Lá dứa là cây gia vị thường được sử dụng trong nấu ăn và là một vị thuốc quý trong Đông Y. Trong vai trò làm thuốc, lá dứa được coi đánh giá vị thuốc vàng cho sức khỏe với những lợi ích tuyệt vời mang lại. Vậy tác dụng của lá dứa là gì? Bài viết này sẽ gửi tới các bạn những tác dụng của lá dứa cho sức khỏe mà bạn không ngờ đến.
1. Mô tả dược liệu Lá dứa
1.1 Đặc điểm sinh thái
Lá dứa hay còn có tên là Nếp thơm, là thực vật thân thảo, sinh sôi và phát triển ở miền nhiệt đới. Cây Nếp thơm thân dài khoảng 30 – 4 cm, hẹp khoảng 3 – 4 cm, thẳng giống như một lưỡi gươm. Ở giữa lá chụm lại theo một đường gân dọc theo thân lá. Mép lá Nếp thơm không có gai, mặt trên màu xanh sẫm, bóng. Mặt dưới màu xanh hơn, đôi khi có thể phủ một lớp lông mịn bên ngoài.
Lá Nếp thơm mọc thành bụi trên một thân và rễ. Lá có mùi thơm đặc trưng tương tự như mùi cơm nếp, để càng khô lá càng thơm.
Ngoài ra, cần phân biết cây Lá dứa thân thảo với cây Dứa (Khóm) cho quả nhiều mắt và lá có gai.
1.2 Bộ phận sử dụng
Cả thân Lá dứa được ứng dụng để làm dược liệu.
1.3 Phân bố
Lá dứa phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, dưới bóng râm. Tại Đông Nam Á, Lá dứa thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippin.
Ở Việt Nam, Lá dứa mọc hoang và được trồng ở khắp 3 miền. Tuy nhiên, Lá dứa thơm thường phổ biến ở các tỉnh phía Nam để cho vào thức ăn như bánh, kẹo hoặc pha trà.
1.4 Thu hái – Sơ chế
Cây Nếp thơm có thể thu hái quanh năm. Khi thu hái chọn những lá già, dài, dày và có màu xanh sẫm. Sau khi thu hái mang lá đi rửa sạch, dùng như một loại gia vị trong các món ăn hoặc hãm cùng với nước trà, dùng uống.
1.5 Bảo quản
Lá Nếp thơm sau khi sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó lưu trữ lá ở nơi mát mẻ, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nơi có nhiều côn trùng, ruồi bọ.
1.6 Thành phần hóa học
Lá dứa thơm chứa hương xạ đặc trưng mà các loại cây thuộc họ Dứa dại khác không có. Đây là một mùi được tạo ra từ một loại emzym không bền vững và dễ oxy hóa.
Ngoài ra, Lá dứa cũng chứa một số thành phần hóa học khác như:
- Nước
- Chất xơ
- Glycosides
- Alkaloid
- 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin
- 3-Metyl-2 (5H) – Furanon
2. Vị thuốc Lá dứa
2.1 Tính vị
Mùi thơm đặc trưng.
2.2 Tác dụng dược lý của Lá dứa
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, Lá dứa có một số tác dụng dược lý như:
- Điều trị đái tháo đường
- Hỗ trợ hệ thống thần kinh
- Trị gàu trên da đầu
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng thấp khớp
- Hỗ trợ giải cảm
- Chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do
2.3 Công dụng của Lá dứa
Lá dứa thường được sử dụng trong công thức nấu ăn, ví dụ như cho vào cơm, các loại bánh, chè hoặc nhuộm màu tự nhiên cho các món ăn.
Ngoài ra, lá Nếp thơm cũng được sử dụng với một số vị thuốc khác, nấu nước dùng xông ở phụ nữ vừa sinh con, giúp da hồng hào và tăng cường sức khỏe.
Theo Đông y, lá dứa dùng để chữa nhiều bệnh lý như: Đau nhức xương khớp, bệnh gút, chữa ho, viêm phế quản và ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường tuýp 2. Về cơ bản, lá dứa không độc hại nên nếu bệnh nhân tiểu đường sử dụng lâu dài sẽ không có hại cho cơ quan nội tạng bên trong.
