Tổng quan về con nhím
- Tên thường gọi: Con Nhím hay con Dím, Hoa Chư, Sao Chư, Loan Chứ. Tên khoa học: Hystrix hodgsoni gray. Họ khoa học: Thuộc học nhím Hystricidae.
- Nhím là loài thú lớn nhất trong bộ Gặm nhấm (iRodentia) vào tuổi trưởng thành (2 đến 2,5 tuổi) nặng tới 14-15kg, lúc mới sinh ra nặng 350-540g, hai tháng tuổi nặng 2,5-3kg, một năm đạt 9-10kg. Nhím đào hang trong đồi để ở. Nhím trưởng thành động dục vào lúc gần một năm tuổi và có thể đẻ lứa con đầu tiên vào lúc 16-20 tháng tuổi. Thời gian chửa dài khoảng 115-120 ngày. Mỗi lứa đẻ một con, đặc biệt có thể đẻ hai con. Thời kỳ đẻ của nhím vào các tháng 8-9 và 3-4 mỗi năm. Hầu hết nhím có màu nâu, xám ít khi trắng.
- Nhím chủ yếu ngủ ngày và sinh hoạt về đêm. Mũi rất thính, dùng để xác định đường đi lối về. Nhím là loài vật nhút nhát và sợ sệt. Chúng luôn đề phòng những tiếng động xung quanh và chỉ chui ra khỏi hang khi thật yên tĩnh. Bản năng tự vệ của nhím là thụ động, không hung dữ như những loài khác.
- Đặc điểm của nhím là có bộ da mọc tua tủa những lông châm cứng, dài nhọn. Người ta thường quan niệm sai lầm là nhím có khả năng bắn lông châm vào kẻ thù. Thực tế là khi gặp nguy hiểm, nhím chỉ dựng lông cứng và giật lùi để xông vào kẻ địch.
Phân bố, săn bắt và chế biến
- Nhím sống hoang ở miền rừng núi nước ta. Nó gây hại phổ biến với một số cây lương thực ở miền núi (sắn, ngô, lạc).
- Thường người ta săn bắt nhím để ăn thịt. Mùa săn bắt gần như quanh năm, ngoài thịt dùng để ăn, người ta thu lấy lớp màng bao phủ dạ dày và gan phơi hay sấy khô để dành làm thuốc. Khi dùng sao cát hay sao với hoạt thạch cho nó phồng lên rồi lấy dạ dày nhím sắc thuốc hoặc tán bột mà uống.
Dạ dày nhím công dụng và liều dùng
Theo y học cổ truyền
Theo tài liệu cổ dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân thì vị ngọt, tính hàn, không độc) dùng chữa vàng da, phù nề. Vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết (mát máu, giải độc, làm hết đau, trĩ lậu ra huyết. Dùng chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu.
- Hiện nay vẫn dùng theo kinh nghiệm cổ với liều 6 đến 16g dưới dạng thuốc bột hay sắc uống.
- Chữa các bệnh về dạ dày rất hiệu quả.
- Điều trị hiệu quả bệnh xơ gan, xơ gan cổ trướng và vàng da.
- Chữa bệnh hắc lào, phù thũng và phân có máu.
- Tác dụng thanh nhiệt, giải độc
- Giúp giảm đau và cầm máu.
- Bao tử nhím dùng để chữa đau dạ dày
Trong dân gian, các bộ phận như lông, thịt, phổi, mật, ruột kết, gan đều được dùng để làm thuốc.
Trong đó, dùng dạ dày nhím chữa bệnh đau dạ dày là một trong những phương pháp được áp dụng từ lâu đời. Theo y học cổ truyền, bộ phận này có vị ngọt, không độc, tính hàn, tác động vào hai kinh lạc và đại tràng.Vì lý do này, nó thường được tìm thấy trong nhiều phương pháp điều trị các bệnh như mộng tinh, trĩ, trĩ, nôn mửa và kiết lỵ. Đặc biệt, thịt nhím cũng có thể dùng để chữa bệnh đau dạ dày.
