Trong Y Học Cổ Truyền, tạng thận còn được chia ra làm thận âm, thận dương, từ đó, các vị thuốc bổ cũng được chia làm thuốc bổ thận âm, bổ thận dương. Khi nói đến thuốc bổ thận tráng dương, thường được hiểu là thuốc bổ thận dương.

Trong bài viết này, dominoshop.vip xin giới thiệu cho quý độc giả 8 bài thuốc bổ thận tráng dương được lưu truyền trong dân gian mà nhiều thầy thuốc Đông y vẫn kê cho bệnh nhân.
8 bài thuốc Nam bổ thận tráng dương
Bài thuốc 1 trị thận khí hư hàn phương: Áp dụng cho những trường hợp thận khí hư hàn, liệt dương công dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, ích tỳ, ôn trung, trừ thấp,…
Bài thuốc gồm: Ba kích, bạch truật, cam thảo, đỗ trọng, ngưu tất, nhục thung dung, phục linh, thiên môn mỗi vị 40g; can khương, xa tiền tử mỗi vị 20g và sinh địa 3g. Tất cả đem tán bột ngày uống 3 lần, uống sau bữa ăn, mỗi lần dùng 1 thìa canh.
Bài thuốc bổ thận tráng dương tại Y học cổ truyền Sài Gòn
Bài thuốc 2 trị thận khí hư tổn phương: Dùng trong trường hợp thận hư tổn, liệt dương, gầy ốm,… với công dụng bổ thận, tráng dương, cường kiện gân cốt.
Bài thuốc gồm: ba kích, lộc nhung (bỏ lông, rửa giấm, sao hơi vàng), ngũ vị tử, ngưu tất, nhục thung dung (tẩm rượu 1 đêm), thạch hộc, thỏ ty tử (ngâm tẩm rượu 3 đêm), viễn chí (bỏ lõi), xà sàng tử mỗi loại lấy 40g; thiên hung (bào, bỏ vỏ, cuống) 80g; hùng cương tằm (sao sơ) 20g. Tất cả đem tán thành bột, mỗi lần dùng lấy 8g hòa với rượu để uống, ngày uống 1 đến 2 lần.
Bài thuốc 3 trợ dương hoàn: Dùng cho người mắc chứng thận hư tổn, dương đạo suy yếu, khiến cơ thể không có sức, tiểu nhiều, công dụng bổ thận, tráng dương, ôn dưỡng hạ nguyên.
Bài thuốc gồm: chung nhũ phấn, hoàng kỳ (sao), lộc nhung (bỏ lông, nướng giấm), nhân sâm, nhục thung dung (tẩm rượu), phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), tằm sa (sao), thỏ ty tử (tẩm rượu) tất cả lấy lượng bằng nhau 40g. Bài thuốc này các anh cũng đen tán bột, trộn với mật ong viên thành viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi lần uống khoảng 20 viên, uống vào lúc đói ngày 1 hoặc 2 lần.

Bài thuốc 4 rượu thuốc ngâm: dâm dương hoắc 100g và nhục thung dung thái mỏng 50g đem ngâm với 1 lít rượu trắng trong 7 đến 10 để dùng. Mỗi lần dùng 15-20ml.
Bài thuốc 5 ngâm bìm bịp, củ sâm cau và tắc kè: Bìm bịp làm sạch để tươi, tắc kè làm thịt phơi khô cùng với củ sâm cau phơi khô ngâm vào 1 lít rượu 30 đến 40 độ. Với bài thuốc này thời gian ngâm càng lâu càng tốt, mỗi ngày chỉ dùng 30ml.
Bài thuốc 4 và 5 có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý và chữa các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm rất tốt. Người bệnh cần lưu ý khi sử dụng chỉ được dùng với liều lượng cho phép không nên lạm dụng có thể gây nghiện và nhiều vấn đề khác.
Bài thuốc nam bổ thận tráng dương trong dân gian từ hành tây: Hành tây được xem như như một loại viagra tự nhiên có tác dụng kích thích tình dục và tăng cường sinh lý.
Bạn chỉ cần lấy hành tây cắt dọc thành từng miếng nhỏ đem ngâm với giấm khoảng 4 tiếng, sau đó vớt ra cho đường và một ít gia vị vào là có thể ăn được. Mỗi ngày ăn 50 đến 100g ăn liên tục trong 1, 2 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Nếu không thể ăn sống được, các bạn có thể xào hành tây với cật lợn để ăn.
Bài thuốc nam bổ thận tráng dương trong dân gian từ cá ngựa: Cá ngựa là một trong những bài thuốc quý trong Đông y, có thể dùng để chữa bệnh và cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới rất tốt. Các anh có thể sử dụng cá ngựa dưới dạng thuốc sắc hoặc bột chiêu với rượu, ngày uống 3 lần để tăng cường sức khỏe, bổ thận tráng dương.

Bài thuốc nam bổ thận tráng dương trong dân gian từ đậu đen: Đậu đen không chỉ là thực phẩm mà còn là một vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền. Đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, điều trung hạ khí, thanh nhiệt,…
Trong đậu đen chứa protein, glucid, các loại vitamin, khoáng chất và axit amin bồi bổ cơ thể rất tốt. Nam giới có thể hầm đậu đen với đuôi lợn để ăn lợn giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực và cải thiện chức năng sinh lý.
Các loại dược liệu phổ biến trong bài thuốc Nam bổ thận tráng dương
Một số dược liệu thường được dùng trong các bài thuốc bổ thận tráng dương bao gồm:
- Ba kích: Có tính ấm, vị hơi cay, được cho là có tác dụng bổ thận dương, tăng cường sinh lực, cải thiện tình trạng yếu sinh lý, giảm mệt mỏi và tăng khả năng cương dương.
- Dâm dương hoắc: Vị cay, ngọt, tính ấm, đi vào kinh can, thận. Dược liệu này có tác dụng ôn thận tráng dương, cường cân cốt, trừ phong thấp, thường dùng để điều trị chứng thận dương hư như liệt dương, tiểu tiện nhiều lần.
- Kỷ tử: Có tác dụng bổ thận, can, nhuận phế và dưỡng huyết, thường dùng trong các trường hợp can thận âm suy, chóng mặt, vô tinh.
- Tỏa dương (Nấm ngọc cẩu): Vị ngọt, tính ấm, giúp bổ thận tráng dương, ích thận tinh, phục hồi sinh lực.
- Nhục thung dung: Có khả năng kích thích, điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, giúp tăng cường thể lực, sinh lý và miễn dịch.
- Cá ngựa: Bổ thận tráng dương, hoạt huyết tán kết, tiêu thũng chỉ thống. Thường dùng cho thận dương hư suy, liệt dương, tinh ít, đau lưng mỏi gối.
- Lá hẹ: Vị cay, hơi chua, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc.
- Rễ cau: Theo y học cổ truyền, rễ cau có tác dụng bồi bổ thận. Một số nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy rễ cau chứa alkaloid có thể giúp giãn nở mạch máu, hỗ trợ cương dương.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng bài thuốc Nam bổ thận tráng dương
Mặc dù các bài thuốc Nam thường được coi là lành tính, nhưng việc sử dụng không đúng cách vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và nguy hiểm cho sức khỏe.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Điều quan trọng nhất là bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Y học cổ truyền uy tín trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào. Họ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe của mình (ví dụ: thận âm hư hay thận dương hư) và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
- Nguồn gốc dược liệu: Chỉ sử dụng các dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Tránh mua các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc để tránh gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc chứa các chất độc hại.
- Liều lượng và cách dùng: Tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Việc tự ý tăng liều, lạm dụng thuốc có thể gây hại cho gan, thận, rối loạn nội tiết hoặc thậm chí phản tác dụng.
- Tác dụng chậm: Thuốc Nam thường có tác dụng từ từ và cần thời gian kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.
- Không kết hợp tùy tiện: Không tự ý kết hợp thuốc Nam với thuốc Tây hoặc các sản phẩm sinh lý khác mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Đối tượng đặc biệt: Người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường cần đặc biệt thận trọng và phải có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng.
- Theo dõi cơ thể: Nếu phát hiện bất kỳ phản ứng bất thường nào sau khi sử dụng thuốc, hãy ngưng dùng ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
- Kết hợp lối sống lành mạnh: Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống hợp lý, ưu tiên thực phẩm lợi thận, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.