Lá dứa làm tăng cảm giác ngon miệng: Khi ăn uống kém ngon, bạn hãy đun sôi 10gr lá dứa chung với 3 ly nước đến khi còn lại 1 chén. Chia nước lá dứa thành hai phần để uống vào buổi sáng và buổi tối.
Giữ hơi thở thơm tho: Nhai lá dứa giúp loại bỏ mùi hôi miệng.
Nuôi dưỡng và tăng cường sức khỏe: Các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe có trong lá dứa có tác dụng tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Chữa chuột rút: Uống trà lá dứa có thể chữa chứng chuột rút đường tiêu hóa, nhất là chuột rút dạ dày. Để pha trà lá dứa, hãy đun sôi 3 chén nước, rồi cho thêm 4 lá dứa, 5 hạt bạch đậu khấu, 1 miếng gừng bằng ngón tay. Tiếp tục đun sôi ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 10 phút. Rót trà ra ly và cho thêm 2 thìa đường cọ.
Giảm lo âu và căng thẳng: Để giải tỏa tâm tạng lo âu và căng thẳng, bạn hãy uống 2 hay 3 tách trà lá dứa mỗi ngày.
Chữa đau nướu răng: Mặc dù chải răng mỗi ngày, bạn vẫn có thể bị đau nướu răng hay có những vấn đề về răng miệng. Trường hợp này, hãy thử nhai lá dứa tươi hay khô.
Giảm sốt: Các bài thuốc cổ truyền của người Đông Nam Á thường dùng nước hay trà lá dứa để trị sốt, nhờ giúp giảm thân nhiệt. Thức uống bổ dưỡng này còn giúp giảm đau ngực do bị ho.
Nhuận tràng: Nếu trẻ nhỏ trong nhà có vấn đề về tiêu hóa, hãy uống trà lá dứa. Đây là cách chữa bệnh tự nhiên, đơn giản, hiệu quả và an toàn cho trẻ.
Chữa đau nhức cơ: Lá dứa cũng có hiệu quả cao trong chữa trị đau nhức cơ. Hãy uống trà lá dứa ngay khi cảm thấy đau nhức cơ do mệt mỏi.
Trị táo bón: Lá dứa có tác dụng bình ổn hoạt động của ruột. Nếu có vấn đề về táo bón, đừng quên uống trà lá dứa vào ban ngày và buổi tối.
Thanh tẩy cơ thể: Uống trà lá dứa giúp loại bỏ độc tố tích tụ ra khỏi cơ thể, nhờ nước lá dứa có tác dụng trung hòa các độc tố.
Phục hồi năng lượng sau sinh con: Sau khi sinh con, người mẹ mất nhiều năng lượng và cảm thấy mệt mỏi. Để khắc phục, bạn hãy uống trà lá dứa.
Giảm sốt: Các bài thuốc truyền thống của Đông Nam Á thường dùng trà lá dứa để trị sốt, để giảm thân nhiệt. Thức uống bổ dưỡng này còn giúp giảm đau ngực do bị ho.
Chống tăng đường huyết: Một số nghiên cứu đăng trên tạp chí Pharmacognosy của Thái Lan năm 2015 phát hiện, lá dứa hay chiết xuất lá dứa có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Chăm sóc sắc đẹp
Chữa da bỏng nắng: Lá dứa là một trong những cách hiệu quả để chữa da bỏng nắng vào mùa hè. Bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm có pha thêm trà lá dứa để làm dịu các vết bỏng nắng.
Nhuộm đen tóc: Đun sôi 7 lá dứa đã rửa sạch và cắt nhỏ với nước, sau đó để nước cô đặc lại qua đêm. Sáng hôm sau, trộn thêm 3 thìa nước trái nhàu để mát xa cho da đầu, trước khi gội sạch tóc. Nếu thực hiện thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Trị gàu: Nếu dầu gội không thể loại bỏ gàu trên tóc, hãy thay bằng lá dứa. Nghiền nát 10 lá dứa, trộn chung với 100ml nước, sau đó thoa hỗn hợp này lên da đầu và để yên trong 30 phút trước khi xả sạch tóc với nước hay dầu gội đầu. Để có kết quả cao, cần thực hiện cách này thường xuyên. Ngoài tác dụng trên, lá dứa còn giúp dưỡng tóc và ngừa rụng tóc.
3. Những cách chế biến nước lá dứa đơn giản nhất
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người ta có những cách chế biến nước lá dứa theo những cách khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là nước uống được nấu từ lá dứa.
