Ngày nay, bệnh gan nhiễm mỡ đang ngày càng gia tăng do thói quen sống không lành mạnh như: lười vận động, ăn uống thiếu chất, uống rượu bia… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chế độ ăn của người Nhật có khả năng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ khi ăn nhiều rau, cá và rong biển, ăn ít protein và chất béo động vật.
Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích tụ quá nhiều chất béo ở mô gan và bị viêm. Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu căn bản là không có hại, tuy nhiên triệu trứng viêm gan kéo dài có thể dẫn tới xơ gan và làm giảm chức năng của gan.
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ
Đồ uống có cồn: Nguyên nhân phổ biến nhất của gan nhiễm mỡ là uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn gây tổn thương gan dẫn đến suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ của gan.
Béo phì: Nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ ở người béo phì cao gấp nhiều lần người có trọng lượng bình thường. Cơ thể của người béo phì thường xuyên cung cấp chất béo vượt ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.
Mỡ máu cao: Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều thì hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, nếu vượt quá khả năng chuyển hoá của gan sẽ làm mỡ trong máu tồn đọng trong gan sinh ra gan nhiễm mỡ.
Tiểu đường: Bệnh tiểu đường bản chất là rối loạn chuyển hoá gluco, đường huyết cao sẽ tạo thành một lớp bao phủ khiến gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.
Sút cân quá nhanh: Sút cân quá nhanh khiến cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein làm cho triglyceride tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ gây thừa mỡ trong gan.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị mỡ máu, lao phổi có thể có tác dụng phụ gây tổn thương gan, làm gan nhiễm mỡ.
Đối tượng bị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là bệnh rất thường gặp, ai cũng có thể mắc. Đặc biệt là những người uống nhiều rượu bia, béo phì, đái tháo đường, suy giáp, suy tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang…
3 cấp độ của gan nhiễm mỡ và biểu hiện của chúng
Cấp độ 1
Đây là giai đoạn nhẹ nhất, ít nguy hiểm, không có biểu hiện gì nên rất khó phát hiện bệnh. Lượng mỡ trong gan chiến khoảng 5 – 10% tổng trọng lượng lá gan. Nên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi.
Cấp độ 2
Đây là giai đoạn tích tụ, nuôi bệnh. Lượng mỡ trong gan chiếm 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan nên đã xuất hiện những biểu hiện như chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi… Những biểu hiện này rất phổ thông nên bệnh nhân thường chủ quan, không đi kiểm tra sức khoẻ nên bệnh có cơ hội phát triển nặng thêm và nhanh chóng chuyển biến xấu sang giai đoạn 3.
Cấp độ 3
Đây là giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh, lượng mỡ chiếm tới 20 – 30% tổng trọng lượng lá gan. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng. Ngoài ra bệnh nhân còn bị rối loạn nội tiết tố, một số ít bệnh nhân nam phát triển tuyến vú, cương dương. Nữ giới thì tắc rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Bệnh ở giai đoạn này không thể chữa trị được, chỉ điều trị giảm nhẹ và phòng tránh biến chứng dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
Hậu quả của gan nhiễm mỡ
Viêm gan nhiễm mỡ
Mỡ bao phủ các tế bào gan ngày càng nhiều làm cho chức năng gan suy giảm, hạn chế vai trò chống độc của gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng từ ruột và bên ngoài xâm nhập gây bệnh viêm gan.
Viêm gan nhiễm mỡ khiến gan nhanh chóng suy kiệt, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, làm tăng tỉ lệ tử vong. Vì vậy, bệnh viêm gan nhiễm mỡ rất cần được tầm soát sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hại này.
Xơ gan
Gan nhiễm mỡ làm cho các tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ. Những chất xơ này ngày càng nhiều lên gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan, làm biến đổi cấu trúc gan, hình thành các mô sẹo làm cho gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi dẫn tới xơ gan.
Ung thư gan
Gan nhiễm mỡ âm thầm tiến triển và tác hại lớn nhất của nó là ung thư gan. Ung thư gan hình thành dựa trên sự phát triển của bệnh lý xơ gan do thoái hoá mỡ.
Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?
Hạn chế chất béo, mỡ động vật: Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hoà) và có khả năng tái tạo cholesterol. Sử dụng nhiều mỡ động vật khiến gan không bài tiết được mỡ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ
Thực phẩm giàu cholesterol: trứng lộn, nội tạng động vật, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa lượng cholesterol rất cao.
Không ăn nhiều thịt đỏ: thịt bò, thịt dê chứa nhiều protein, chuyển hoá tại gan. Gan không chuyển hoá được sẽ làm tăng lượng mỡ tồn đọng khiến bệnh gan nhiễm mỡ càng trầm trọng hơn.
Hoa quả chứa hàm lượng fructose cao: Việc tránh ăn các loại quả chứa nhiều fructose như quả vải, nho khô, việt quất ngọt, chà là, quả lựu…sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ.
Gia vị cay nóng: ớt, hồ tiêu, gừng, riềng, tỏi, cà phê là những gia vị cay nóng có mặt trong danh sách không nên ăn của bệnh nhân gan nhiễm mỡ.
Chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cồn: đây là nguyên nhân chính gây bệnh về gan. Chúng làm cho gan quá tải, suy giảm chức năng. Không chỉ làm tổn thương các mô gan mà còn dẫn đến xơ gan, đột biến tế bào có thể gây ung thư gan.
Chế độ ăn đẩy lùi gan nhiễm mỡ của người Nhật có gì đặc biệt
Chế độ ăn uống này của người Nhật bao gồm 12 loại thực phẩm và các nhóm thực phẩm lành mạnh giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa, được cho là giúp giảm lượng mỡ trong gan.
1. Tăng lượng chất béo lành mạnh
Bệnh gan nhiễm mỡ có liên quan đến lượng chất béo không lành mạnh cao trong cơ thể, vì vậy điều quan trọng là chế độ ăn phải tập trung vào việc ăn chất béo lành mạnh. Chọn các loại thực phẩm như dầu ô liu, bơ, các loại hạt và cá béo như cá hồi và cá ngừ cho bữa ăn của bạn.
2. Giảm tiêu thụ Carbohydrate (carbs) đơn giản
Các loại carbs đơn giản như bánh mì trắng và đồ ăn nhẹ có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Để giảm thiểu rủi ro, hãy tập trung vào việc hạn chế những loại thực phẩm này và thay thế chúng bằng các loại carbs phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
3. Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Kết hợp nhiều rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống của bạn. Những thực phẩm này có nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác và có thể giúp giảm viêm trong cơ thể.
4. Thêm thực phẩm lên men vào chế độ ăn
Thực phẩm lên men như miso, natto và kim chi rất giàu men vi sinh có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Chúng cũng chứa các enzym có lợi và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp bảo vệ gan hiệu quả.
6. Uống trà xanh
Người Nhật có thói quen uống trà từ rất lâu đời. Trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ gan, hạn chế tối đa gan nhiễm mỡ. Uống 2-3 cốc trà mỗi ngày không chỉ giúp giữ được sự tỉnh táo mà còn đẩy lùi được bệnh tật.
Thay đổi chế dộ ăn uống là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ. Hãy bổ dung những thực phẩm lành mạnh như: đậu nành, hải sản, rong biển… vào chế độ ăn uống của bạn ngay hôm nay để đẩy lùi gan nhiễm mỡ.