Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của nha đam (cây lô hội) trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Cây nha đam có vị đắng, tính mát, không chỉ dùng để dưỡng da, nha đam còn có khả năng chữa bệnh rất hiệu quả.
Từ lâu cây nha đam đã được biết đến là một loại “thần dược” đối với sắc đẹp của phái nữ, bên cạnh đó, nha đam cũng được ghi nhận là một loại cây có khả năng chữa được nhiều loại bệnh.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường: Nha đam có chứa chất phytosterol – là một hoạt chất giúp chống lại việc tăng đường huyết trên cơ thể chuột, được chứng minh rằng chất này có hiệu quả đối với điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn 2 – nếu được kiên trì trong khoảng thời gian dài (theo kết quả nghiên cứu được đăng trên Biological and Pharmaceutical Bulletin vào năm 2006)
Lấy 200gr lá nha đam bỏ vỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn, cho thêm 200gr nước, chia nước ép thành hai phần uống trong ngày.
Trị viêm loét tá tràng: Dùng nha đam 20g, bột nghệ 12g, cam thảo 6g đem đi sắc nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Nếu bạn có thêm triệu chứng ợ chua thì hãy thêm 10g mai mực tán bột cho vào bài thuốc trên để sử dụng.
Tăng cường chức năng gan: Khả năng loại bỏ độc tố tốt, chức năng gan được tăng cường nhờ lô hội giàu nước và các dưỡng chất từ thực vật.
Cho phần thịt nha đam và một ít mật ong vào máy xay nhuyễn, mỗi ngày uống 3 lần trước ăn 15 phút, mỗi lần 20ml. Uống liên tục trong 1 tháng.
Trị ho có đờm: Dùng 200g nha đam gọt bỏ hết phần vỏ xanh bên ngoài rồi đem đi rửa với nước để loại bỏ bớt chất nhầy bên ngoài. Lấy nha đam vừa chuẩn bị đem đi sắc với nước uống trong ngày.
Trẻ em bị cam tích: Dùng rễ nha đam khô 20g đem đi sắc nước uống mỗi ngày.
Chữa chóng mặt, đau đầu: Lấy 20g lá lô hội, 20g lá dâu, 12g hoa đại đem sắc vơi nước và chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa tiêu hóa kém: Dùng nha đam 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g đem sắc nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
Trị kinh bế, đau bụng kinh: Dùng nha đam 20g, rễ củ gai 20g, nghệ đen 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g đem đi sắc nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa bỏng: Đem lá nha đam gọt bỏ vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Đem lô hội đã cắt lát đắp lên vùng da bị bỏng.
Trị mẩn ngứa, dị ứng: Dùng chất dịch có trong nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa, sau đó đem đi rửa lại bằng nước ấm 3 – 4 lần.
Chữa bệnh chàm: Nha đam tươi đem đi chiết lấy chất dịch từ lá. Dùng chất dịch này bôi lên vùng da bị chàm và để đến khi nào nó tự bong ra. Tuyệt đối không rửa hoặc dùng tay để gỡ.
Chữa viêm da: Dùng một miếng vải nhúng nước sôi và đắp vào da khoảng 5- 7 cho đỡ ngứa. Tiếp theo hãy lấy một miếng lá nha đam đắp lên da bị viêm, mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ mang lại kết quả tốt.
Chữa quai bị: Dùng lá nha đam tươi gọt bỏ vỏ rồi giã nát để đắp lên vùng da bị sưng đau. Bên cạnh đó, lấy thêm 20g lá nha đam bỏ vỏ rồi sắc với nước để uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Trị táo bón: Vì nha đam chứa nhiều lượng nước, nên thực phẩm này cũng hỗ trợ tối ưu trong việc điều trị táo bón. Cụ thể, nha đam sẽ giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn, cũng như cân bằng số lượng vi khuẩn có trong ruột.
Mỗi ngày lấy khoảng 20g nha đam tươi đem đi xay nhỏ với 0,5 lít nước để uống.
Trị mụn nhọt: Giã nát lá nha đam rồi đem đắp lên vị trí bị lên mụn nhọt.
Dùng nha đam chữa bệnh đường ruột
Chữa táo bón cấp tính: mỗi ngày ăn 1 lá nha đam tươi; hoặc nha đam 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa viêm đại tràng mạn tính: nha đam 5 lá tươi, bóc vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500ml mật ong, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30ml.
Chú ý: nha đam có tính tẩy mạnh, nên giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc có hiện tượng đi ngoài phân lỏng.
Dùng nha đam làm đẹp, chữa bệnh về da
Có thể lấy nha đam chăm sóc cho mọi loại da: dùng bông gòn thấm nước ép nha đam thoa lên da vào mỗi buổi sáng và tối đều đặn. Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch da mặt bằng nước thường.
Chống lại nếp nhăn: Dùng 100 gam nha đam (tương đương với 2 – 3 lá lôi hội lớn), cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài, xắt thành những miếng nhỏ, sau đó cho vào nồi đun cùng 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó bắc xuống khỏi bếp, để nguội. Cho vào tủ lạnh để bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng bạn hãy thoa đều dung dịch này lên da.
Chữa mụn trứng cá: nha đam tươi, bóc vỏ lấy phần gel (thịt) tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần.
Trị rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng: lấy nước cốt nha đam tươi thoa lên vùng da bệnh.
Trị chứng “nguyệt san” bất thường
“Nguyệt san” bất thường là chứng bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục không khó, bạn hãy nấu sôi nước nha đam và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần.