Giới thiệu chung
Cây dâm bụt còn có tên là râm bụt. Râm: che bóng, bụt: Phật. Râm bụt là cái lọng che Phật vì hoa có hình dạng giống cái lọng. Tên khoa học Hibiscus rosa- sinensis L. Họ Bông Malvaceae.
Ngoài ra, cây còn có tên khác: bụp, xuyên can bì, phù tang, mộc cẩn.
Tên gọi nước ngoài của cây là shoe- flowered plant, rose- mallow.
Mô tả về cây dâm bụt
Cây dâm bụt là cây nhỡ, cao 1- 2m. Thân trụ, nhẵn, màu nâu xám.
Lá đơn, mọc cách, có lá kèm, phiến có răng cưa.
Hoa to, mọc đơn độc, có cuống dài. Hoa lưỡng tính, màu đỏ.
Tiểu đài có 6- 7 mảnh hình chỉ. Đài hợp hình ống. Tràng có 5 cánh mỏng rời nhau. Nhị nhiều dính liền nhau bởi chỉ nhị dài. Bầu hình nón hay hình trụ.
Quả nang tròn, chứa nhiều hạt.
Mùa hoa quả từ tháng 5- 7.
Phân bố, sinh thái
Cây dâm bụt có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau được trồng làm cảnh ở Châu Á. Hiện nay, cây dâm bụt có nhiều giống, phong phú và đa dạng về hình thái và màu sắc.
Đây là cây ưa sáng, ưa ẩm, có thể nhân giống bằng cành hoặc gốc ghép.
Bộ phận dùng
Lá, hoa, vỏ thân và rễ của cây dâm bụt đều có thể dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
Lá dâm bụt chứa:
- Chất nhầy.
- Caroten.
- Ester của acid acetic.
- Beta- sitosterol.
Hoa dâm bụt chứa:
- Flavonoid.
- Alcaloid.
- Vitamin: Thiamin 0,031 mg%; riboflavin 0,048 mg%; vitamin C 4,16 mg%, beta-caroten 3916,9 µg%; chất nhày.
Ngoài ra còn có sterol, cyclopropenoid, hentriacontan.
Công dụng của cây dâm bụt
Theo Y học hiện đại
Tác dụng giảm cholesterol, hạ áp của cây dâm bụt
Theo nghiên cứu, cây dâm bụt có thể làm giảm mức cholesterol. Cholesterol gây xơ vữa thành mạch dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Điều này là do saponin trong cây liên kết với cholesterol và ngăn cản hấp thu của nó trong cơ thể.
Nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất từ hoa dâm bụt bằng đường uống làm giảm cholesterol toàn phần 22%. Ngoài ra, còn có tác dụng hạ áp và điều hòa lưu lượng máu.
Dâm bụt giúp hỗ trợ giảm cân
Cây dâm bụt chứa nhiều chất dinh dưỡng, flavonoid, khoáng chất. Lượng chất chống oxy hóa cao thúc đẩy trao đổi chất nên dâm bụt có lợi cho việc giảm cân. Ngoài ra, cây còn làm giảm hấp thu chất béo và carbohydrat, thích hợp cho người muốn giảm cân. Nhờ khả năng lợi tiểu, trọng lượng nước của cơ thể cũng được giảm.
Dâm bụt giúp điều trị trầm cảm
Trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc thường gặp hiện nay. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Các nghiên cứu cho thấy, dâm bụt giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm. Polyphenol trong cây có tác dụng bảo vệ não, đồng thời làm tăng lưu lượng máu. Mặc dù nghiên cứu chỉ là bước đầu, nhưng cũng góp phần vào liệu pháp điều trị trầm cảm.
Dâm bụt hữa sốt, táo bón và cảm lạnh
Cây dâm bụt được sử dụng như một phương thuốc điều trị bệnh từ thời cổ đại. Người Ai Cập dùng trà của cây để hạ sốt, lợi tiểu, điều trị bệnh về thần kinh và tim. Ở những nơi khác như Châu Phi, các bộ phận của cây dùng điều trị bệnh gan, cảm lạnh và táo bón.
Dâm bụt giúp cải thiện sự phát triển của tóc
Tóc gãy rụng là một trong những nguyên nhân gây khó chịu và mất tự tin trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày.
