Tiểu đường thuộc phạm vi bệnh chứng tiêu khát trong y học cổ truyền, với các triệu chứng chủ yếu như uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân và ít nhiều có nhức mỏi cơ khớp, có khi ngoài da khô ngứa.
Nguyên nhân của tiểu đường theo đông y là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt. Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Liệu có thể dùng thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường hay không?
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Theo Tây Y, tiểu đường là một hội chứng thiếu hoàn toàn hoặc một phần insulin, đặc trưng bởi sự không dung nạp glucose, thay đổi chuyển hoá lipid và protein mà thể hiện rõ nhất là sự tăng đường huyết. Về sau sẽ dẫn đến các biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh thần kinh. Bệnh nhân tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều.
Trong Đông y không có khái niệm bệnh tiểu đường nhưng xét trên triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều thì bệnh tiểu đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát. Nguyên nhân của tiểu đường theo đông y là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt: do sang chấn tinh thần tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các tạng phủ, vị, thận bị hao tổn. Hỏa làm phế hư gây chứng khát; vị âm hư gây đói nhiều, người gầy; thận âm hư không tàng trữ tinh hoa của ngũ cốc gây tiểu tiện nhiều ra chất đường.
2. Thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường được không?
Phương pháp đông y chữa tiểu đường dựa trên nguyên tắc chung lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch là cơ sở. Nhưng trên lâm sàng hội chứng của bệnh đái đường có nhiều khi thiên về khát nhiều, thiên về đói nhiều hoặc một số bệnh nhân lại thiên về tiểu tiện nhiều nên cách chữa còn theo triệu chứng mà có trọng điểm gia giảm. Vì thận là nguồn gốc của âm dịch và nơi tàng trữ tinh vi của ngũ cốc nên vẫn lấy bổ thận âm làm chính. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường như sau
2.1. Bài thuốc đông y chữa tiểu đường 1
Sinh địa: 40g
Thạch cao: 40g
Thổ Hoàng Liên:16g
Cách dùng: Sắc uống
2.2. Bài thuốc đông y chữa tiểu đường 2
Hoài sơn (tán bột): 12g
Tụy lợn (sấy khô tán bột): 8g
Ý dĩ (tán bột): 8g
Cát căn (tán bột: 8g
Chia thành phẩm thành các gói 5g uống, một ngày 4 đến 8 gói Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ
2.3. Bài thuốc đông y chữa tiểu đường 3
Thạch cao: 20g
Sa sâm: 12g
Thiên Môn: 12g
Mạch môn: 12g
Hoài Sơn: 12g
Ý dĩ: 12g
Biển đậu: 12g
Tâm sen: 8g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu khát nhiều thêm tang bạch bì 8g, Thiên hoa phấn 8g. Nếu đói nhiều thêm Hoàng Liên 8g, còn nếu đái nhiều thêm Khởi tử 12g, thạch hộc 8g.
2.3. Bài thuốc đông y chữa tiểu đường 4 – Lục vị hoàn (thang) gia giảm
Sinh địa hay thục địa: 20g
Hoài Sơn: 20g
Sơn thù: 8g
Đan bì: 12g
Kỷ tử: 12g
Thạch hộc: 12g
Thiên hoa phấn: 8g
Sa sâm: 8g
Nếu khát nhiều thêm Thạch cao 40g, đói nhiều thêm Hoàng Liên 8g, đái nhiều ra đường thêm Ích nhân 8g, tang phiêu tiêu 8g, Ngũ vị tử 6g, nếu thận dương hư bỏ Thiên hoa phấn, Sa sâm thêm Phụ tử chế 8g, nhục quế 4g (là bài bát vị quế phụ).
2.4 Bài thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường thể phế táo vị nhiệt (thiên về thượng tiêu)
– Triệu chứng: Cơ thể luôn cảm thấy khát, thèm uống, hay đói, cơ thể gầy gò, khô miệng lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ và mạch hoạt sác.
– Pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt.
– Bài thuốc:
Nguyên liệu: 60gr sinh thạch cao; 30gr sinh địa; sa sâm, tri mẫu, thiên hoa phấn, đẳng sâm và ngọc trúc mỗi vị 15gr; 12gr mạch môn và 6gr cam thảo.
Cách thực hiện: Đem nguyên liệu sinh thạch cao sắc cùng với 500 – 600ml nước lọc. Khi nước sôi nhiều, cho hết nguyên liệu khác vào và tiếp tục sắc tiếp cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại chừng 300ml thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước cốt và chia nhỏ thành 3 phần để dùng hết trong ngày với mỗi lần dùng là 1 phần.
