Thực phẩm ‘vàng’ cho bé ăn dặm

Đồ ăn dặm ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và trí tuệ của bé khi trưởng thành. Khi bé đến độ tuổi ăn dặm, các mẹ cần phải lựa chọn những thực phẩm vừa phù hợp lại giàu dưỡng chất, tốt cho sự phát triển của bé nhé.

Thực phẩm 'vàng' cho bé ăn dặm

1. Bí đỏ

Bí đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, kali, magie, sắt, beta-carotene, protein, chất xơ… rất tốt cho máu, thị giác của bé. Đây là thực phẩm nên cho bé làm quen khi ăn dặm bởi bí đỏ dễ xay nhuyễn, có màu sắc đẹp và hương vị ngon nên rất phù hợp với bé. Các mẹ có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ để nấu cháo cho bé ăn, nhưng nhớ đừng cho bé ăn hỗn hợp “bánh bí đỏ” vì nó có thể chứa nhiều đường.

Các mẹ nhớ chỉ nên cho bé ăn bí đỏ 1-2 lần/ tuần thôi nhé kẻo bé bị vàng da đấy.

Thực phẩm 'vàng' cho bé ăn dặm

2. Xoài

Xoài chứa hầu hết các loại vitamin như A, C, E và K cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, magiê và kali. Chính vì vậy, xoài là một loại quả tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn dặm của bé. Nếu bé đã biết cầm thức ăn, các mẹ có thể cắt xoài chín, tươi ra thành những miếng nhỏ cho bé. Nhưng nhớ cắt bỏ hết những phần có xơ để bé không bị hóc nhé.

Dù vậy, các mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ xem bé có bị dị ứng với xoài không nhé. Nếu có, tuyệt đối không cho bé ăn xoài và cũng không nên để trẻ nghịch hay tiếp xúc da với quả xoài để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nhé.

3. Quả bơ

Các chất dinh dưỡng, vitamin (chất xơ, chất béo bão hòa, kali, carbohydrate, protein, vitamin E, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C…) có trong quả bơ rất có lợi cho sự phát triển ở bé. Đặc biệt, vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ vì thế đây là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, khổng lồ cho sự phát triễn trí não của trẻ. Các mẹ không cần phải chế biến quá cầu kỳ trước khi cho trẻ ăn. Chỉ cần chọn quả bơ chín rồi gọt vỏ, nạo thành những miếng nhỏ giúp bé nhâm nhi, hoặc nấu cùng cháo cũng khiến mùi vị thêm đậm đà, ngầy ngậy giúp bé ăn ngon miệng hơn.

4. Thịt bò

Thịt bò là một nguồn cung cấp sắt phong phú, giúp bé phát triển trí não và lưu thông ôxy trong cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần nghiên cứu chế biến thịt bò thật cẩn thận và hợp lý bởi giai đoạn này răng bé vẫn chưa đủ để nhai thịt.

5. Thịt gà 

Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm. Phần ức và phần lườn của gà giàu protein, ít chất béo, phần đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao. Thịt gà dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, được xếp vào danh sách “thịt trắng”, và “thịt trắng” dễ hấp thụ hơn “thịt đỏ” (Thịt bò, thịt lợn).

6. Pho mát 

Pho mát là một nguồn giàu riboflavin (vitamin B2) cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate thành năng lượng. Trong phomát chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho người lớn nhưng lại rất tốt cho trẻ nhỏ.

7. Khoai lang

Khoai lang là loại củ chứa nhiều tinh bột, acid amin, beta caroten, vitamin C, vitamin B1, canxi, kẽm, sắt, magie, natri, kali,… an toàn cho bữa ăn dặm của bé.

Ngoài ra, khoai lang chứa rất ít chất béo, không có cholesterol và là một nguồn photochemical phong phú, giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Vị ngon ngọt, thanh mát của loại củ này sẽ khiến bé thích thú hơn với bữa ăn dặm.