Lá dâm bụt giúp mọc tóc và thúc đẩy chúng phát triển khỏe mạnh. Lá giã nát được dùng như xà phòng để làm sạch tóc và giảm ngứa. Hoa sấy khô, xay bột mịn, trộn với ít nước rồi bôi lên da đầu để chữa rụng tóc và bạc tóc. Hiện nay, nghiên cứu cũng đã chứng minh chiết xuất từ lá cây giúp kích thích sự phát triển của nang tóc.
Ngoài ra, cây dâm bụt chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, polyphenol được biết có đặc tính chống viêm.
Tác dụng giảm lượng đường trong máu của dâm bụt
Đường huyết cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến thần kinh, mắt, tim, thận…Một nghiên cứu cho thấy dùng chiết xuất hoa dâm bụt uống trong 21 ngày làm giảm đường huyết từ 41- 46%. Cơ chế liên quan đến acid ferulic. Một trong những polyphenol của hoa giúp kích thích tiết insulin và tăng nhạy cảm của nó với mô ngoại biên. Kết quả của các nghiên cứu giúp mở ra hướng đi mới cho bệnh nhân đái tháo đường trong tương lai.
Dâm bụt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Hệ miễn dịch là hàng rào phòng thủ giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân từ bên ngoài sẽ tấn công cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất hoa dâm bụt giúp các tế bào chống lại viêm nhiễm. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch cơ thể. Vì vậy, để tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, có thể sử dụng trà từ hoa dâm bụt.
Dâm bụt giúp chữa lành vết thương
Vết thương là sự đứt gãy của tế bào và cấu trúc của mô trong cơ thể như: da, màng nhày, các mô nằm sâu trong nội tạng. Điều trị vết thương không thích hợp có thể dẫn đến viêm nhiễm và lâu lành.
Chiết xuất hoa dâm bụt đường uống giúp kích thích tạo mô hạt và lành vết thương nhanh hơn ở chuột được sử dụng.
Dâm bụt bảo vệ chống lại ung thư da
Tia cực tím là một trong những tác nhân hàng đầu làm xuất hiện tổn thương da: sạm, đen, cháy nắng…Chúng khiến da nhạy cảm và nhanh lão hóa.
Việc tiếp xúc với tia cực tím và các hóa chất có hại có thể thúc đẩy ung thư da. Nghiên cứu cho thấy, bôi chiết xuất dâm bụt trước khi tiếp xúc tia UV và hóa chất benzoyl peroxide giúp khôi phục một phần mức độ các enzym bảo vệ ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Theo Y học cổ truyền
Dâm bụt có vị ngọt, hơi đắng, nhớt. Tính bình. Quy vào kinh thận.
Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, lợi tiểu và cố tinh.
11 lợi ích bất ngờ của trà hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt không chỉ tạo vẻ đẹp tự nhiên cho khu vườn nhà bạn mà còn có công dụng chữa bệnh. Bạn có thể pha trà và chiết xuất chất lỏng từ hoa dâm bụt giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy trà dâm bụt có khả năng làm giảm huyết áp mạnh ở những người có nguy cơ cao bị huyết áp và những người bị huyết áp cao nhẹ. Những người tham gia uống trà dâm bụt trong sáu tuần cho thấy huyết áp của họ giảm.
2. Dâm bụt hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trà dâm bụt giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại) và chất béo trung tính, một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim. Uống trà dâm bụt đã được chứng minh là làm tăng cholesterol HDL (tốt), giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính.
Chiết xuất cây dâm bụt đã được phát hiện có tác dụng tích cực đối với trọng lượng cơ thể. Một báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ chiết xuất từ hoa dâm bụt có khả năng điều chỉnh sự trao đổi chất và giảm trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI, chất béo cơ thể và tỷ lệ eo-hông.
4. Dâm bụt tăng cường sức khỏe của gan
Chiết xuất dâm bụt có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện sức khỏe của gan. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tiêu thụ chiết xuất từ hoa dâm bụt đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
5. Dâm bụt điều trị bệnh tiểu đường type 2
Trà dâm bụt có chứa chất phytochemical đã được chứng minh là có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2. Một báo cáo nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 2 uống 150 ml trà dâm bụt ba lần mỗi ngày trong bốn tuần và kết quả là cải thiện tình trạng kháng insulin và một số loại lipoprotein nhất định.
6. Dâm bụt chống nhiễm trùng do vi khuẩn
Vi khuẩn gây ra một số bệnh nhiễm trùng từ nhiễm trùng đường tiết niệu đến viêm phổi. Dịch chiết từ cây dâm bụt có khả năng ức chế mạnh mẽ vi khuẩn E. coli, một loại vi khuẩn gây viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và tiêu chảy.
