Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là bệnh lý ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, theo thống kê của tổ chức GLOBOCAN năm 2020, số trường hợp ung thư phổi ghi nhận được 26.262 ca. Đây là loại ung thư chiếm tỷ lệ thứ 2 ở cả hai giới. Tỷ lệ mắc mới tại Việt Nam là khoảng 23 trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ tử vong 21,9/100.000 dân.
Có hai loại ung thư phổi chính:
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Đây là loại ung thư phổi phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% các trường hợp. Có 3 loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chính, gồm có:
- Ung thư biểu mô tuyến: Bắt đầu trong các tế bào sản xuất chất nhầy biểu mô vùng ngoại vi và chiếm khoảng 40% trường hợp ung thư phổi. Mặc dù hầu hết các trường hợp ung thư biểu mô tuyến có liên quan tới việc hút thuốc lá, nhưng đây cũng là loại ung thư phổ biến nhất ở những người hút ít hơn 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy (biểu bì): Chiếm khoảng 30%, thường phát triển ở đường dẫn khí lớn hơn của phổi. Gần đây tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy đang giảm trong khi ung thư biểu mô tuyến có dấu hiệu gia tăng. Phần lớn các khối u ung thư phổi tế bào vảy nằm ở vị trí trung tâm, chỗ phế quản lớn nối khí quản với phổi.
- Ung thư biểu mô tế bào lớn không phân biệt: Có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của phổi và không rõ là tế bào vảy hay ung thư biểu mô tuyến. Loại bệnh này có dấu hiệu phát triển và xâm lấn nhanh hơn rất nhiều so với các loại ung thư phổi không tế bào nhỏ khác, cũng khó điều trị hơn.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Ung thư phổi tế bào nhỏ thường lây lan nhanh hơn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ; chiếm khoảng 15% ung thư phổi với khả năng phát triển nhanh chóng, di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đa số các trường hợp bệnh phát sinh ở đường dẫn khí lớn (phế quản chính và phế quản thùy). Thông thường, khi người bệnh được chẩn đoán mắc phải loại ung thư này đều đã bước vào giai đoạn nặng của bệnh.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Hút thuốc gây ra 80% ca tử vong do ung thư phổi ở phụ nữ và 90% ở nam giới. Đàn ông hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 23 lần và ở phụ nữ là gấp 13 lần.
13 dấu hiệu ung thư phổi
Biểu hiện ung thư phổi trên lâm sàng tùy thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của tổn thương. Trong giai đoạn đầu tổn thương còn khu trú, người bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, thường được phát hiện bệnh qua tầm soát bệnh hoặc tình cờ phát hiện khi thăm khám bệnh khác. Chỉ đến giai đoạn muộn hơn, u xâm lấn tại chỗ, tại vùng hoặc di căn xa mới gây ra các triệu chứng. Theo ThS.BS Bùi Thị Nga, khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, một số dấu hiệu ung thư phổi có thể nhận biết như sau:
1. Cơn ho kéo dài
Ho dai dẳng không khỏi sau 2 – 3 tuần có thể là dấu hiệu bệnh ung thư phổi. Một số người cho rằng chứng ho này chỉ là kết quả của việc hút thuốc. Theo một nghiên cứu năm 2018, cả việc hút thuốc và giai đoạn ung thư phổi đều không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của cơn ho ở những người bị ung thư phổi.
2. Khó thở
Người bệnh cảm thấy hụt hơi, tức ngực, cảm giác như không thở được, không có đủ không khí để hít thở. Ung thư phổi khiến đường thở bị thu hẹp, dẫn đến khó thở.
3. Ho ra máu
Ngay cả khi chỉ là một lượng máu nhỏ, ho ra máu hoặc chất nhầy lẫn máu cũng là lý do nên đi bệnh viện kiểm tra. Ho ra máu có thể do ung thư phổi hoặc một vấn đề khác với phổi. Bất cứ ai trải qua triệu chứng này đều nên đi khám bác sĩ. (3)
4. Đau ngực, tức ngực
Khi khối u phổi gây tức ngực hoặc chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh cảm thấy đau ở ngực, đặc biệt trở nên nặng hơn là khi hít thở sâu, ho hoặc cười.
