Nguồn gốc của chim bồ câu
Chim Bồ Câu có tên khoa học là Columba livia domestica, là loài có số lượng lớn nhất trong các loài chim trong bộ Bồ Câu (Columbiformes). Chúng vẫn thường được người dân gọi dưới nhiều cái tên gần gũi như chim cu gáy, chim gầm ghì, chim cưu,… Chim Bồ Câu là loài vật vô cùng phổ biến và gần gũi với con người, thường được dùng làm chim cảnh, chim đưa thư hoặc làm món ăn.
Hiện chưa thể rõ được rằng loài chim này có nguồn gốc từ đâu, thế nhưng nhiều tài liệu khoa học nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng xuất hiện của chúng từ thời Lưỡng Hà cổ đại và Ai Cập cổ đại. Ngày nay thì chim Bồ Câu đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một số nơi còn ban hành luật cấm được giết chim để lấy thịt.
Thông tin, đặc điểm của chim Bồ Câu
1. Về hình dáng
Chim Bồ Câu có vẻ ngoài rất dễ nhận biết với cái cổ dài, đầu dạng hình thoi, có thể xoay chuyển nhiều góc độ khác nhau. Chúng không có màu lông cố định mà thường sẽ xoay quanh một số màu sắc chính như màu nâu, xanh nhạt, trắng, đen,… Một số loài còn có bộ lông dị biệt, khiến chúng càng trở nên độc đáo và đẹp mắt khi nuôi.
Thân người chim Bồ Câu có dạng hình thoi, điều này giúp chúng có thể bay nhanh và dễ dàng trên bầu trời do sức cản không khí bị giảm thiểu tối đa. Toàn thân người bao phủ bởi lớp lông vũ gồm hai lớp: Lớp lông tơ ôm sát người giúp giữ ấm cơ thể và lớp lông vũ mỏng bên ngoài nhẹ và xốp, giúp bay lượn dễ dàng. Phần chân có 3 ngón nằm phía trước và 1 ngón phía sau, tất cả đều có vuốt giúp chúng có thể đậu, bám dễ dàng. Mỏ sừng khá cứng và không có răng bên trong.
2. Về kích thước
Chim Bồ Câu có chiều dài trung bình từ 20-25 cm, chiều cao từ 15-20cm. Đối với các loài chim có nguồn gốc từ Việt Nam thì trọng lượng của chúng thông thường vào khoảng từ 300-400g mỗi con. Ngoài ra thì con trống sẽ có kích thước, trọng lượng lớn hơn so với con mái.
3. Tập tính, hành vi
Chim Bồ Câu là loài hiền lành, sống bầy đàn và thân thiện với con người. Bạn có thể cho chúng ăn dễ dàng mà không lo chúng cảnh giác với người lạ mà bay mất. Tuy nhiên nếu bạn ép buộc chúng phải tương tác, chúng có thể sẽ sợ hãi và chấn thương tâm lý. Đã có nhiều trường hợp chấn thương đáng tiếc xảy ra với chúng trong quá trình huấn luyện như là gãy cánh, rụng lông,…
4. Tuổi thọ
Chim Bồ Câu trong tự nhiên có tuổi thọ trung bình từ 4-7 năm. Tuy nhiên, một số chú chim lại có tuổi thọ cực cao nếu như được chăm sóc tốt giống như các loại thú nuôi trong nhà. Điển hình có một chú chim Bồ Câu tên là Peace đã từng sống đến hơn 24 năm hay một chú chim khác sống tại bang Florida lập kỷ lục thọ nhất với 30 năm.
Thịt chim bồ câu rất được ưa chuộng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ sức khỏe. Vậy cụ thể thịt chim bồ câu có tác dụng gì và tại sao thịt chim bồ câu thường dùng chế biến các món ăn cho người vừa ốm dậy hoặc các đối tượng cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt?
Theo Đông Y, thịt chim bồ câu có tính bình, hơi ấm, đặc biệt có nguồn dinh dưỡng dồi dào có tác dụng tăng cường khí huyết, kích thích tiêu hóa, bồi bổ ngũ tạng. Theo nghiên cứu khoa học, thịt chim bồ câu chứa hàm lượng protein cao nhưng ít chất béo, nhất là cholesterol.
Thịt chim bồ câu có tác dụng gì?