Có 2 cách chế biến nước lá dứa thường dùng nhất là:
-
Cách 1: Nước lá dứa khô
– Lấy 10 lá dứa tươi, rửa sạch sau đó cắt khúc và phơi khô.
– Lấy 1 lượng lá dứa vừa phải, cho vào ấm cùng 2,5 lít nước. Đun sôi sau đó để nhỏ lửa sao cho còn khoảng 2 lít nước là tắt bếp và để nguội.
– Uống nhiều lần trong ngày thay nước lọc.
-
Cách 2: Nước lá dứa tươi
– Cũng lấy 10 lá dứa tươi, rửa sạch sau đó cuộn chúng nó vào với nhau.
– Cho lá dứa vào ấm, đổ nước ngập lá sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi nước chuyển sang màu xanh thì tắt bếp và để nguội.
– Chia thành nhiều lần, uống hết trong ngày.
4. Làm thuốc dân gian
4.1 Bài thuốc điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết
Sử dụng lá Nếp thơm với liều lượng vừa đủ, rửa sạch, phơi nắng cho khô. Sau đó thái nhuyễn, nấu nước dùng uống như nước trà mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và phòng chống tiểu đường.
4.2 Chữa thấp khớp
Sử dụng 3 chiếc lá Nếp thơm và một bát nhỏ dầu dừa. Lá Nếp thơm rửa sạch, thái nhuyễn, để ráo nước. Dầu dừa đun nhỏ lửa đến khi nóng thì tắt lửa, cho lá Nếp thơm đã thái nhuyễn vào, khuấy đều. Đợi hỗn hợp nguội thì dùng thoa vào vùng khu vực sưng đau.
4.3 Thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu
Lá Nếp thơm rửa sạch, thái nhỏ, chia thành 2 phần bằng nhau. Một phần cho vào máy xay để xay nhuyễn với một lượng nước vừa đủ, sau đó lọc lấy phần nước cốt.
Phần lá còn lại cho vào nồi đun nhỏ lửa, đến khi sôi thì cho thêm đường phèn, khuấy tan. Tắt lửa, chờ đến khi nước ấm thì cho phần nước cốt lá vào, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi sôi thì tắt bếp.
Chờ đến khi lá nguội hẳn thì dùng uống.
4.4 Điều trị phong hàn, giải cảm
Lá dứa rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi kín để giải cảm.
4.5 Chữa yếu dây thần kinh
Dùng 3 chiếc lá Nếp thơm, rửa sạch, cắt nhỏ, mang đi sắc với 3 bát nước, khi còn 2 bát thì dùng uống. Nên uống nước khi còn nóng và vào buổi trưa trong ngày.
4.6 Trị gàu, mảng bám trên da đầu
Dùng 7 chiếc Lá dứa, rửa sạch, giã nát, sau đó cho thêm một ít nước, khuấy đều, lọc lấy phần nước cốt. Thoa nước cốt lá lên da đầu, để yên trong 1 giờ sau đó thoa thêm một lần nữa, để yên chở khô. Gội đầu với nước sạch.
Có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày cho đến khi sạch gàu.
4.7 Hỗ trợ cải thiện cảm giác lo lắng, bồn chồn không yên
Người hay lo lắng, căng thẳng có thể dùng 2 chiếc lá Nếp thơm to sắc cùng với một ly nước, dùng uống. Chất Tannin có trong lá có thể làm dịu căng thẳng và hỗ trợ cải thiện tâm trạng.
Lá dứa là một loại thảo dược quen thuộc và có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên trước khi sử dụng các bài thuốc chứa Lá dứa, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn chi tiết.
5. Cách dùng – Liều lượng
Lá Nếp thơm có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Nếu dùng tươi, thu hái lá sau đó rửa sạch và sử dụng theo nhu cầu. Nếu dùng khô, người dùng cần rửa sạch lá, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sây khô, bảo quản dùng dần.
Liều dùng khuyến cáo:
- Tiêu thụ lá Nếp thơm ở một liều lượng thích hợp, không nên lạm dụng. Thông thường nếu cần lấy hương thơm có thể cho 1 – 2 lá vào món ăn hoặc tà.
- Trong các bài thuốc, sử dụng lá Nếp thơm theo liều lượng chỉ định của thầy thuốc hoặc yêu cầu của đơn thuốc.