7. Dâm bụt có thể kiểm soát ung thư
Những polyphenol có trong hoa dâm bụt đã được chứng minh là gây chết tế bào ung thư biểu mô dạ dày ở người. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng axit protocatechuic trong dâm bụt, một hợp chất phenolic chiết xuất từ hoa dâm bụt khô đã được chứng minh là có khả năng gây ra các tế bào bệnh bạch cầu ở người.
Hoa dâm bụt có chứa flavonoid như anthocyanin và quercetin. Nếu bạn bị trầm cảm, bạn có thể cân nhắc uống trà dâm bụt để giảm các triệu chứng trầm cảm. Những flavonoid này có hoạt tính chống trầm cảm nên có thể giúp giảm trầm cảm.
9. Dâm bụt chữa lành vết thương
Uống trà dâm bụt có thể điều trị vết thương và các loại bệnh ngoài da khác. Các nghiên cứu được thực hiện trên chuột, cho thấy chiết xuất từ cây dâm bụt giúp chữa lành vết thương nhanh hơn so với thuốc mỡ bôi ngoài da.
10. Dâm bụt có thể ngăn ngừa sỏi thận
Việc bổ sung nước chiết xuất từ hoa dâm bụt với liều lượng khác nhau có thể làm giảm đáng kể sự hình thành sỏi thận.
Chiết xuất dâm bụt có đặc tính chống lo âu và tác dụng an thần, có nghĩa là khi tiêu thụ nó có thể làm giảm lo lắng và thúc đẩy giấc ngủ sâu. Có thể dùng ở dạng túi trà, trà pha sẵn, cánh hoa rời, bột đóng gói và chiết xuất lỏng.
Bài thuốc từ cây dâm bụt
Hoa dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g.
Đem giã nát các dược liệu, đắp lên chỗ mụn nhọt.
Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lá dâm bụt, lá dành dành, mỗi thứ 1 nắm. Giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp.
Khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ
Hoa dâm bụt phơi khô, mỗi lần dùng một nhúm 15 – 20g, hãm uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá dâm bụt 15g, hoa nhài 12g. Sắc uống vào buổi chiều, dùng trong 7 – 10 ngày.
Hoa dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc dùng lá và hoa một nắm, rửa sạch, giã với một ít muối hạt, đắp lên chỗ nhọt đang sưng mưng mủ sẽ đỡ đau nhức, đỡ sưng nóng và chóng vỡ mủ.
Lá cây dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thứ 30g phơi khô, thái nhỏ, sao qua, ngâm với ít rượu, dùng xoa bóp hằng ngày.
Rễ cây dâm bụt 40g, lá huyết dụ 30g, sắc uống ngày 1 thang. 7 ngày là một liệu trình.
Hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g. Sắc uống ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.
Hái 10 bông hoa dâm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa cà phê đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn.
Hoặc: Hoa dâm bụt 10g, lá mơ lông 8g, trứng gà một quả. Thái nhỏ hoa dâm bụt và lá mơ lông cho vào bát, đập trứng vào hấp cách thủy hoặc hấp cơm cũng được, ăn hết một lần, dùng 3 – 5 ngày có hiệu quả tốt.
Vỏ cây dâm bụt 40 – 50g thái nhỏ, sao vàng, sắc uống liên tục trong 1 tuần, nghỉ 10 ngày, nếu bệnh chưa hết thì lại uống tiếp.
Vỏ rễ cây dâm bụt 30g, lá huyết dụ 25g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày. Uống 3 – 5 ngày kỳ kinh 7 ngày.
Kiêng kị, lưu ý khi sử dụng cây dâm bụt làm thuốc
- Khi dùng các bộ phận của cây dâm bụt làm dược liệu điều trị bệnh nên ngâm và rửa sạch với nước muối pha loãng. Đặc biệt đối với trường hợp đắp ngoài da để ngừa nhiễm trùng.
- Sử dụng dâm bụt ở mức độ vừa phải không ghi nhận độc tính. Tuy nhiên, khi dùng liều cao kéo dài có thể gây độc cho gan, thận. Tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có cách dùng và liều dùng chính xác. Qua đó giúp việc điều trị bệnh trở nên khoa học, chính xác và mang lại hiệu quả cao.
Cây dâm bụt không chỉ là loại cây cảnh đẹp mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để tận dụng hết giá trị dược liệu của cây dâm bụt đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.