Bài thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường thể phế táo vị nhiệt (thiên về thượng tiêu)
2.5 Bài thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường thể trường vị hỏa uất (thiên về trung tiêu)
– Triệu chứng: Hay có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều nhưng chóng đói, ruột cồn cào, cơ thể gầy sút nhanh.
– Pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân.
– Bài thuốc: Tăng dịch thăng
Nguyên liệu: Huyền sâm, sinh địa, thiên hoa phấn và mạch môn mỗi vị 32gr cùng với 10gr hoàng liên.
Cách thực hiện: Mang một trang thuốc trên cho vào nồi. Thêm chừng 600ml nước lọc rồi bắc lên bếp tiến hành đun sôi cho đến khi nước cô đặc còn phân nửa thì tắt bếp. Chắt lọc lấy phần nước cốt và chia nhỏ thành 3 phần. Dùng thuốc khi còn ấm, nếu thuốc đã nguội thì hâm nóng lại trước khi dùng. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc và kiên trì trong nhiều ngày liền cho đến khi bệnh tình đã thuyên giảm hoàn toàn.
2.6 Bài thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)
– Triệu chứng: Đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu nhiều, nước ngầu đục như nước đường. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện các chứng trạng khác như: miệng khô, lưỡi đỏ, dễ đau lưng mất sức, mạch tế sác,…
– Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm.
– Bài thuốc: Lục vị Địa hoàng hoàn gia giảm
Nguyên liệu: 30gr hoài sơn dược; sinh địa, thục địa và sơn thù dù 15gr; phục linh, trạch tả, nữ trinh tử, bạch thược, cẩu kỷ tử và đồng tật lê mỗi vị 12gr; đan bì 9gr.
Cách thực hiện: Cho hết nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong nồi cùng với 600 – 700ml nước lọc. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng phân nửa thì tắt bếp. Chắt lọc lấy phần nước cốt rồi chia thành 3 phần nhỏ. Người bệnh dùng mỗi lần 1 phần và uống hết trong ngày.
2.7 Bài thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường thể ứ huyết
– Triệu chứng: Bệnh lâu ngày hoặc xuất hiện biến chứng liên quan đến bệnh huyết quản tim mạch não. Bên cạnh đó còn có triệu chứng chất lưỡi tối hoặc chấm ứ, ban ứ và mạch tế sác.
– Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ.
– Bài thuốc: Cách hạ trục ứ thang gia giảm
Nguyên liệu: 15gr ngũ linh chi; 12gr đương quy; xuyên khung, đào nhân, đan bì, diên hồ sách, chỉ xác, xích thược và hồng hoa mỗi vị 9gr cùng với 6gr ô dược.
Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước cốt và chia nhỏ thành 3 lần uống trong ngày. Người bệnh nên uống thuốc sau khi ăn chừng 30 phút.
2.8 Bài thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường thể âm dương đều hư
– Triệu chứng: Đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục ngầu như nước đường; đi ngoài nát loãng, lỏng; sắc mặt trắng bệch hoặc xám đen, một số trường hợp có thể bị phù; cơ thể sợ rét, sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng và mạch trầm tế vô lực.
– Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm và ôn bổ thận dương.
– Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn.
Nguyên liệu: Thục địa và sơn dược mỗi vị 30gr; sơn thù du và phục linh mỗi vị 15gr; đan bì và trạch tả mỗi vị 9gr; phụ tử 6gr và nhục quế 3gr.
Cách thực hiện: Cho phụ tử vào trong nồi nước để đun sôi trước khi cho các nguyên liệu còn lại vào. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại phân nửa. Tắt bếp, gạn lấy phần nước và chia nhỏ thành 3 phần uống. Nên uống thuốc khi còn ấm và dùng sau khi ăn no chừng 30 phút.
