Đặc điểm của quả đậu bắp
Đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,… có nguồn gốc từ Tây Phi. Nhờ vào khả năng chịu nóng bức và khô hạn rất tốt nên chủ yếu đậu bắp được trồng ở các vùng ôn đới hay nhiệt đới, được trồng nhiều nhất là ở miền Nam Hoa Kỳ. Đậu bắp cũng được trồng ở nước ta nhưng chủ yếu vẫn là ở các tỉnh miền Nam có khí hậu nóng bức.
Đậu bắp là loại cây ăn quả, có thể trồng thành cây một năm hoặc nhiều năm. Cây đậu bắp thường cao đến 2,5m với lá dài và rộng lớn từ 10cm đến 20cm. Hoa của cây đậu bắp có 5 cánh với màu trắng hoặc vàng, có các đốm đỏ tại phần gốc hoa. Quả đậu bắp dáng dài chứa nhiều hạt bên trong.
Ngày nay, quả đậu bắp ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, thành một món ăn hàng ngày ở nhiều quốc gia. Không chỉ bởi mùi vị độc đáo có chất nhầy kết dính mà còn bởi giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn đặc biệt tốt cho sức khỏe của nó. Vậy những tác dụng của quả đậu bắp mang đến là gì?
Tác dụng của đậu bắp
Đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi,… có lợi cho cơ thể con người cùng với rất nhiều tác dụng như:
Hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong máu
Do trong thành phần của đậu bắp chủ yếu là chất xơ nên nó có khả năng ổn định lượng cholesterol trong máu. Chất xơ trong đậu bắp dễ dàng hòa tan trong nước nên khi đi theo đường ruột có sự kết hợp với cholesterol trong thức ăn khác, sẽ thải ra ngoài cùng các chất cặn bã. Từ đó, nồng độ cholesterol trong máu được giảm xuống, bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh.
Giúp ngăn ngừa chứng táo bón
Đậu bắp giàu chất nhầy nên trong quá trình chuyển hóa những phân tử cholesterol cùng độc chất phát sinh được tống ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết.
Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh được tình trạng táo bón và đầy hơi. Đậu bắp khi vào hệ tiêu hóa sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho những loại vi khuẩn có lợi (probiotics) và nó có thể sánh ngang tầm với sữa chua.
Hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường
Nước ép từ quả đậu bắp tốt cho những người bị đái tháo đường vì chất xơ hòa tan trong đậu bắp giúp giữ ổn định nồng độ glucose trong máu, kiểm soát mức đường huyết nên rất phù hợp với người bị bệnh đái tháo đường.
Giúp ngăn ngừa bệnh thận
Một nghiên cứu cho thấy ăn đậu bắp thường xuyên cũng giúp giải quyết các vấn đề về thận, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường: 50% các vấn đề về thận xảy ra do bệnh đái tháo đường.
Giúp xương chắc khỏe
Nước ép đậu bắp sẽ giúp xương chắc khỏe và ngăn loãng xương. Mật độ xương sẽ tăng lên nếu bạn uống nước ép từ đậu bắp thường xuyên.
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Vũ Thanh Tuấn cho biết, ăn đậu bắp thường xuyên còn giúp phòng chống được tình trạng loãng xương nhờ chất nhầy trong đậu bắp có khả năng bôi trơn các khớp xương. Vitamin K, Vitamin B9 của đậu bắp cũng giúp hạn chế được tình trạng mất canxi, vì thế khi sử dụng đậu bắp sẽ giúp xương chắc khỏe. Hàm lượng magie cao trong đậu bắp cũng giúp cải thiện tình trạng căng cơ bắp chân, bắp tay,…
Dưới đây là cách ngâm đậu bắp đơn giản:
Chọn đậu bắp thế nào ngon nhất?
Đậu bắp ngon sẽ có kích cỡ tương vừa khoảng 10 cm là ngon nhất vì chúng cũng sẽ không quá non hoặc quá già. Đậu bắp tươi là khi chúng còn lớp lông mao mỏng, không bị thâm đen và có màu xanh tươi.
Nên chọn những quả khi bóp vào đậu bắp có cảm giác mềm vừa phải và không bị khô. Đậu bắp già sẽ có dấu hiệu bị dập, héo và không giữ được màu xanh bóng đẹp mà sẽ chuyển sang màu xanh xạm cũng như có nhiều các vết thâm.
Cách ngâm nước đậu bắp
Bước 1: Sơ chế khoảng 4 trái đậu bắp bằng cách rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và đuôi.
Bước 2: Cắt đôi hoặc thái nhỏ đậu bắp cho vào cốc sạch đã chuẩn bị sẵn khoảng 250ml nước sôi để nguội.
Bước 3: Ngâm từ 6 – 8 tiếng để chất nhầy trong đậu bắp được tiết ra, lọc lấy nước và uống hàng ngày. Dấu hiệu để nhận biết nước ngâm đậu bắp có thể dùng được là khi nước có độ đặc quánh lại và hơi nhầy.
Các lưu ý khi sử dụng đậu bắp
- Đậu bắp là loại thực vật có thể ăn toàn bộ, không cần phải gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến.
- Khi chế biến đậu bắp không nên nấu quá chín kĩ tránh để mất các chất nhầy và bảo toàn chất dinh dưỡng có trong chúng.
- Đậu bắp có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như luộc, xào, nướng, chiên,… hay ép thành nước sử dụng trực tiếp.
- Đậu bắp là loại rau chứa tính hàn nên với những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng.
- Các bệnh nhân có bệnh đường ruột hay có hội chứng ruột kích thích cũng không nên sử dụng đậu bắp, bởi hàm lượng fructose cao trong nó có thể dẫn đến đầy hơi hoặc tiêu chảy.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của dominoshop.vip đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của quả đậu bắp cũng như cách sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả.
HẠ AN(Tổng hợp)