Theo y học hiện đại
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu hay thí nghiệm nào trong y học hiện đại chứng minh hiệu quả chữa bệnh đau dạ dày của nhím. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm của bộ phận này và kết quả thực tế của nhiều người, bài thuốc này chứng tỏ dạ dày nhím (bao tử nhím) chữa đau dạ dày hiệu quả. Khi áp dụng trong trường hợp tỳ vị hư hàn, dạ dày nhím nên dùng kết hợp với các vị thuốc khác như gừng, nghệ, mật ong.
Tác dụng của lông nhím
Nhím bản chất là động vật sinh sống chủ yếu ở ngoài tự nhiên nhưng hiện nay với nhu cầu không ngừng tăng của con người, nhiều hộ dân đã thuần và nuôi nhím trong gia đình để cung cấp làm thực phẩm và tận dụng các bộ phận của nhím để làm nên các bài thuốc hiệu quả cao trong đó có lông nhím.
Lông nhím được xem là có tác dụng hành khí nên có thể dùng nó để trị tâm khí thống. Tâm khí thống chỉ tình trạng đau vùng tim và thượng vị do “khí trệ” chỉ sự vận hành của khí ở một bộ phận nào đó trên cơ thể bị trì trệ, vận hành không thông. Cách sử dụng: lấy 1-3 lông nhím, đem đốt hoặc rang đến khi cháy thành than nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc rồi tán nhuyễn thành bột sau đó hòa cùng nước sôi để uống.
Bên cạnh đó, lông nhím còn có thể chữa được bệnh sâu răng khá hiệu quả. Bạn lấy lông nhím, đốt lên rồi tán nhuyễn hoặc để nguyên sau đó nhét vào chỗ bị sâu sẽ cảm thấy bớt đau nhức, dần dần thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, lông nhím có đặc tính ấm và cay nên có thể dùng để cầm máu, giải độc và trị bệnh viêm tay giữa cũng rất ổn.
Lông nhím có tác dụng hành khí, giúp vận hành lưu thông khí huyết, chống viêm, chữa co giật. Hơn nữa, lông nhím còn được biết đến khi có thể chữa được bệnh viêm xoang dai dẳng.
Cách làm:
Bước 1: Đem lông nhím rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô.
Bước 2: Tán nhuyễn lông nhím thành bột mịn, cho vào trong hũ sạch.
Bước 3: Lấy một ít hít sâu vào hốc mũi.
Làm liên tục, đều đặn sẽ thấy bệnh tình có chiều hướng thuyên giảm.
Không chỉ mang ích lợi đến với sức khỏe của con người, lông nhím còn được nhiều người sử dụng, biến tấu sáng tạo thành những vật dụng, đồ dùng trang trí hết sức độc đáo, cầu kì, lạ mắt như lồng chim, màn cửa, nhím gỗ trưng bày. Màu sắc lông không phai dần theo thời gian, là yếu tố quan trọng cho những thiết kế sáng tạo, càng sử dụng lông càng bóng, càng đẹp. Góp phần không nhỏ trong việc tăng thêm giá trị cho những sản phẩm mỹ nghệ được làm từ lông nhím.
Bài thuốc từ dạ dày nhím
– Trị chứng đau dạ dày:
Mua một con nhím và mổ bụng. Hãy nhớ rằng nếu bạn sử dụng bao tử nhím làm thuốc thì bạn cần giữ thức ăn bên trong. Sau đó làm khô dạ dày. Ngoài ra, nó có thể được sấy khô và sau đó cắt thành nhiều miếng. Tiếp theo, bạn bóp bụng nhím thành từng miếng nhỏ, ghiền thành bột. Trộn bột bao tử nhím với nước vo gạo, uống khi bụng đói, sau đó ăn. Sử dụng liên tục hàng ngày, khoảng 10-14 ngày.