Theo một số tài liệu, căn cứ vào triệu chứng thiên lệch chủ yếu về khát hay đói hoặc tiểu tiện nhiều để phân chia ra vị trí và tạng phụ, chia ra các loại hình của bệnh và có cách chữa, dùng thuốc và sử dụng bài thuốc thích hợp, cụ thể:
Nếu khát uống nước nhiều, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch sác thuộc thượng tiêu, phế thì sử dụng phương pháp chữa trị là dưỡng âm dụng phế dùng bài Thiên hoa phấn thang (Thiên hoa phấn 20g, sinh địa 16g, mạch môn 16g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 8g, gạo nếp 16g)
Nếu ăn nhiều, đói nhiều, người gầy, khát, đái nhiều, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác, thuộc vị âm hư, trung tiêu, phương pháp chữa dưỡng vị sinh tân (dùng các thuốc đắng lạnh thanh vị hỏa), dùng bài Tang dịch thang (Huyền sâm 16g, sinh địa 16g, mạch môn 12g, Thiên hoa phấn 16g, Hoàng liên 6g, nếu bệnh nhân bị táo bón thì sử dụng thêm Đại hoàng 8-12g).
Nếu tiểu tiện nhiều, đái ra đường, miệng khát, hồi hộp, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, không rêu, mạch tế sác là do thận dương hư. Theo đông y, các triệu chứng thuộc thận là bệnh ở hạ tiêu. Nếu do thận âm hư, phương pháp chữa là bổ thận âm sinh tân dịch dùng bài Lục vị hoàn thang gia giảm như trên. Nếu do thận dương hư phương pháp chữa là âm thận dương sáp niệu, dùng bài Bát vị quế phụ thêm các thuốc ông thận sáp niệu như Kim anh tử, Khiếm thực, Sơn thù, Tang phiêu tiêu,…
Nếu tiêu khát biểu hiện uống nước nhiều miệng vẫn khô khát, lưỡi đỏ do phế nhiệt, phép trị chủ yếu mát phế sinh tân dịch chỉ khát. Nên dùng vị: Sinh địa 20g, thạch cao 240g, tri mẫu 20g, thiên hoa phấn 14g, gạo tẻ 40g, nhân sâm 12g, cam thảo 8g. Ngày 1 thang nấu cho đến khi nhừ gạo bỏ bã uống 2 – 3 lần, uống đợt 5 – 7 ngày. Đây là bài “Bạch hổ gia nhân sâm gia giảm” tác dụng thanh nhiệt, ích khí sinh tân dịch. Bài này uống rất thích hợp với chứng do phế nhiệt. Tiểu đường tuýp 2, uống nhiều miệng vẫn khô khát.
Nếu tiêu khát biểu hiện ăn nhiều mau đói, cầu táo khó rêu lưỡi vàng do vị nhiệt, phép trị chủ yếu mát vị, sinh tân chỉ khát, nhuận tràng. Nên dùng vị: Sinh địa 30g, đơn bì 16g, hoài sơn 16g, mạch môn 14g, tri mẫu 12g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, hoàng liên 10g. Đây là bài “Sinh địa bát vật gia giảm”, sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng thanh vị, tư thận âm… Bài này rất thích hợp chứng vị thực nhiệt. Tiểu đường tuýp 2 có biểu hiện ăn nhiều mau đói, người gầy sút, đại tiện táo bí.
Nếu tiêu khát hình thể gầy nóng trong, tiểu lúc vàng lúc đục do thận âm hư, phép trị chủ yếu bổ thận âm. Nên dùng vị: Sinh địa 30g, hoài sơn 16g, đơn bì 14g, sơn thù 14g, phục linh 12g, trạch tả 10g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 12g. Đây là bài Lục vị địa hoàng gia vị. Tác dụng tư thận âm, bổ can huyết… Bài này rất thích hợp bệnh chứng thận âm hư. Tiểu đường tuýp 2 người gầy nóng trong.
Nếu tiêu khát tiểu không tự chủ, chân không ấm do thận khí hư nên dùng bài Lục vị địa hoàng trên gia thêm quế chi 12g, phụ tử 4g tức là bài “Thận khí hoàn gia vị”. Tác dụng ôn bổ thận khí, trị các chứng thận dương hư đau lưng mỏi gối, tiểu đêm… Bài này rất thích hợp chứng thận khí hư, tiểu đường tuýp 2, tiểu nhiều chân không ấm, béo bụng.
3. Một số vị thuốc nam điều trị tiểu đường
Trong các bài thuốc, có một số vị thuốc nam được sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường như cây chè đắng, dây thìa canh, giảo cổ lam,…
3.1. Chè đắng
Theo Y học cổ truyền, chè đắng hay còn gọi là khổ đinh trà có công dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng làm hạ nồng độ đường trong máu máu. Ngoài ra, chè đắng còn có tác dụng là giảm cholesterol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, chống oxy hóa và tăng cường lưu thông máu.
