Cây gắm còn được gọi là dây mấu, vương tôn hay dây sót, là loại cây thân leo mọc hoang. Dược liệu này có tính bình, vị đắng, công năng khu phong, trừ thấp, tán hàn, tiêu viêm và sát trùng nên được sử dụng trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền điều trị các bệnh bệnh lý do phong thấp hoặc thống phong.
1. Đặc điểm của cây gắm
Cây gắm còn được gọi là dây mấu, vương tôn hay dây sót, có tên khoa học Gnetum montanum – thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae). Đây là loại thực vật thân leo, mọc hoang và có những đặc điểm như sau:
Thân cây dài từ 10 – 12m, sống nhờ trên các cây lớn khác. Trên thân có nhiều mấu, kích thước tương đối lớn và thường phình lên ở các đốt;
Lá cây hình trái xoan hoặc thuôn dài, mọc đối xứng nhau, mép lá nguyên và mặt trên lá nhẵn bóng;
Hoa cây mọc thành từng nón ở kẽ lá, trong đó hoa đực và hoa cái nằm khác gốc. Thời điểm ra hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 8, kết quả vào tháng 10 – 12. Quả cây có cuống ngắn, khi chín có màu vàng và bên trong có chứa hạt to;
Các công dụng của cây gắm đối với sức khỏe con người chủ yếu từ thân và rễ cây. Vì vậy, trong Y Học Cổ Truyền, thân và rễ cây gắm được sử dụng làm thuốc. Bên cạnh đó, hạt cây có thể sử dụng để ăn hoặc bào chế thành thuốc xoa bóp trong các triệu chứng đau nhức.
2. Tác dụng của cây gắm
Theo Y Học Cổ Truyền:
Công năng: Dây gắm có công dụng sát trùng, trừ thấp, giải độc, tiêu viêm, thư cân, hoạt huyết và khu phong;
Chủ trị: Dược liệu này chủ trị trong điều trị sốt rét, ngộ độc, đau nhức xương khớp, bị sơn ăn và chứng thống phong (bệnh gout). Cành cây chủ trị để chỉ thống (giảm đau), trị bong gân, liền gân xương, đòn ngã tổn thương, gãy xương. Rễ cây được dùng trong điều trị chứng hạc tất phong (sưng đau đầu gối);
Tại Ấn Độ, thân và rễ cây gấm được sử dụng để hạ thân nhiệt, hạt cây được sử dụng để chữa đau nhức do tế thấp.
Theo Y Học Hiện Đại:
Nghiên cứu thực hiện trên tim cô lập của chuột cho thấy hoạt chất dl-demethyl coclaurin hydrochlorit từ dược liệu dây gắm có tác dụng tăng cường, làm mạnh tim;
Dịch chiết từ dược liệu dây gắm sau khi tiêm vào chuột thực nghiệm cho thấy tác dụng chống co thắt phế quản ở liều 0.1mg/kg thể trọng;
Nước sắc từ dược liệu cho tác dụng ức chế liên cầu khuẩn nhóm A (Strepcococci), liên cầu tan máu (Haemophilus haemolyticus), tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), vi khuẩn gây viêm phổi Catarrhl, trực khuẩn lỵ (Shigella flexneri), trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhosa);
Kết quả các nghiên cứu cho thấy nước sắc từ cây gắm có công dụng bình suyễn và giảm ho nhẹ.
3. Cao gắm đặc trị bệnh gout, bệnh xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp
Cao gắm đặc trị được nấu từ cây gắm vùng Tây Bắc kết hợp với các loại thảo dược bí truyền của đồng bào dân tộc Tày chuyên dùng cho những người bị bệnh gout mãn tính, chữa nhiều năm, nhiều nơi không khỏi, người bị viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp,… Nhiều các bác sĩ Đông y, lương y đã dùng thuốc này chữa trị cho người bệnh rất hiệu quả.
Cách dùng: cắt ra ăn hoặc hấp cơm với mật ong, ngâm rượu uống, pha với nước ấm đều được.
Liều dùng: 10 ngày/1 lạng (có thể tăng hoặc giảm theo hướng dẫn của thầy thuốc), mỗi ngày chia ra dùng làm 2 lần sau khi ăn.
Liệu trình: 600gr – 1000gr tùy theo tình trạng từng người bệnh.
Lưu ý: trong quá trình sử dụng, kiêng cá mè, thịt trâu,cá chép, thức ăn lên men (như dưa chua, kim chi …)
Khi dùng có thể cảm giác đau hơn (do thuốc công độc, tiêu viêm) và trục độc qua đường ruột gây triệu chứng giống tiêu chảy.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.