8. Sữa chua 

Sữa chua có tác dụng rất tốt, cần thiết cho sức khỏe của bé. Nó cung cấp lượng lớn canxi, cao hơn trong sữa tươi, góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ xương của trẻ. Hai hộp sữa chua mỗi ngày có thể bổ sung đến 50% nhu cầu canxi mỗi ngày của các bé. Ngoài ra, các dưỡng chất và lợi khuẩn trong sữa chua còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, ổn định hệ tiêu hóa.

Tuy sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé nhưng các mẹ cũng không nên cho con ăn quá nhiều. Nếu bé ăn quá nhiều sữa chua sẽ rất dễ phải đối mặt với tình trạng quá nhiều axit trong dạ dày. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá. Điều này lâu ngày sẽ làm mất đi cảm giác thèm ăn của bé. Liều lượng sữa chua khuyến cáo cho trẻ chỉ nên ăn từ 1 – 2 cốc mỗi ngày.

9. Cam quýt 

Cam quýt là những trái cây giàu vitamin C giúp của thiện sức đề kháng của cơ thể trẻ và giúp trẻ hấp thụ chất sắt từ các thực phẩm khác. Hơn nữa, thường xuyên ăn cam quýt cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn. Trong cam quýt có chứa nhiều chất xơ và pectin có thể thúc đẩy nhu động ruột giúp loại bỏ chất độc hại. Các mẹ có thể cho con ăn sau mỗi bữa ăn hoặc vắt nước cho con uống.

10. Cà chua

Cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa, đây được cho là thực phẩm an toàn, lợi ích cho bữa ăn dặm của bé. Cà chua có tác dụng giải độc, tái sinh tế bào, phát triển hệ thống thần kinh, tránh cảm cúm, bảo vệ da cho bé. Ngoài ra, cà chua còn là một nguồn thực phầm dồi dào lycopene – một sắc tố chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng lycopene trong cà chua có thể được hấp thụ hiệu quả hơn nếu được nấu cùng với một chút dầu ăn.

Các mẹ có thể xay nhỏ cà chua nấu cùng với bữa ăn dặm của bé. Các mẹ cũng cần lưu ý cân đối lượng cà chua vừa phải trong chế độ ăn dặm của bé nhé.

11. Cà rốt 

Cà rốt chứa nguồn beta caroten, vitamin A, khoáng chất, chất xơ vô cùng dồi dào, điều này rất có lợi cho thị giác, tim mạch của bé. Đây là một trong những thực phẩm dễ kết hợp nên các mẹ có thể tùy ý sáng tạo thực đơn ăn dặm cho con bằng cách luộc, hấp với thực đơn ăn dặm.

Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung lượng cà rốt hợp lý. Chỉ nên cho trẻ ăn cà rốt 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30-50g. Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.

Còn nếu cho bé ăn quá nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng khác nữa.

12. Cá

Cá chứa nhiều nhóm axit amin, nguồn Omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe mà cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần. Các Omega 3 trong cá có tác dụng cực tốt đến sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ.

Đặc biệt cá hồi cung cấp một nguồn chất béo cần thiết hỗ trợ chức năng của não bộ và hệ thống miễn dịch.

*Dấu hiệu cho biết con đang bị thiếu chất

Nếu thấy con có những biểu hiện như dưới đây, các mẹ hãy cẩn thận vì rất có thể con đang bị thiếu chất.

Làm thế nào biết trẻ đã bị thiếu chất

Muốn biết trẻ có bị thiếu chất hay không, các bà mẹ cần phải theo dõi trẻ cân nặng thường xuyên theo biểu đồ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ. Nếu thấy 2, 3 tháng mà trẻ không lên cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân.

Trẻ bị thiếu chất lâu dài thường dẫn đến suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng chia làm 3 độ:

Gọi là suy dinh dưỡng độ 1 hay suy dinh dưỡng nhẹ khi trọng lượng của cơ thể mất đi 10% cân nặng so với bình thường.

