Những loại thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày nên và không nên ăn

Bạn đang tìm hiểu về chế độ ăn uống phù hợp cho người bị viêm loét dạ dày? Bài viết này sẽ chia sẻ những loại thực phẩm nên và không nên ăn để giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả, giảm đau và bảo vệ dạ dày.

Ăn uống các loại thực phẩm tốt cho dạ dày chính là chìa khóa vàng trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có đặc điểm là rất dễ tái phát, do đó thường người bệnh chủ quan không chữa trị kịp thời, dẫn đến biến chứng là chảy máu dạ dày và có nguy cơ dẫn đến ung thư. Muốn điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tận gốc phải dùng thuốc kháng sinh 1 thời gian dài, đồng thời phải ăn uống khoa học, tránh các triệu chứng stress.

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày.

Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều.

gạo lức muối mè rất tốt do người bệnh loét dạ dày
Gạo lứt muối mè rất tốt do người bệnh loét dạ dày

Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Ở một số người, có thể do ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiêu hóa kém dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày.

Cảm xúc tiêu cực hại dạ dày

Trong thời đại công nghiệp, cuộc sống nhiều áp lực, con người thường phải gánh chịu nhiều căng thẳng, lo âu. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài tác động xấu lên hệ thần kinh thực vật làm rối loạn hoạt động tiết dịch và vận động ở dạ dày.

Điều này cũng làm rối loạn tiêu hóa, ăn kém, ăn không tiêu, thức ăn ứ đọng cũng dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Ngày nay, những cảm xúc tiêu cực, thường gọi là stress, là một yếu tố quan trọng gây bệnh.

Theo y học hiện đại, bên cạnh một số trường hợp loét gây ra do dùng lâu dài những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen, tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày hoặc tá tràng là loại vi khuẩn HP.

Mặt khác, y học hiện đại cũng đề cập hội chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến những yếu tố tâm lý. Người bệnh cũng có một số triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày như đầy bụng, ăn kém, đau vùng thượng vị…

Tuy nhiên, qua xét nghiệm, người ta không thấy loét hoặc không tìm được HP trong ống tiêu hóa. Nếu không được giải quyết, rối loạn khí hóa ban đầu sẽ dẫn đến tổn thương thực thể.

Bị loét dạ dày nên ăn thực phẩm thô

Xôi bắp là một trong những món ăn tốt cho những người bị viêm loét dạ dày.
Xôi bắp là một trong những món ăn tốt cho những người bị viêm loét dạ dày.

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt.

Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất, cho việc tiêu hóa thức ăn. Hạt thô có nhiều chất chống ôxy hóa quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỉ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính.

Ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng magnesium, selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả.

Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hữu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.

Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bữa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày. Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày.

Lớp tế bào này tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại. Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau: Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8 g.

Không nên uống nước súp trong bữa ăn

Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hóa cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước súp, nước canh trong bữa ăn. Bù lại, cách xa bữa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh súp.

Uống nước ép hoa quả có tác dụng điều hòa sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhầy để chữa vết loét. Người bị loét dạ dày không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.

Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hòa cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh.

Thực phẩm chữa lành vết loét dạ dày tá tràng

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp chữa lành phần nào các vết loét dạ dày hành tá tràng.

Các loại rau có lá màu xanh đậm rất tốt cho dạ dày

Bệnh nhân bị viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng nên tiêu thụ nhiều các loại rau lá màu xanh đậm. Các loại rau màu xanh đậm là nguồn cung cấp vitamin A, C, K, axit folic, sắt, và canxi – là nguồn quan trọng đối với việc chữa bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày. Thực phẩm giàu trong các loại rau màu xanh đậm bao gồm bông cải xanh, mầm brussel, cải bắp, măng tây, cải xoăn, rau bina, đậu xanh, mù tạt…

Protein

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên tiêu thụ thực phẩm có chứa protein đặc biệt là các protein ít chất béo. Protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng, lấp đầy những vết sẹo trong dạ dày tá tràng. Không nên tiêu thụ những thực phẩm protein giàu chất béo vì chất béo làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây kích ứng hơn cho dạ dày. Thực phẩm ít chất béo có chứa hàm lượng protein cao bao gồm thịt nạc, cá, gia cầm da, sản phẩm đậu nành, đậu, sữa ít béo và sữa chua ít chất béo.