5. Khàn giọng
Một số người bị khàn giọng, có giọng nói nghe có vẻ căng thẳng hoặc có tông trầm hơn, nhỏ hơn về âm lượng. Một khối u trong phổi có thể đè lên dây thần kinh điều khiển dây thanh âm. Khàn tiếng cũng do nhiều tình trạng khác gây ra, như là cảm lạnh hoặc viêm thanh quản.
6. Thở khò khè
Thở khò khè xuất hiện khi đường thở bị tắc một phần. Đây có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng, cảm lạnh, viêm phế quản; là triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm phổi, suy tim hoặc có thể là dấu hiệu của một tình trạng ung thư phổi nghiêm trọng.
7. Người mệt mỏi
Ung thư phổi khiến người bệnh bị thiếu máu do tế bào ung thư tiêu thụ hết chất dinh dưỡng của cơ thể, lấy đi năng lượng của cơ thể, hoặc do ăn uống kém hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
8. Đau nhức cơ, xương
Ung thư phổi di căn đến xương có thể gây ra các triệu chứng đau xương, giới hạn vận động, cảm giác. (4)
9. Đau tay, vai và mắt
Một loại ung thư phổi (khối u Pancoast Tobias) thường phát triển ở đỉnh phổi. Ngoài ảnh hưởng đến phổi, những khối u này có thể lan đến xương sườn, đốt sống của cột sống, dây thần kinh hoặc mạch máu, gây đau ở xương bả vai, lưng hoặc cánh tay. (5)
Các khối u Pancoast cũng có thể gây ra các vấn đề về mắt. Người bệnh có dấu hiệu đồng tử của một bên mắt nhỏ hơn, mí mắt sụp xuống và ít tiết mồ hôi hơn so với nửa bên mặt còn lại. Các triệu chứng về mắt này được gọi là Hội chứng Horner.
10. Sụt cân
Sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng ung thư phổi phổ biến. Một nghiên cứu năm 2017 về những người trưởng thành bị ung thư phổi hoặc đường tiêu hóa cho thấy có 34,1% những người tham gia đã bị sụt cân do ung thư khi nhận được chẩn đoán. Hơn nữa, giảm cân trước khi điều trị ung thư có giá trị tiên lượng cho thời gian sống còn thấp hơn.
Ung thư phổi có thể khiến người bệnh sụt cân vì nhiều lý do, bao gồm:
- Chán ăn
- Thay đổi chức năng miễn dịch
- Thay đổi chuyển hóa
- Thay đổi nội tiết tố
- Tác dụng phụ của hóa trị (buồn nôn và nôn)
- Tác dụng phụ của xạ trị (khó nuốt)
- Giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
11. Thường xuyên bị nhiễm trùng
Các khối u phổi có thể chặn đường thở, gây nhiễm trùng thường xuyên như viêm phế quản và viêm phổi.
12. Bất thường ở các mô vú
Một loại ung thư phổi ít phổ biến hơn, được gọi là tế bào lớn, có thể ảnh hưởng đến lượng hormone của nam giới, gây sưng và đau ở mô vú của nam giới.
13. Đau đầu
Ung thư phổi di căn não có thể gây ra các triệu chứng đau nhức đầu, buồn nôn, rối loạn nhận thức, rối loạn vận động, các triệu chứng thần kinh khu trú khác.
Phân biệt dấu hiệu ung thư phổi và viêm họng thông thường
Nếu bạn biết cách nhận biết các dấu hiệu của ung thư phổi và viêm họng thì bạn sẽ có cách chữa trị kịp thời.
Các triệu chứng của ung thư phổi lúc đầu thường giống với bệnh viêm họng thông thường. Chúng ta cần phân biệt chúng để có những cách chữa trị đúng nhất.
Ho đều là triệu chứng của ung thư phổi và viêm họng. Tuy nhiên, người bị ung thư phổi thường có tiếng ho rặng hơn, kèm theo đó là khó thở kéo dài. Còn ho của bệnh viêm họng sẽ được chữa khỏi sau một khoảng thời gian ngắn.
Viêm họng đơn thuần thường hay đi kèm với triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Còn với bệnh nhân ung thư phổi thì triệu chứng này ít xảy ra.