3.2. Dây thìa canh
Dây thìa canh cũng được sử dụng trong nhân gian để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường theo đông y. Công dụng của dây thìa canh làm giảm giảm sự hấp thu glucose ở ruột; giảm quá trình tân tạo glucose tại gan. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng phục hồi tế bào beta tiết insulin ở đảo tụy, tăng sản xuất insulin; giúp tăng khả năng sử dụng glucose ở mô và cơ.
Dây thìa canh có còn tác dụng với mỡ máu nhờ tác động lên chuyển hóa lipid, làm tăng bài tiết cholesterol qua phân; giảm cholesterol toàn phần và triglycerid trong máu.
3.3. Giảo cổ lam
Bệnh nhân bị tiểu đường thường kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu. Theo các nghiên cứu, giảm cổ lam có khả năng hạ đường huyết cũng như hạ cholesterol máu. Ngoài ra, thành phần hoạt chất saponin có trong giảo cổ lam còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào gan. Sử dụng Giảo cổ lam có khả năng bảo tồn các tế bào beta tụy tiết insulin và tiểu đảo Langerhans.
Như vậy, cây thuốc nam và các bài thuốc đông y chữa tiểu đường có hiệu quả giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng tăng đường huyết. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý là không tự ý sử dụng khi chưa có sự tư vấn của các bác sĩ. Bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ sự điều trị của bác sĩ để tránh tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết quá mức.
Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc Đông y có thực sự hiệu quả?
Hiện nay, chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp Đông y dần trở thành xu hướng và được khá nhiều người bệnh quan tâm bởi những ưu điểm nổi bật. Ngoài công dụng chữa bệnh tương đối hiệu quả thì phương pháp này vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Và đây cũng chính là vấn đề mà nhiều người bệnh e sợ. Cụ thể hơn:
Ưu và nhược điểm của bài thuốc Đông trị bệnh tiểu đường
Những ưu điểm nổi bật của bài thuốc Đông y trị bệnh tiểu đường:
Tính an toàn cao: Những nguyên liệu được tận dụng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường là các loại thảo dược được thu hái trong tự nhiên. Đó có thể là lá cây, thân, rễ hoặc cả hoa và quả được rửa sạch, đem phơi khô và bảo quản để sử dụng dần. Hầu như các bào chế thuốc hoàn toàn là thủ công và không chứa bất kỳ chất bảo quản nào nên rất an toàn khi sử dụng. Đặc biệt hơn, người bệnh hoàn toàn an tâm khi sử dụng mà không quá lo lắng đến một số tác dụng phụ;
Nhiều công dụng song song cùng lúc: Một thang thuốc Đông y thường kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau để bổ trợ và chữa bệnh một cách hiệu quả. Hơn thế nữa, bài thuốc không chỉ có công dụng đẩy lùi bệnh tiểu đường mà còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và một số công dụng song song khác;
Hiệu quả điều trị lâu dài: Tuy thuốc Đông y chưa phát triển mạnh như thuốc Tây y nhưng lại có hiệu quả điều trị cao, lâu dài, thậm chí thích hợp cho các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tupy 3.
Những mặt hạn chế của bài thuốc Đông y trị bệnh tiểu đường
Song song những ưu điểm nổi bật, bài thuốc Đông y chữa bệnh tiểu đường vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế điển hình:
Tốn nhiều thời gian để chế biến và canh sắc thuốc: Ở thuốc đặc trị Tây y, người bệnh chỉ cần uống thuốc đã được điều chế sẵn thì thuốc Đông y cần nhiều thời gian để thu hái, bào chế và đun sắc. Và đây cũng chính là mặt hạn chế lớn nhất đối với các đối tượng bận rộn hoặc không có nhiều thời gian;
Mùi khó chịu, uống không quen: Mùi thơm nồng và tính khó uống là những đặc tính điển hình của bài thuốc Đông y, do đó nhiều người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở những lần dùng đầu tiên và khó uống khi chưa quen. Nhưng sau một thời gian sử dụng, người bệnh có thể cảm nhận được mùi thơm và dễ sử dụng hơn;
Tác dụng chậm: Nếu thuốc đặc trị Tây y mang lại tác dụng tức thì thì bài thuốc Đông y hoàn toàn ngược lại. Hầu hết các thành phần dưỡng chất có trong vị thuốc cần nhiều thời gian để thấm sâu vào trong các mô và cơ quan. Do đó, khi áp dụng điều trị bằng phương pháp này, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định, tránh điều trị dở dang, bỏ ngang. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian khỏi bệnh sẽ có khả năng bệnh hết bệnh hoàn toàn và không có nguy cơ tái phát trở lại.