Thịt chim bồ câu có thể nấu thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Hàm lượng protein chứa trong thịt chim bồ câu lên tới 24% – tỉ lệ Protein mà ít loại thực phẩm đạt được. Hơn nữa, acid amin trong lượng protein này đều có vai trò quan trọng với cơ thể người trong khi lượng chất béo chỉ chiếm khoảng 0,3%. Ngoài ra, loại thịt này còn chứa lượng lớn các loại Vitamin A, B1, B2, Vitamin E cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu được đánh giá cao gấp 9 lần so với thịt gà, cao hơn cả thịt bò – loại thịt dinh dưỡng được yêu thích. Với lượng lớn dinh dưỡng này, thịt chim bồ câu có những tác dụng sau với sức khỏe con người.
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Để chữa tiểu đường, ngoài dùng thuốc y học cổ truyền còn có các món ăn hỗ trợ, trong đó có bài chim bồ câu hoa nhài.
Cách làm: Hoa nhài tươi 25 bông, thịt chim bồ câu non 300g, lòng trắng 2 quả trứng gà, bột mỳ và gia vị vừa đủ. Hoa nhài rửa sạch để ráo nước; cho lòng trắng trứng, bột mỳ và gia vị vào bát quấy đều thành dạng hồ; thịt chim bồ câu rửa sạch, thái miếng, nhúng qua nước sôi rồi cho vào nồi, chế thêm gia vị, đun chín. Khi được, múc ra bát, rải những bông hoa nhài lên trên, ăn nóng.
Công dụng: Tư thận ích khí, trừ phong giải độc, dùng thích hợp cho người bị tiểu đường có thể chất suy nhược, thiếu máu…
Sự khác biệt của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2
Có hai loại bệnh tiểu đường chính, gọi là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 1 còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường loại 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tuỵ không còn khả năng sản xuất insulin nữa.
Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường loại 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường loại 1 muốn sống được cần phải chích insulin mỗi ngày.
Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh. Bệnh tự miễn này thường gây bệnh tiểu đường loại 1, mặt khác bệnh này không phải do di truyền.
Gen gây bệnh tiểu đường loại 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau (nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết insulin.
Tiểu đường loại 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng tiểu đường do cơ hội. Tiểu đường loại 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường loại 2 chiếm 90%.
Tiểu đường loại 2 còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành. Trong tiểu đường loại 2, tuỵ người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ. Trong một số trường hợp,sau khi ăn tuỵ sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Ða số bệnh nhân tiểu đường loại 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin ( đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin được sản xuất được tế bào nhận diện.
Tóm lại vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích insulin từ tuỵ cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose máu. Hầu hết tiểu đường loại 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường loại 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng là nguy cơ bị tiểu đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và tiểu đường loại 2.
Tiểu đường có thể xảy ra thoáng qua trong quá trình thai kỳ. Sự thay đổi đáng kể về hormone trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Trong trường hợp này người ta gọi là tiểu đường do thai kỳ. Tiểu đường do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sanh. Tuy nhiên, có khoảng 40-50% phụ nữ tiểu đường do thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sự sau này.
Ðặc biệt những người cần insulin trong suốt thai kỳ và những người này quá trọng. Ở bệnh nhân tiểu đường do thai kỳ cần phải làm test dung nạp glucose 6 tuần sau khi sanh nhằm xem sau này họ có thể bị tiểu đường hay không.
Tiểu đường “thứ phát” là sự tăng đường trong máu xảy ra sau khi dùng một số thuốc. Tiểu đường thứ phát chỉ xảy ra khi mô tuỵ không sản xuất được insulin do mô tuỵ bị phá huỷ do bệnh lý như viêm tuỵ mãn ( viêm tuỵ do tác dụng độc của rượu khi uống nhiều rượu ), do chấn thương, do phẫu thuật cắt bỏ tuỵ.
Tiểu đường cũng có thể do rối loạn các chất nội tiết tố khác như việc bài tiết quá nhiều hormon tăng trưởng ( bệnh to đầu chi) và hội chứng Cushing. Trong bệnh to đầu chi là do u tuyến yên nằm ở đáy não sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng, đưa đến tăng đường huyết. Trong hội chứng Cushing, tuyến thượng thận sản xuất ra quá nhiều cortisol, làm khởi phát sự tăng đường huyết. Nói tóm lại, một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát đường huyết hay không che đậy bệnh tiểu đường tìm ẩn. Tiểu đường do thuốc thường gặp nhất khi dùng thuốc corticoid ( như prednisone ).