Người bị ung thư phổi ít khi cảm thấy đau họng mà hầu hết là thấy khó thở, ho khạc nhiều. Khi bạn bị đau họng thì có thể đó chỉ là viêm họng nhưng cũng có thể là giai đoạn tiền phát của ung thư vòm họng.
Viêm họng cấp tính cũng khiến người bệnh ho ra máu, tuy nhiên đối với bệnh ung thư phổi thì tần suất ho ra máu lớn hơn, thậm chí là nôn ra máu.
Người bị ung thư phổi còn có biểu hiện chảy máu cam, có khi vừa chảy máu cam vừa ho ra máu khiến cơ thể suy nhược. Còn bệnh viêm họng thông thường thì ít có triệu chứng này.
Bệnh viêm họng thông thường sẽ được chữa khỏi sau vài ngày uống thuốc đúng liều. Còn bệnh nhân ung thư phổi cũng có thể làm giảm triệu chứng với thuốc nhưng sẽ tái phát và không khỏi.
Nếu mọi biểu hiện của bệnh viêm họng ngày một kéo dài, các bác sỹ sẽ thực hiện chọc khe màng phổi, nếu thấy dịch thì đến 80% bệnh nhân bị ung thư phổi.
Với bệnh viêm họng thông thường, bệnh nhân có thể bị phù chân tay và mặt do dùng thuốc nhưng sẽ rút bớt khi khỏi bệnh. Nhưng với bệnh ung thư phổi do khối u chèn ép nên người bệnh thường bị phù mặt kéo dài.
Người bệnh cần làm gì khi có triệu chứng ung thư phổi?
Nếu đang có các triệu chứng và có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ; sàng lọc các yếu tố nguy cơ cao phát triển ung thư phổi, mang lại hy vọng phát hiện bệnh sớm, có thể điều trị triệt căn.
Theo ThS.BS Bùi Thị Nga, người có nguy cơ cao phát triển ung thư phổi, như là: (7)
- Có tiền sử nghiện thuốc lá nặng (trên 30 bao.năm).
- Là người hút thuốc hiện tại hoặc người hút thuốc trước đây đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua.
- Ở độ tuổi từ 55 đến 80.
Nếu bác sĩ phát hiện bất cứ điều gì bất thường trong quá trình sàng lọc ung thư phổi, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính phổi và sinh thiết (lấy mẫu mô phổi) nếu có tổn thương nghi ngờ sẽ được đề nghị thực hiện.
Cách phòng ngừa ung thư phổi
1. Ngưng hút thuốc
Nếu có hút thuốc, cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phổi và các bệnh nghiêm trọng khác là ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt. Dù đã hút thuốc bao lâu thì việc bỏ thuốc luôn được khuyến cáo và có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa ung thư phổi. Mỗi năm không hút thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Sau 12 năm không hút thuốc, nguy cơ phát triển ung thư phổi giảm hơn một nửa so với người hút thuốc. Sau 15 năm, khả năng bị ung thư phổi gần giống như người chưa bao giờ hút thuốc.
2. Một chế độ ăn uống cân bằng
Nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, bao gồm ít nhất 5 phần trái cây và rau quả tươi mỗi ngày, cũng như nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi và các loại ung thư, bệnh tim mạch…
3. Tập thể dục thường xuyên
Có một số bằng chứng cho thấy, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt ở những người hút thuốc hoặc từng hút thuốc. Nếu bị ung thư phổi, hoạt động thể chất giúp giảm các triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm. (8)
Hầu hết người lớn nên thực hiện ít nhất 150 phút (2 giờ 30 phút) hoạt động aerobic cường độ vừa phải mỗi tuần, cộng với các bài tập rèn luyện sức mạnh ít nhất 2 ngày mỗi tuần.
4. Sử dụng cao bách bộ Đại Việt
Cây bách bộ có tên khoa học là Stemona tuberosa Lour, thuộc họ Stemonaceae. Cây bách bộ mọc hoang ở nhiều nơi trên Việt Nam, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cao bách bộ Đại Việt là một vị thuốc Đông y có nhiều công dụng, bao gồm:
- Điều trị ho khan, ho có đờm, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn.
- Lợi tiểu, tiêu đờm, nhuận tràng.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, da liễu, thần kinh.
- Trị giun sán.
- Bổ phế, nhuận táo.