Lưu ý khi dùng thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường
Phối hợp với thuốc tây
Như đã biết, thuốc đông y, để thảo dược thẩm thấu vào cơ thể sẽ cần một thời gian nhất định. Do đó, thời gian đầu mới dùng, hiệu quả giảm đường huyết chưa rõ nét trên người bệnh, vì thuốc thảo dược cần có thời gian đủ lâu để thẩm thấu vào cơ thể.
Cần kết hợp bài thuốc đông y trị tiểu đường với chế độ ăn uống và các loại thuốc tây để đạt hiệu quả tốt nhất
Cần giữ sự bình ổn sức khoẻ và để thảo dược đạt kết quả thật tốt, bằng cách phối hợp. Lúc đầu sử dụng thảo dược thuốc Đông y không được ngưng thuốc Tây, thuốc đang dùng trước đây. Nghĩa là lúc này dùng song song 2 loại mới và cũ.
Sau một vài ngày, vài tuần sử dụng lắng nghe cơ thể, và đo mức đường huyết. Để canh chỉnh liều dùng, tốt nhất nên được sự chỉ dẫn của Y, Dược sĩ chuyên môn trong quá trình sử dụng.
Duy trì sự đều đặn và kiên trì
Đã lựa chọn đồng hành cùng thuốc đông y, cây lá thiên nhiên là một lựa chọn an toàn, toàn diện hơn.
Nhưng để thấy được hiệu quả của thảo dược trên cơ thể, thì điều đầu tiên là cần có thời gian. Không thể đòi hỏi uống vào là đường huyết giảm ngay.
Cần sử dụng đều, kiên trì, chắc chắn sẽ có kết quả trên bình diện tổng quát.
Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Ăn uống cần phải kỹ lưỡng hơn, theo chế độ phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Cần tinh giảm đường, các chất béo trong các bữa ăn hằng ngày.
Sinh hoạt và thể dục thể thao cũng rất quan trọng, tạo sự trao đổi điều hoà, tăng cường sức khoẻ tổng quát của cơ thể, giúp thảo dược hấp thụ vào cơ thể tốt nhất.
Tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời, cảm nhận sự hạnh phúc, đó là liều thuốc vô cùng quý giá, và tốt nhất trong tất cả các loại thuốc.
Cần kết hợp bài thuốc đông y trị tiểu đường với chế độ ăn uống và các loại thuốc tây để đạt hiệu quả tốt nhất
Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng
Hiện nay, các sản phẩm mang mác sản phẩm từ thảo dược, thiên nhiên, đông y, thuốc nam được bán khắp nơi. Việc lựa chọn sản phẩm được cấp phép, an toàn là cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất, cần chọn sản phẩm được cấp phép lưu hành của Bộ Y Tế. Số công bố được in trên hộp sản phẩm, bất kỳ ai cũng có thể tra mã số này để xem độ chuẩn xác, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm.
Thứ hai, nếu bạn còn lo lắng và hoài nghi về chất lượng có chứa chất độc hại, chất cấm, chứa tân dược… bạn có thể tự mình đem đến trung tâm kiểm nghiệm uy tín của nhà nước để tự kiểm nghiệm, chi phí không cao, chỉ dao động 1 triệu.
Một điều quan trọng để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị, đó là sự đồng hành, nhắc nhở, điều chỉnh liều lượng, hướng dẫn ăn uống, sinh hoạt… của chuyên gia y dược sĩ, theo sát quá trình sử dụng, và nếu người bệnh cần gì thì có thể gọi điện được tư vấn ngay.
Điều trị tiểu đường bằng thuốc đông y, thuốc nam, phương pháp từ thảo dược, thiên nhiên, từ xưa đến nay luôn chiếm ưu thế hơn, bởi tình toàn diện, hiệu quả lâu dài và ổn định. Việc chọn được sản phẩm phù hợp là điều rất đáng mừng. Kính chúc quý bạn đọc luôn khoẻ mạnh, tâm an vui.
Trên đây là các bài thuốc do dominoshop.vip sưu tầm và biên tập lại cho quý độc giả tham khảo. Nếu quý độc giả bị tiểu đường muốn được chữa trị tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y trước khi tiến hành điều trị.