Sự kết hợp giữa dạ dày nhím và 2 thành phần trên là cách cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau dạ dày, bảo vệ thành dạ dày khỏi sự đe dọa của vi khuẩn, kích thích phục hồi thành trong dạ dày bị viêm. Phương pháp thực hiện điều này cũng rất dễ dàng và nhanh chóng:
Trộn bột nhím với nghệ, mật ong. Uống hàng ngày để giảm các triệu chứng và kích thích tiêu hóa tốt hơn. Phương pháp này có thêm thành phần mật ong và nghệ giúp kháng viêm, trung hòa axit trong dạ dày hiệu quả. Quá trình này sẽ mất khoảng 14-20 ngày, vì đây là khoảng thời gian hợp lý để vết thương dạ dày dần lành lại.
Bao tử nhím ngâm rượu có tác dụng gì? trong dân gian, ngâm rượu bao tử nhím có thể chữa đau bao tử. Sử dụng liều vừa phải vì cồn trong rượu khi uống nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bao tử.
Làm sạch dạ dày nhím rồi ngâm rượu khoảng 2-5 tháng. Uống rượu càng lâu thì càng có hiệu quả với bệnh dạ dày. Nên ngâm rượu trắng với nồng độ từ 45 độ trở xuống. Không sử dụng rượu Tây hoặc rượu ngâm các vị thuốc khác vì chúng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
Một ngày có thể uống một hoặc hai ly rượu ngâm sau bữa ăn. Tiếp tục sử dụng trong khoảng 30 ngày có thể giảm đáng kể ảnh hưởng của bệnh.
Dạ dày nhím kết hợp với hoa hoè
Theo đông y, hoa hoè là vị thuốc có vị đắng nhẹ và mùi hương đặc trưng rất hữu ích trong việc thanh nhiệt, cầm máu, làm bền thành mạch, hạ huyết áp và đặc biệt là chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Theo y học hiện đại, nó là một loại cây có chứa nhiều hợp chất phytonnutrient hoạt tính và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra còn có troxerutin, oxymethrin và flavonoid. Chúng hoạt động như chất chống oxy hóa và hỗ trợ hệ tuần hoàn.
Sự kết hợp giữa hoa hoè và bao tử nhím mang lại công dụng chữa đau bụng rất hiệu quả.
- Chuẩn bị dạ dày nhím với 100g hoa hòe,
- Rửa sạch bụng nhím bằng nước muối hoặc dùng muối xát bên ngoài để loại bỏ tạp chất.
- Cắt bao tử thành từng miếng nhỏ, cho vào chảo đảo đều cho đến khi bao tử săn lại, tán thành bột mịn.
- Hoa rửa sạch, để ráo, cho vào nồi 300 ml nước đun sôi.
Mỗi lần, người bệnh uống khoảng 10g dạ dày nhím pha với 100ml nước hoa hoè. Cứ tiếp tục phương pháp này trong khoảng 2 tuần và thực hiện 2-3 lần / ngày khi bụng đói, bạn sẽ thấy cơn đau biến mất ngay lập tức.
– Trị lòi dom máu:
Dạ dày nhím sao phồng, tán bột sưng tấy. Hoa hòe 10g sắc lấy nước để chiêu với dạ dày nhím đã tán mỗi ngày 3 lần (chia từ 3 – 6g làm ba phần mà uống).
Người bị bệnh này khi điều trị cần kiêng những thứ cay, nóng, rượu, không dùng chè đặc, cà phê, thuốc lá…
Cần ăn những thứ nhuận tràng như chuối tiêu, đu đủ, rau lang, rau đay, rau mồng tơi…
– Trị ngộ độc:
Dạ dày nhím 1 cái khô, tán bột. Gạo nếp cẩm 100g rang vàng tán bột, sau trộn đều hai thứ bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
– Chữa thủy thũng, hoàng thổ (cả khi có cổ tàn):
Đốt tồn tính dạ dày nhím, tán bột, mỗi lần uống 8g hòa với rượu mà uống.
Đối tượng sử dụng dạ dày nhím
- Bệnh nhân dạ dày
- Bệnh nhân xơ gan, cổ trướng và vàng da.
- Người bị viêm loét dạ dày, phù nề, phân có máu.
- Những người uống rượu thường xuyên
- Người bình thường nên dùng để giải nhiệt trong người.