Thực phẩm có chứa Flavonoids chữa lành vết loét và viêm dạ dày

Flavonoid là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau quả màu sắc sặc sỡ. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Maryland cho biết chất flavonoid giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter, một loài vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm dạ dày và loét dạ dày. Ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét và viêm dạ dày. Thực phẩm giàu chất flavonoid có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân viêm dạ dày bao gồm cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào, bóng quần và ớt chuông.

Nước lô hội tốt cho người viêm loét dạ dày

Hãy uống nước ép lô hội thay cho các loại nước trái cây khác để làm lành vết loét dạ dày.
Hãy uống nước ép lô hội thay cho các loại nước trái cây khác để làm lành vết loét dạ dày.

Loét dạ dày là một tổn thương ở vùng dạ dày và thường gây đau đớn. Hiểu đơn giản, dạ dày sử dụng dịch vị để phân nhỏ và nghiền nát thức ăn. Để bảo vệ thành dạ dày khỏi sự tấn công của acid clorhydric có trong dịch vị, một màng dày phủ lên trong dạ dày. Nhưng khi sự tái sinh các tế bào của lớp màng này bị rối loạn, thì các kích thích của dịch vị sẽ tạo ra những vết loét trong dạ dày.

Nhiều người thường quan niệm rằng, loét dạ dày chỉ xảy ra đối với những người có cường độ làm việc nặng nhọc và thường xuyên phải chịu đựng cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, theo kết quả từ những cuộc nghiên cứu mới đây nhất, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Ngoài những nguyên nhân thông thường, loét dạ dày còn có thể là do một số loại vi khuẩn gây ra như Helicobacter pylori hay H. pylori. Loại vi khuẩn này đã tồn tại sẵn trong cơ thể chúng ta.

Bên cạnh đó, loét dạ dày còn mang yếu tố di truyền. Nhưng cũng không có nghĩa là bạn sẽ loại trừ được nguy cơ viêm loét dạ dày nếu như gia đình bạn trước đó chưa có ai mắc phải chứng bệnh này.

Sau đây là những tác nhân có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng loét dạ dày:

– Do rượu

– Do hút thuốc lá.

– Do thuốc Aspirin.

– Do thuốc Ibuprofen.

– Do thuốc naproxen.

– Do chế độ ăn quá cay, nhiều gia vị, nhiều chất béo hay thức ăn nhiều axit.

– Do trà.

– Cà phê.

– Và những loại thức ăn và đồ uống có chứa caffein.

Hơn thế nữa, sữa hay các sản phẩm từ sữa được cho rằng là loại thực phẩm tập trung nhiều axit cho dạ dày bởi chúng có tính kiềm, làm tổn thương khó lành. Chính vì thế bạn nên hạn chế dùng sữa với số lượng lớn.

Ngoài ra, để nhanh chóng cải thiện tình trạng như hiện nay, bạn không nên ăn vô độ hoặc không đúng bữa. Mà trái lại hãy chia ra thành nhiều bữa nhỏ mỗi ngày và ăn đều vào những giờ quy định, thay vì chỉ ăn 2 -3 bữa chính.

Sở dĩ bạn nên chia ra ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày là bởi vì các bữa ăn nhỏ sẽ sản sinh ra ít lượng axit hơn. Nên ăn bữa tối cách ít nhất là 3 giờ trước khi đi ngủ. Tránh ăn những món ăn hay thiực phẩm có vị chua nhiều axit như chanh, me, dấm….

Thêm vào đó, bạn cũng nên ăn bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, nhất là những loại chất xơ khó hòa tan. Ví như hãy bổ sung vào thực đơn của bạn loại rau cải bắp ( loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan và là một dạng của xenluloza).

Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn ít nhất 1 phần rau cải bắp luộc hay hầm một lần mỗi ngày hoặc ít nhất là 2 lần/tuần. Cải bắp được coi là liều thuốc bổ với bệnh nhân loét dạ dày, không chỉ bởi nó có chứa nhiều chất xơ mà nó còn có chứa nhiều các amino axit (glutamine) giúp nhanh chóng làm lành các vết loét.

Bạn cũng cần lưu tâm đến cường độ làm việc của mình, tránh làm việc quá sức và stress căng thẳng sẽ càng làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy áp dụng những bài luyện tập giúp tinh thần thư thái và sảng khoái như yoga, tai chi.

Cũng xin nói thêm với bạn rằng, lô hội là một loại thần dược công hiệu, có thể giúp mau chóng làm lành các vết loét. Cho nên bạn có thể uống nước ép lô hội thay vì các loại nước trái cây khác.

5 thực phẩm dễ gây viêm loét dạ dày

Ngoài điều trị bằng thuốc kháng sinh làm giảm đau, các bác sĩ còn khuyên người bị viêm loét dạ dày nên tránh thực phẩm và đồ uống dưới đây để tránh tình trạng gây viêm loét nặng thêm.

1. Thịt đỏ

Khi ăn thịt đỏ vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa chúng vì các protein động vật thường có hàm lượng axit cao.

Vì thế, khi muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể phải tăng sản xuất nhiều hơn các axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit này sẽ dẫn đến những khuấy động không tốt bên trong dạ dày và có thể dẫn tới nhiều sự khó chịu cho chủ nhân nếu bạn có một dạ dày nhạy cảm hoặc đã bị loét dạ dày tá tràng trước đó.

2. Thực phẩm chiên dễ gây loét dạ dày

Những thực phẩm chiên và các loại thực phẩm giàu chất béo khác như khoai tây chiên kiểu Pháp, bánh rán cũng thường khiến dạ dày và gan phải làm việc chăm chỉ hơn so với khi bạn ăn các thực phẩm ít chất béo khác.

Điều này cũng gây căng thẳng gia tăng cho quá trình tiêu hóa, gây kích thích và đau đớn cho dạ dày, dễ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

3. Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều caffeine

Những thực phẩm giàu caffeine hoặc đồ uống chứa caffeine khi đi vào cơ thể thường sản xuất axit trong dạ dày. Các axit này lại tiếp tục kích thích niêm mạc dạ dày và điều này có thể gây đau, khó chịu cho dạ dày của bạn nếu dạ dày của bạn trước đó đã có vết loét hoặc đang gặp các vấn đề về dạ dày.

Theo đó, bạn nên tránh những thực phẩm và đồ uống chứa nhiều caffeine bao gồm sô cô la nóng, ca cao, cà phê và trà…

4. Đường và bột tinh chế

Những thực phẩm có chứa đường tinh chế cũng gây khó khăn cho dạ dày khi tiêu hóa chúng. Ngoài ra, bạn nên tránh những thực phẩm có chứa bột tinh chế, bao gồm bánh mì trắng, bánh quy giòn,và các loại bánh ngọt được sản xuất thương mại khác.

5. Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay dễ gây loét dạ dày

Nhiều người cho rằng những thực phẩm cay có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, lại có rất ít bằng chứng y tế đằng sau lời đồn thổi này. Và thực tế đã chứng minh, hầu hết viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn và một số loại thuốc chứ không phải đổ lỗi hoàn toàn do các thực phẩm cay.

Song cũng phải công nhận một điều, các thực phẩm nhiều gia vị và gia vị cay cũng có thể gây kích ứng loét niêm mạc dạ dày. Vì thế, nếu bạn đã có một vết loét trên dạ dày, hãy hạn chế và tránh xa ớt tươi, ớt bột vì chúng là những gia vị cay nóng không có lợi cho dạ dày của bạn.

Những đồ uống gây viêm loét dạ dày

Hỏi: Tôi bị viêm loét dạ dày đã ổn định nhưng thỉnh thoảng lại bị đau. Xin hỏi bác sĩ những thức uống nào có thể gây đau dạ dày?

Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng: Tuy bệnh viêm loét dạ dày của bạn đã tạm ổn định, nhưng nếu ăn uống những thứ có tính chất kích thích dạ dày, tăng tiết dịch axit vẫn có thể bị đau lại, thậm chí tái loét.

Một số đồ uống có tác dụng vật lý hoặc hóa học làm tăng tiết dịch axit, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm bệnh nặng thêm, vết loét khó lành, đó là:

– Nước uống có vị chua (như nước chanh, nước mơ, sấu…) khi uống vào làm cho lượng axit trong dạ dày tăng lên, vết thương cũ có thể tái loét gây đau.

– Rượu, bia do thành phần chủ yếu là cồn, có tác dụng kích thích dạ dày tiết axit, nếu uống nhiều trong thời gian dài sẽ làm cho nồng độ axit trong dạ dày luôn ở mức cao, gây loét dạ dày, tá tràng.

– Cà phê và đồ uống có chứa cà phê kích thích dạ dày tiết axit, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, kích thích vết loét mạnh dẫn tới đau dạ dày, vết loét sẽ bị xuất huyết, làm bệnh nặng hơn.

– Các loại nước uống có ga khi uống vào sẽ sinh lượng khí nhiều làm cho dạ dày phình to ra, áp lực tăng cao gây ra trướng bụng, có khi còn làm bục dạ dày ở chỗ yếu như vết loét cũ, rất nguy hiểm.