Thịt cóc từ lâu đã được coi là một nguồn dinh dưỡng giàu protein và một số vi chất có lợi. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thịt cóc cần cẩn trọng do có chứa độc tố nếu không được chế biến đúng cách.
Hiện nay Tây Y không còn dùng cóc và nhựa cóc để chữa bệnh vì độc tính của nhựa cóc rất cao. Tuy nhiên, Đông Y lại dùng cóc trong chữa một số bệnh hiểm nghèo: nhựa cóc là 1 trong 6 vị của đơn thuốc “Lục thần hoàn”. Trong nhân dân dùng nhựa cóc chữa giảm đau, tán thuỷ, dùng chữa phát bối, đinh độc, yết hầu sưng đau, đau răng. Thịt cóc khô dùng với liều 2 – 3g tán bột uống hoặc làm thành thuốc viên, chữa gầy còm, chậm lớn, kém ăn, suy dinh dưỡng,…
Nội dung
ToggleGiá trị dinh dưỡng của thịt cóc
Thịt cóc rất giầu dinh dưỡng, cao hơn thịt bò, thịt lợn (53,37% protit, 12,66% lipit, rất ít gluxit), đặc biệt có nhiều a xít amin cần thiết (Asparagine, Histidine, Tyrosine, Methionine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tryptophan, Cystein, Threonine..) và nhiều chất vi lượng (Mangan, Kẽm…)
Thịt cóc được dùng làm thực phẩm bổ dưỡng cho người già; hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy; hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa… dưới dạng ruốc, bột hoặc thịt tươi dùng để nấu cháo, làm chả cóc…
Trong cơ cóc hay còn gọi là thịt cóc không có chất độc.
Độc tố trong thịt cóc
Độc tố chỉ có một số bộ phận cơ thể như nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), trong gan và buồng trứng.
Độc tố của cóc là hợp chất Bufotoxin gồm nhiều chất như 5-MeO-DMT, Bufagin, Bufotaline, Bufogenine, Bufothionine, Epinephrine, Norepinephrine, Serotonin…
Tác động sinh học của độc tố tùy theo cấu trúc hoá học: Bufagin tác động đến tim mạch như nhóm Glycoside tim mạch; Bufotenine gây ảo giác; Serotonin gây hạ huyết áp… Thành phần độc tố thay đổi tuỳ theo loài cóc. Độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa gây ra ngộ độc cấp tính. Độc tố hấp thu qua da bình thường, nhưng gây ra dị ứng, bỏng rát ở mắt, niêm mạc người.
Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc cóc
Do thiếu hiểu biết về tác hại của cóc nên ăn cả gan và trứng cóc. Không biết cách chế biến để loại bỏ hết da, nội tạng cóc, làm cho độc tố lẫn vào cơ cóc nên ăn thịt cóc bị nhiễm độc tố gây ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc
– Thời gian nung bệnh từ 1-2 giờ sau khi ăn cóc.
– Hội chứng tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, mửa, đau và chướng bụng.
– Hội chứng tim mạch: Lúc đầu bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, sau đó rối loạn nhịp: Ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh thất, rung thất đôi khi có bloc nhĩ thất, nhịp nút, dẫn đến truỵ mạch. Với người bị nặng: sự dẫn truyền ở tâm thất bị ngưng trệ, rung tâm thất, huyết áp tụt, chân tay lạnh.
– Hội chứng rối loạn thần kinh-tâm thần: chất Bufotenin trong nhựa cóc có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách, chảy rãi, thèm ngủ, mồm miệng và tứ chi tê dại, đổ mồ hôi. Năng hơn nữa có thể gây ức chế trung khu hô hấp dẫn tới ngừng thở và tử vong.
Ngoài ra, còn gây tổn thương thận, vô niệu, viêm ống thận và gây tróc da, viêm da.
Chất độc ở cóc chỉ có ở nhựa cóc và nội tạng (gan, trứng).
Xử lý ngộ độc thịt cóc
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nếu phát hiện sớm thì gây nôn và chuyển nhanh đến bệnh viện.
– Thải trừ chất độc: Rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 1/5.000, uống tanin 4g, lợi tiểu bằng Furosemid.
– Chống loạn nhịp tim: Nhịp nhanh dùng Propranolon, nhịp chậm dùng isoproterenon. Tốt nhất là đặt máy tạo nhịp tim có xông điện cực buồng tim.
– Chống tăng huyết áp: Cho ngậm Adalat.
– Chống rối loạn thần kinh và tâm thần: Dùng Diazepam, Phenobacbital.
– Chống rối loạn hô hấp: Thở máy, thở oxy.
– Chống suy thận cấp: Lọc ngoài thận (thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng).
Đề phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do cóc
Tốt nhất và an toàn nhất là không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc. Đặc biệt cho đến nay, khoa học chưa chứng minh được nuốt cóc sống có thể điều trị được bệnh ung thư.
Chế biến thịt cóc cần được thực hiện vô cùng cẩn thận vì trong cơ thể cóc, đặc biệt là gan, da, buồng trứng và các tuyến trên da, chứa độc tố nguy hiểm như bufotoxin, có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Để chế biến thịt cóc an toàn, bạn nên tuân thủ các bước sau:
- Chọn cóc an toàn: Chọn cóc tươi, khỏe mạnh, tốt nhất là những con có kích thước lớn hơn để dễ thao tác.
- Làm sạch cóc:
- Rửa sạch bên ngoài cóc dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Đeo găng tay khi chế biến cóc để tránh tiếp xúc trực tiếp với chất độc từ da hoặc các bộ phận khác.
- Lột da cẩn thận:
- Sử dụng dao sắc để lột bỏ hoàn toàn da cóc. Da là phần chứa nhiều độc tố nhất, nên việc lột da phải được thực hiện kỹ lưỡng và cẩn thận.
- Sau khi lột da, loại bỏ toàn bộ đầu, gan, buồng trứng, và tuyến mồ hôi (các tuyến trên da). Đây là những bộ phận chứa nhiều độc tố bufotoxin.
- Loại bỏ nội tạng:
- Lấy hết nội tạng của cóc, đặc biệt là gan và buồng trứng, không để chúng tiếp xúc với phần thịt vì có thể gây nhiễm độc.
- Rửa sạch thịt cóc:
- Rửa kỹ phần thịt đã được làm sạch dưới nước lạnh nhiều lần để đảm bảo loại bỏ hết máu và chất độc còn lại trên bề mặt.
- Chế biến kỹ lưỡng:
- Thịt cóc cần phải nấu chín hoàn toàn, không nên ăn tái hoặc nấu chưa kỹ. Nấu ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ ngộ độc.
- Tránh ăn gan và các bộ phận chứa độc tố: Tuyệt đối không ăn bất cứ phần nào ngoài phần thịt cóc. Gan, da, buồng trứng, và các tuyến mồ hôi đều có thể gây ngộ độc.
Lưu ý:
- Không chế biến cóc tại nhà nếu không có kinh nghiệm**. Việc chế biến không đúng cách có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong do độc tố trong cơ thể cóc.
- Nếu muốn sử dụng cóc làm thực phẩm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện.
Việc chế biến và sử dụng thịt cóc cần được thực hiện cẩn trọng, vì nếu không xử lý đúng cách, nguy cơ ngộ độc rất cao.