Giảo cổ lam hay còn có tên gọi là phúc ẩm thảo (Nhật Bản) và với nhiều tác dụng quý từ thời xa xưa Trung Quốc đã gọi loại thảo dược là cỏ trường thọ. Vậy, giảo cổ lam là cây gì, giảo cổ lam mọc ở đâu, giảo cổ lam chữa bệnh gì, cao giảo cổ lam có tốt không, nên dùng trà giảo cổ lam hay cao giảo cổ lam, xin mời quý vị cùng dominoshop.vip tìm hiểu qua bài viết sau.
Giảo cổ lam là cây gì?
Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum
Tên gọi khác: Cây trường sinh, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ, cây dền toàng, sâm 5 lá, thư tràng 5 lá…
Giảo cổ lam là loại dược liệu quý. Từ xa xưa, vua chúa đã sử dụng vị dược liệu này nhằm mục đích tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp cho các cung nữ phi tần. Chính vì vậy, vị thuốc này còn có tên gọi là Cỏ trường thọ.
Năm 1976, khi nghiên cứu về bộ lạc có tuổi thọ trung bình 98, người Nhật đã phát hiện ra. Người dân nơi đây chế biến Giảo cổ lam thành trà uống hàng ngày, được gọi là Phúc âm thảo.
Năm 1997, GS. Phạm Thanh Kỳ cùng với các cộng sự của mình đã phát hiện ra một quần thể dược liệu này xuất hiện tại đỉnh núi Fansipan, Lào Cai.
Theo nghiên cứu, dược liệu “Cỏ trường thọ” ở Việt Nam không khác gì so với Trung Quốc, Nhật Bản. Do đó, hiện nay Giảo cổ lam đang được nhân giống, trồng trọt rộng rãi.
Đặc điểm dược liệu
Giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo, thân mảnh, phát triển các tua cuốn để leo. Lá có hình dạng như hình chân vịt, hoa màu trắng, mọc thành từng cụm. Quả hình cầu, có đường kính chừng 5-10mm, khi chín mang màu đen.
Giảo cổ lam thuộc loại dược liệu ưa ẩm, thích hợp sống ở những khu rừng nguyên sinh, có độ cao 1000-2000m. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã khám phá và phát hiện ra quần thể loại cây này ở đỉnh núi Fansipan (Lào Cai). Sau này, chúng được trồng ở Hòa Bình, Mộc Châu – Sơn La…
Phân loại
Sau 1 thời gian nghiên cứu, dựa vào đặc điểm nhận dạng, các nhà khoa học đã phân loại Giảo cổ lam thành 3 loại:
Loại 3 lá: Thân dây lớn, không có mùi thơm. Trà vị nhạt, không đắng. Không được sử dụng làm dược liệu bởi hoạt tính thấp.
Loại 5 lá: Thân dây nhỏ, mảnh. Pha trà uống có vị đắng trước, ngọt sau. Được sử dụng phổ biến trong các bài chữa bệnh.
Loại 7 lá: Không có mùi thơm đặc trưng như loại 5 lá, vị đắng nên khó uống. Loại này chưa có tài liệu nghiên cứu nên không sử dụng trong cuộc sống.
Thành phần
Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin. Loại thảo dược này còn chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho… Theo nghiên cứu, cây giảo cổ lam 7 lá là loại có chứa nhiều hoạt chất saponin nhất, gấp 3 – 4 lần nhân sâm.
Giảo cổ lam có tác dụng gì?
Ổn định đường huyết
Tốt cho máu và tim mạch
Chống ung thư
Bảo vệ tốt cho gan
Ngoài ra, giảo cổ lam còn có các tác dụng khác như
- Điều trị sự thèm ăn, ho, viêm phế quản mạn tính, đau dạ dày mạn tính, đau và sưng (viêm), loét, táo bón, căng thẳng, sỏi mật, béo phì
- Giúp tăng sức mạnh cơ thể, nâng cao khả năng làm việc
- Có tác dụng điều trị chứng mất ngủ lâu năm, giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu
- Cải thiện chức năng của tim, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức chịu đựng, tăng sức đề kháng môi trường và ngăn ngừa rụng tóc
- Giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường
- Tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người lớn tuổi.
- Hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa da cho phái nữ.
Về cao giảo cổ lam
Cao giảo cổ lam là một loại cao dược liệu được chiết xuất từ cây giảo cổ lam. Do được chiết xuất từ cây giảo cổ lam nên cao giảo cổ lam bảo tồn được các dược tính chữa bệnh có trong cây giảo cổ lam. Cao giảo cổ lam được cô lại thành dạng cao mềm, rất tiện cho mọi người bảo quản và sử dụng. Có thể hòa với rượu để uống hoặc pha với nước ấm để uống thay trà hàng ngày.
Cách dùng:
_ Người lớn: uống 2-3 lần sau bữa ăn
– ¼ thìa cafe pha với 100ml nước nóng.
– ½ thìa café pha với 1,5 lít nước ấm nóng, sử dụng làm nước uống trong ngày.
– Ăn trực tiếp sau đó uống nước ấm
Tùy thời tiết và điều kiện, có thể uống mát hoặc nóng.
Những ai nên dùng cao giảo cổ lam
- Người bị mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường
- Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ, đau đầu…
- Người bị ung thư, u bướu
- Người bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan…
- Các đối tượng muốn tăng cường sức đề kháng.
Những ai không nên dùng cao giảo cổ lam
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người đang dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép
- Người bị chứng “hư hàn”: chân tay lạnh, chịu rét kém, hay đổ mồ hôi, mệt mỏi, đuối sức, hơi thở ngắn…
Những lưu ý khi sử dụng cao giảo cổ lam
Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Nên uống cao giảo cổ lam vào buổi sáng, đầu giờ chiều, không nên uống buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.
- Người huyết áp thấp phải uống cao giảo cổ lam vào lúc ăn no hoặc thêm vài lát gừng.
- Dược liệu này có tác dụng chuyển hóa lipid, tiêu mỡ ở bụng. Với người gầy muốn tăng cân phải ăn thật nhiều để bù lại năng lượng bị mất.
- Trong thời gian sử dụng vị thuốc này, người dùng có cảm giác khát nước, khô họng, nên cần bổ sung nước.
- Không sử dụng cao giảo cổ lam cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người đang chảy máu.
Mua cao giảo cổ lam ở đâu
Bạn nên mua cao giảo cổ lam của những thương hiệu uy tín. Tại dominoshop, chúng tôi phân phối loại cao giảo cổ lam chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có giấy công bố chất lượng. Cao giảo cổ lam là loại cao mềm đóng trong lọ thủy tinh, có thời hạn sử dụng trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Để cao giảo cổ lam không giảm chất lượng, bạn nên đặt lọ cao giảo cổ lam những nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi khi dùng, bạn lấy 1 muỗng cà phê cao giảo cổ lam pha với một ly nước ấm vừa uống, uống vào các buổi sáng sau khi ăn là tốt nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.