Suy dinh dưỡng độ 2 hay suy dinh dưỡng bình thường được xác định khi trọng lượng cơ thể chỉ còn 70% so với bình thường, tức là cơ thể đã bị mất 30% trọng lượng.

Suy dinh dưỡng độ 3 hay suy dinh dưỡng nặng khi thể trọng cơ thể mất đi chừng 40% cân nặng so với bình thường. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng suy dinh dưỡng nặng thể phù do thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng chủ yếu sẽ gây ra nhiều biến cố, có thể dẫn tời nhiễm trùng và thường có tỷ lệ tử vong rất cao.

 

Ngoài ra, trẻ bị thiếu chất còn có những biểu hiện dễ nhận thấy như sau:

Sự thay đổi cảm xúc

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tâm trạng bất ổn, thường xuyên cáu, la hét hay không bằng lòng có nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt dinh dưỡng nào đó trong cơ thể. Khi thấy con có những dấu hiệu như sau tức là rất có thể con đang bị thiếu chất:

– Ủ rũ, không nhiệt tình với mọi thứ xảy ra xung quanh. Cơ thể con đang bị thiếu protein, sắt. Các mẹ hãy chú ý cho con ăn thên thủy sản, thịt, sữa, lòng đỏ trứng và những thực phẩm chứa sắt.

– Con thường xuyên sợ hãi, lo lắng, mất ngủ, hay quên: Có thể con đang bị thiếu vitamin B. Để bổ sung vitamin B cho con, các mẹ hãy cho con ăn các loại hạt đậu, gan động vật, quả óc chó…

– Con thường xuyên tỏ ra bướng bỉnh, nhút nhát: Đây là những triệu chứng cho thấy con đang bị thiếu vitamin A, B, V và canxi. Các mẹ hãy bổ sung những thực phẩm như cá, tôm, sữa, trái cây và các loại rau, củ, quả…

Con có những hành vi bất thường

Nhiều trường hợp con tỏ ra mình trở nên thật lập dị, vụng về và lúng túng. Điều này rất có thể cho thấy con đang bị thiếu vitamin C trong cơ thể. Để bổ sung viamin C cho con, các mẹ hãy cho con ăn cam, cà chua, táo, bắp cải… Những loại rau củ và trái cây này có chứa methyl salicylate và vitamin C giúp tăng cường chức năng truyền tải thông tin của hệ thần kinh.
Trẻ có những hành vi không phù hợp với độ tuổi, điều này cho thấy cơ thể trẻ đang bị thiếu hụt acid amin. Các mẹ hãy cho con ăn thực phẩm giàu protein như thịt nạc, đậu, sữa, trứng…

Con hay nghiến răng vào ban đêm, thường xuyên có triệu chứng bị co giật và dễ tỉnh giấc lúc nửa đêm. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy con đang bị thiếu hụt canxi trầm trọng. Hãy chú ý cho con dùng các sản phẩm từ sữa và ăn thêm nhiều rau xanh một cách kịp thời.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu lạ như thích ăn giấy, đất sét… thì đây là biểu hiện của sự thiếu sắt, kẽm, mangan và các yếu tố khoáng chất trầm trọng. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ hãy cho con ăn thêm nhiều nấm, thịt gia cầm và đồ hải sản. Ngoài ra, hãy đưa con tới gặp bác sĩ để có lời khuyên chăm sóc tốt và đúng đắn nhất.

Một vài dấu hiệu khác

Da trẻ bị ngứa, trẻ hay đưa tay gãi lung tung, tóc khô và dễ gãy, không thích hoạt động vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi, đuối sức hay mệt, móng tay mềm, dễ gãy, màu sắc không tươi sáng. Mặt mũi nhợt nhạt xanh xao, đầu óc không minh mẫn, sự chú ý phân tán. Đó là dấu hiệu trẻ đã bị thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt.