiến hành đến cơ thể y tế ngay để được kiểm tra, chẩn đoán.
- Bà bầu hoặc mẹ đang cho con bú không nên tự ý sử dụng loại dược liệu này.
- Đảm bảo chọn mua dược liệu ở các cơ sở uy tín, đảm bảo về chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
- Sử dụng đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ định, không được có tình trạng lạm dụng. (Liều dùng khuyến cáo là khoảng từ 9g đến 12g sắc uống. Không nên dùng quá 63g.).
- Sử dụng đúng liều lượng dược liệu đã được bác sĩ kê đơn
- Sử dụng đúng liều lượng dược liệu đã được bác sĩ kê đơn
- Hạn chế dùng chung với cây lê lô hoặc với các vị thuốc thuộc họ hắc.
- Kiên trì sử dụng từ từ mới đem lại hiệu quả.
- Cần kết hợp sử dụng thuốc cùng với việc thực hiện một chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi đảm bảo khoa học, hợp lý.
Có thể thấy, đẳng sâm là một loại dược liệu sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy vậy, việc sử dụng nó trong điều trị bệnh cần ghi nhớ rằng không được dùng một cách tùy tiện khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, lưu ý một số điều nên biết khác để đảm bảo hiệu quả cũng như hạn chế các tác động mang tính tiêu cực lên sức khỏe, khiến tình trạng bệnh của bản thân trở nên trầm trọng hơn.